3. Yêu cầu
1.6.5. Chính sách thuế bất động sản
1.6.5.1. Thuế nhà đất
Nhà nước có chính sách thu thuế nhà đất quy định tại Pháp lệnh thuế nhà đất được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 31 tháng 7 năm 1992 và sửa đổi bổ sung năm 1994, Nghị định số 94-CP ngày 25 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế nhà đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà đất, như sau:
- Các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình là đối tượng nộp thuế đất; nhà và đất ở, đất xây dựng công trình là đối tượng chịu thuế, nhưng tạm thời chưa thu thuế nhà. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình là đối tượng nộp thuế đất.
- Căn cứ tính thuế đất là diện tích đất, hạng đất; diện tích đất để tính thuế đất ở, đất xây dựng công trình bao gồm: diện tích mặt đất xây nhà ở, công trình và các diện tích khác trong khuôn viên đất ở; đất xây dựng công trình bao gồm cả diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, quanh công trình kiến trúc, diện tích trồng cây, diện tích ao hồ và các diện tích để trống trong khuôn viên đất sử dụng.
- Mức thuế tính trên một đơn vị diện tích và được quy định cho một đơn vị diện tích tại từng vị trí, từng loại đường phố của từng loại đô thị trong khoảng từ 3 đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng.
Kết quả quản lý đối tượng nộp thuế, diện tích đất chịu thuế và số thuế nhà đất thu từ năm 2007 đến năm 2009 cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Kết quả thu thuế nhà đất
TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Số đối tượng nộp thuế 12.454.756 12.920.249 12.944.068 2 Diện tích thu thuế (ha) 421.754 446.370 449.341 3 Số thuế đã thu (triệu đồng) 515.000 592.000 644.000
(Nguồn: Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính)
1.6.5.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản
Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và quy định tại Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003, Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 09 năm 2008 của Chính phủ. Đây là chính sách thuế điều tiết thu nhập của tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập của các hộ gia đình, cá nhân; trong đó bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng đất, bất động sản gắn liền với đất.
- Đối tượng áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập từ mua bán, chuyển nhượng bất động sản. Đối tượng áp dụng thuế thu nhập cá nhân là hộ gia đình, cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ mua bán, chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập tính thuế chuyển nhượng bất động sản trong thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân là tổng giá trị thu nhập được từ mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, kinh doanh bất động sản sau khi đã trừ các khoản chi phí thực tế liên quan và giá trị tăng thêm phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông mua bán, chuyển nhượng bất động sản.
- Mức thu thuế thu nhập và thuế thu nhập khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, kinh doanh bất động sản được tính bằng thu nhập (phần lợi nhuận) của nghiệp doanh tính thuế nhân với mức thuế suất là 25%, thu nhập (phần lợi nhuận) của cá nhân tính thuế nhân với mức thuế suất là 20% hoặc 2% trên giá trị chuyển nhượng; đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được áp dụng mức thuế suất 10%; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm.
Những cá nhân được miễn giảm nếu thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau; từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất; từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau và từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
1.7. Cơ Sở pháp lý
- Luật đất đai 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai.
- Thông tư số 30/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/11/2004 của bộ Tài nguyên môi trường về việc hướng dẫn lập điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
+ Nghị định 87/NĐ-CP ngày 17/08/1994 quy định khung giá các loại đất. Trong đó có quy định khung giá cho 5 loại đô thị.
+ Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 13/12/2004 về thu tiền sử dụng đất
+ Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính Phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004.
+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Nghị định 123/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/204/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ.
- Căn cứ Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài Chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
- Căn cứ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Quyết định số 2630/1999/QĐ-UB ngày 10/09/1999 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định giá các loại đất ở địa phương11.
+ Quyết định số 55/2005/QĐ-UBND ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên, về việc Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006.
+ Quyết định số 2958/2006/QĐ-UBND ngày 27/12/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên, về việc Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2007.
+ Quyết định số 3033/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên, về việc Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008.
+ Quyết định số 72/2008/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2009.
+ Quyết định số /2009/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2010.
+ Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2011.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các nguồn lực thu được từ tài chính về đất đai trong nền kinh tế thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2007-2011.
2.2. Địa điểm tiến hành
Phòng Tài nguyên & Môi trường - UBND TP Thái Nguyên.
2.3. Nôi dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thành phố Thái Nguyên
2.3.2. Tìm hiểu thực trạng nguồn thu được từ tài chính đất đai ở thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2007-2011. Nguyên trong giai đoạn 2007-2011.
- Tiền sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất , CMĐ từ đất nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp do nhà nước cho thuê đất - Thuế sử dụng đất
- Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất
- Tiền thu được từ việc sử phạt vi phạm hành chính về đất đai
- Tiền bồi thường khi nhà nước gây thiệt hại trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai
- Phí và lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai (phí góp vốn bằng quyền sử dụng dụng đất, phí thẩm định hồ sơ, phí cấp giấy chứng nhận QSD đất, phí đăng ký biến động đất đa, đo đạc đất đai....)
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành đề tài, nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng kết hợp nhằm đạt được mục đích và yêu cầu của đề tài đề ra. Các phương pháp chủ yếu bao gồm:
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Thu thập số liệu tại Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố, qua mạng Internet, qua sách báo… Dùng để thu thập các thông tin liên quan đến đặc điểm tự
nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất và các tài liệu liên quan đến các nguồn thu tài chính đất đai ở thành phố Thái Nguyên.
2.4.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Tổng hợp sắp xếp các số liệu theo thời gian từng năm của giai đoạn điều tra.
- Phương pháp xử lý số liệu: Từ những số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel.
- Phương pháp so sánh: So sánh các nguồn thu từ các năm,
- Phương pháp phân tích: Phân tích các nguồn thu tài chính từ đất đai trong các năm thông qua bảng số liệu.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thành phố Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính phường (xã). Trong đó có 18 phường và 10 xã. Nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích 18630.56 ha, dân số gần 28 vạn người được tiếp giáp với các thành phố trong tỉnh theo các hướng sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương. - Phía Đông giáp Thị xã Sông Công.
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ. - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên.
(Nguồn: Webside của thành phố Thái Nguyên)
Thành phố có vị trí thuận lợi, hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi và nhất là Thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn ... (BCD TĐT Dân số và nhà ở, 2009),[9]
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP (theo giá 1994) đạt 3.109,8 tỷ đồng, tăng 12,37% so với năm 2011. Trong đó: Công nghiệp - xây dựng đạt 1.676 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2011, dịch vụ đạt 1.304,8 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2008, nông nghiệp đạt 128,4 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ 2008.
Cơ cấu kinh tế GDP giá thực tế: Đạt 7.018, 4 tỷ đồng trong đó: Ngành Công nghiệp - xây dựng đạt 3.353,2 tỷ đồng, chiếm 47,77%; Ngành Dịch vụ đạt 3.290,6 tỷ đồng, chiếm 46,9%; Ngành Nông nghiệp đạt 374,6 tỷ đồng chiếm 5,33%.
- Giá trị Sản xuất CN-TTCN địa phương đạt 2.372 tỷ đồng, bằng 95% so với kế hoạch, tăng 1,1 % so với cùng so với cùng kỳ năm 2008. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 6.579 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2008.
- Thu ngân sách đạt 332 tỷ đồng = 132,8% kế hoạch tỉnh giao, 117,5% kế hoạch thành phố, tăng 14,1 % so với năm 2008.
- Chi ngân sách cả năm thực hiện chi 478,4 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch.
- Sản lượng lương thực có hạt đạt 29.970 tấn = 101,6% KH thành phố; trồng mới và phục hồi chè 80 ha = 100% KH TP; Số lượng đàn trâu 6.532 con = 87,1% KH TP, số lượng đàn bò 3.439 con = 76,4% KH TP, số lượng đàn lợn 59.485 con = 108,1% KH TP; Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 53,2 triệu đồng = 98,5% kế hoạch, giá trị sản phẩm trên 1 ha chè và cây ăn quả đạt 68,3 triệu đồng = 113,8% kế hoạch.
- GDP bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/năm = 121,9% kế hoạch (tăng 4,6 triệu đồng so với năm 2008).
- Giải quyết việc làm cho 5.500 lao động mới = 100 % kế hoạch. - Tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,9 %, = 131% kế hoạch.
- Giảm tỷ suất sinh thô 0,46% = 306% kế hoạch. - Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân (235 thanh niên). (Phòng thống kê - UBND Thành phố Thái Nguyên, 2011),[11]
- Về giáo dục: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án Phát triển Giáo dục thành phố giai đoạn 2007 - 2011. Đến nay trên địa bàn đã có 44/102 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 07 trường mầm non, 26 trường tiểu học (02 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II), 11 trường THCS. Chỉ đạo thực hiện tốt chủ đề năm học và các cuộc vận động của ngành giáo dục; Tiếp tục thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012. Triển khai thi công 40 công trình, hoàn thành 30 công trình đưa vào sử dụng.
- Về Y tế: Duy trì và hoàn thiện công tác khám chữa bệnh, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm cho người dân tại các tuyến từ Thành phố đến phường, xã toàn trên địa bàn. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế; Hiện nay thành phố có 10/28 xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã; 09 xã, phường đang xây dựng và hoàn thiện cơ