8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Thiết kế thực nghiệm
QÚA TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC
(Lớp 12, tiết 43,44)
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Nắm đƣợc khái niệm quá trình văn học và có ý niệm về các trào lƣu văn học tiêu biểu.
- Hiểu đƣợc khái niệm phong cách văn học và nhận diện đƣợc những biểu hiện của nó.
- Biết vận dụng những tri thức về phong cách văn học vào đọc hiểu tác phẩm văn học trong chƣơng trình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
B. Phƣơng tiện dạy học
1. Một số phƣơng tiện dạy học sau:
- SGK, SGV lớp 12 chƣơng trình cơ bản - Thiết kế bài dạy học.
2. Sử dụng một số tài liệu sau:
- Lại Nguyên Ân: 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
- Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên): Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 1997.
C. Hƣớng dẫn HS tự học trƣớc giờ học bài LLVH
- Đọc kĩ văn bản trong SGK, gạch chân những từ khó, những chỗ còn vƣớng mắc cần đƣợc GV giải thích thêm.
- Đọc các tài liệu tham khảo trên để gọi tên chuẩn xác các khái niệm Quá trình văn học, Trào lƣu văn học, Phong cách văn học.
- Soạn bài, ngoài trả lời câu hỏi ở phần Hƣớng dẫn học bài trong SGK, các em cần làm rõ các câu hỏi theo định hƣớng của GV nhƣ sau:
+ So sánh làm rõ khái niệm lịch sử văn học với quá trình văn học (bổ sung). Sơ đồ hoá các thành tố của quá trình văn học?
+ Nêu phong cách nghệ thuật của Nam Cao, Hồ Chí Minh, Tố Hữu? - Có phải tất cả các nhà văn đều có phong cách? Hay phong cách chỉ có ở những nhà văn lớn? Cho ví dụ minh hoạ?
D. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ
Kiểm tra kết quả chuẩn bị bài cũ của HS, nhất là những nội dung theo định hƣớng của GV.
2. Lời dẫn vào bài mới
LLVH là bộ môn khoa học đi khái quát về bản chất, đặc trƣng, quy luật của các hiện tƣợng văn học. Sự vận động của văn học trong tổng thể bao gồm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những thành tố nào? Phong cách văn học ( hay phong cách nghệ thuật) là gì? Những dấu hiệu nào giúp ta nhận diện đƣợc đó là nhà văn lớn, nhà văn có phong cách?...Đó là những nội dung cơ bản của bài học này.
I. Quá trình văn học
1. Khái niệm quá trình văn học
GV đặt câu hỏi: Kể tên những bài khái quát văn học Việt Nam mà em đã được học trong chương trình THPT? Theo lịch sử hình thành phát triển, văn học Việt Nam được chia thành mấy thời kì? Văn học trung đại Việt nam được chia làm mấy giai đoạn?
HS dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi:
- Trong chƣơng trình Ngữ văn THPT đã học các bài khái quát về văn học Việt Nam là: Tổng quan về văn học Việt Nam, Khái quát văn học dân gian Việt Nam, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Theo lịch sử hình thành và phát triển, văn học Việt Nam chia thành ba thời kì lớn là:
+ Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Còn đƣợc gọi là văn học trung đại).
+ Văn học từ đầu thế kỉ thứ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. + Văn học từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. - Văn học trung đại Việt Nam đƣợc chia làm các giai đoạn:
+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV. + Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.
+ Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. + Nửa cuối thế kỉ XIX.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lịch sử văn học. Có ý kiến cho rằng khái niệm lịch sử văn học và quá trình văn học thực chất là một, em có đồng tình với ý kiến trên không? Tại sao? Sơ đồ hóa quá trình văn học theo cách hiểu của bản thân?
- Quá trình văn học là khái niệm chỉ nội hàm rộng hơn khái niệm lịch sử văn học. Lịch sử văn học đi nghiên cứu quá khứ vận động của văn học nhƣ phân kì văn học, thời kì văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm, các dòng, các xu hƣớng tiêu biểu. Quá trình văn học nghiên cứu sự vận động của văn học trong tổng thể, quá khứ, hiện tại, tương lại với sự hình thành, tồi tại, thay đổi và phát triển. Bên cạnh các yếu tố trên, quá trình văn học còn đề cập đến các yếu tố khác nhƣ ngƣời đọc và sự tiếp nhận văn học, các hội đoàn sáng tác, các hoạt động nghiên cứu phê bình, dịch thuật, xuất bản, phát hành, các hình thức tồn tại của văn học, ảnh hƣởng qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật, các hình thái ý thức xã hội khác. Nhƣ vậy, quá trình văn học là khái niệm rộng hơn, bao quát hơn so với khái niệm lịch sử văn học.
- Sơ đồ hóa quá trình văn học nhƣ sau:
Tất cả các hình thức tồn tại của văn học: truyền miệng, chép tay, in ấn… Các thành tố của đời sống văn học: tác giả, ngƣời đọc… Các hình thức tổ chức văn học: hội, đoàn… Tất cả các tác phẩm văn học với chất lƣợng khác nhau… Các hoạt động văn học: sáng tác, phê bình, nghiên cứu…. Ảnh hƣởng qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác… Quá trình văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
GV đặt câu hỏi: Sự vận động của văn học tuân theo các quy luật nào? Cho ví dụ minh họa?
HS trả lời:
- Quy luật văn học gắn bó với đời sống: Văn học có quan hệ mật thiết với lịch sử xã hội, văn hóa dân tộc. Chính bản chất đời sống xã hội trong từng thời kì sẽ quy định nội dung, tính chất của văn học, những biến đổi của lịch sử xã hội sẽ tạo nên những chuyển biến của văn học. Yêu nƣớc trong văn học thời kì trung đại Việt Nam là gắn liền với lí tƣởng trung quân. Sinh thời Nguyễn Trãi luôn với tấc lòng vì dân, vì nƣớc nhất là trung với vua “Quân thân chưa báo lòng canh cánh/Tình phụ cơm trời áo cha”. Nhƣng giai đoạn 1945 - 1975, yêu nƣớc lại gắn liền với lí tƣởng cách mạng, với Đảng, với chủ nghĩa xa hội “Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ/ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều/ Phần cho thơ và phần để em yêu…” của Tố Hữu.
- Quy luật kế thừa và cách tân: Kế thừa là cơ sở tồn tại của văn học, cách tân làm cho văn học vận động và phát triển. Phong trào thơ mới (1930 - 1945) kế thừa nhiều yếu tố của thơ ca truyền thống (cảm xúc, hình ảnh, thể thơ…) và cách tân tạo ra nhiều yếu tố mới mẻ ( ý thức về cái tôi, thơ tự do…). Ví dụ Tống Biệt hành của Thâm Tâm, Việt Bắc của Tố Hữu, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lƣu Quang Vũ…
- Quy luật bảo lƣu và tiếp biến: Văn học của một dân tộc sẽ không thể phát triển nếu thiếu giao lƣu với văn học của các nƣớc khác trên thế giới. Tuy nhiên trong quá trình phát triển phải biết bảo lƣu những yếu tố tốt đẹp của văn học dân tộc và cải biến, tiếp thu những tinh hoa của văn học thế giới. Ví dụ thơ Đƣờng luật, thơ lục bát, thơ thất ngôn… ở Việt Nam.
2. Trào lƣu văn học
GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu tên tác giả, tác phẩm thuộc văn học hiện thực phê phán (1930 - 1945) mà em đã được học?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phán có thể kể đến là Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cao, Số đỏ (trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia) của Vũ Trọng Phụng…
GV phân tích dẫn chứng để đi hình thành khái niệm trào lƣu văn học cho HS:
Đồng hào có ma là bức tranh rất sống động về bộ mặt xấu xa, tàn nhẫn của giai cấp thống trị trong xã hội thực dân phong kiến. Ở cửa quan ngƣời ta ăn hối lộ đã trở thành lệ, việc ăn hối lộ không chỉ quan huyện mà cả những kẻ chức việc nhƣ kẻ lĩnh lệ. Trong tác phẩm, nhân vật tiêu biểu nhất là huyện Hinh. Đời làm quan của ông huyện Hinh chỉ biết có hai việc “đánh bạc và chơi gái”. Hình ảnh nực cƣời nhất có lẽ là hành động thản nhiên nhƣ không “cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi” của huyện Hinh. Nếu đó là đồng hào đó của kẻ giàu sang bất lƣơng đã đành đằng này lại là của một con mẹ nuôi nghèo khó, tội nghiệp đang trong tình cảnh éo le - mất của. Với hành động này đủ là một minh chứng khẳng định việc “ăn bẩn” đã trở thành thói quen của huyện Hinh. Tắt đèn lại là một minh chứng về cuộc sống khốn cùng của ngƣời nông dân trƣớc cách mạng. Chị Dậu vì sƣu thuế phải bán khoai, bán chó, bán con, bán sữa nhƣng vẫn chƣa đủ tiền sƣu, gia đình vẫn không khỏi rơi xuống bờ vực thẳm. Cuộc sống lầm than của chị Dậu vẫn mãi mịt mù, không lối thoát khi cuối tác phẩm, nhà văn dùng một câu kết mang nhiều ý nghĩa này “chị vội choàng dậy, mở cửa chạy té ra sân. Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị.”. Nếu chị Dậu khổ nhƣng vẫn đƣợc làm ngƣời theo đúng nghĩa còn Chí Phèo, hắn khổ không chỉ vì không cha, không mẹ, không mảnh đất “cắm dùi” mà còn bởi hắn bị tƣớc mất quyền làm ngƣời. Cũng có lúc hắn muốn làm hòa với mọi ngƣời, khát khao lƣơng thiện nhƣng tuyệt vọng bởi hắn vẫn còn tồn tại trong cái xã hội phi nhân đạo đó. Câu nói “Ai cho tao lương thiện” đã diễn tả nỗi tuyệt vọng không lối thoát của Chí Phèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu trên thuộc trào lƣu văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
GV đặt câu hỏi: Em hiểu trào lưu văn học là gì? Nêu đặc trưng cơ bản các trào lưu văn học lớn trên thế giới ?
HS dựa vào SGK trả lời:
- Trào lƣu văn học là một hiện tƣợng có tính chất lịch sử “là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn, có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc của một thời đại. Một trào lưu văn học có thể có nhiều khuynh hướng hoặc trường phái văn học” [35,tr.179].
- Đặc trƣng của các trào lƣu văn học:
+ Văn học thời Phục hƣng ở châu Âu thế kỉ XV, XVI đề cao con ngƣời, giải phóng cá tính, chống lại tƣ tƣởng hà khắc thời trung cổ.
+ Chủ nghĩa cổ điển ở Pháp thế kỉ XVII coi văn học cổ đại là hình mẫu lí tƣởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo quy phạm chặt chẽ.
+ Chủ nghĩa lãng mạn hình thành ở Tâu Âu đi đề cao nguyên tắc chủ quan, thƣờng lấy đề tài trong thế giới tƣởng tƣợng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tƣợng nghệ thuật sao cho phù hợp với lí tƣởng và ƣớc mơ của nhà văn.
+ Chủ nghĩa hiện thức phê phán thế kỉ XIX thiên về nguyên tắc khách quan.
+ Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kỉ XX miêu tả cuộc sống trong quá trình cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.
Ở đây, HS có thể liệt kê nhanh đặc trƣng cơ bản các trào lƣu văn học trên. GV lấy và phân tích nhanh ví dụ, chú ý làm rõ các trào lƣu lãng mạn, hiện thực phê phán và hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
II. Phong cách văn học
1. Khái niệm phong cách văn học
GV Phát phiếu học tập, chia lớp thành sáu nhóm, hai nhóm thảo luận hoàn thành một câu hỏi. Em hãy nêu những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nam Cao? Em hãy nêu những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Em hãy nêu những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tố Hữu?
Sau đó cử đại diện phát biểu. Nhóm còn lại bổ sung (nếu nhóm kia nêu chƣa đủ).
HS thảo luận và cử đại diện phát biểu nêu đƣợc các vấn đề cơ bản sau; - Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
+ Thƣờng viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thƣờng của đời sống hàng ngày nhƣng lại đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao, những triết lí rất sâu sắc về cuộc sống, con ngƣời và nghệ thuật.
+ Nam cao là nhà văn luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”, cây bút bậc thầy phân tích tâm lí nhân vật.
+ Ông thƣờng sử dụng biện pháp độc thoại và đối thoại trong các sáng tác. + Nam Cao là cây bút đa giọng điệu, khi thì buồn thƣơng, chua chát khi thì lạnh lùng mà đầy thƣơng cảm, đằm thắm yêu thƣơng…
- Đặc điểm phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: độc đáo, đa dạng +Văn chính luận của Ngƣời ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy tính thuyết phục, giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận giàu tình cảm, hình ảnh. Giọng điệu đa dạng…
+ Truyện và kí của Ngƣời rất hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
+ Thơ tuyên truyền cách mạng thƣờng viết bằng hình thức giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, giàu màu sắc dân gian hiện đại. Thơ viết với cảm hứng thẩm mỹ đƣợc Ngƣời viết trong sự hòa hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đai, giữa chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đặc điểm phong cách nghệ thuật Tố Hữu:
+ Nội dung, thơ Tố Hữu mang tính trữ tình chính trị rất sâu sắc.
+ Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà. GV dẫn dắt: phong cách nghệ thuật của Nam Cao, Hồ Chính Minh, Tố Hữu có những đặc điểm nhƣ trên. Vậy theo em hiểu thế nào là phong cách văn học (phong cách nghệ thuật)?
HS căn cứ vào các ví dụ và SGK nêu ra khái niệm phong cách văn học: Phong cách văn học (hay phong cách nghệ thuật) “là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể”.
GV cung cấp thêm cho HS về nguồn gốc của khái niệm phong cách: Khái niệm này bắt nguồn từ xa xƣa, ngƣời Hi Lạp dùng từ tyslos để chỉ cái que có đầu nhọn và đầu tù. Ngƣời La Mã cũng dùng từ stylus để chỉ cái que, nhƣng đầu nhọn dùng để viết còn đầu kia dùng để xoá. Ngƣời Pháp dùng từ
style mang nghĩa là nét chữ, nét bút, sau dần có nghĩa là bút pháp, cách viết với những đặc điểm riêng về ngôn ngữ và phong cách.
GV đặt câu hỏi: phong cách nghệ thuật xuất phát từ đâu? Có phải tất cả các nhà văn đều có phong cách hay chỉ xuất hiện ở một số nghệ sĩ, ý nghĩa