Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 2003

Một phần của tài liệu Đánh giá nguồn lực thu được từ tài chính đất đai trong nền kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 34 - 35)

3. Yêu cầu

1.5.1. Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 2003

Trước Luật Đất đai năm 1993, phương diện tài chính của đất đai hầu như không được thừa nhận do nhận thức không đầy đủ về KTTT và những nguồn lực tài chính được hình thành trong nền KTTT. Vì vậy, Nhà nước chỉ tập trung vào việc làm thế nào để xác lập sở hữu toàn dân đối với đất đai, cho nên chỉ xác định định mức sử dụng đất, đất đai không được tham gia vào quá trình lưu thông,... Các chính sách đối với đất đai như Quyết định 201/CP tháng 7/1980 của Chính phủ, Luật Đất đai năm 1987, Nghị định số 30/CP năm 1988 thể hiện rõ mục tiêu quản lý này. Mặc dù vậy theo nhu cầu của thị trường và quy luật vốn có của quá trình hình thành và phát triển của thị trường, hành vi mua bán đất đai, BĐS ngầm vẫn xuất hiện và Nhà nước gần như không quản lý và không khai thác được nguồn lực tài chính từ đất đai.

Ngày 14 tháng 7 năm 1993, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua Luật Đất đai và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993; tiếp đó ngày 02/12/1998 và ngày 01/10/2001 Luật Đất đai đã được sửa đổi, bổ sung; những nội dung chủ yếu của Luật Đất đai năm 1993 là cơ sở để hình thành các chính sách nhằm khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai là:

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước sử dụng ổn định lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất, cụ thể như sau:

+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với: các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông, lõm, ngư, diêm nghiệp; tổ chức sử dụng đất để trồng

và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị... sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, mục đích an ninh, quốc phòng, xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực sự nghiệp về kinh tế, văn hóa, xã hội...; tổ chức sử dụng đất vào mục đích công cộng để xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè,...

+ Giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với: hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để làm nhà ở; tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê QSDĐ gắn liền với kết cấu hạ tầng đó và giao đất có thu tiền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Cho thuê đất đối với: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh; hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc quỹ đất công ích của xã và hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (đối với doanh nghiệp nhà nước, đối với người được giao đất có thu tiền sử dụng đất, người thuê đất mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê đất hoặc đã trả tiền thuê đất cho thời gian còn lại ít nhất là 5 năm). Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định khung giỏ cỏc loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất. UBND cấp tỉnh quy định giá các loại đất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để tính thuế chuyển QSDĐ; thu tiền khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ; tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.

Căn cứ vào những nội dung cơ bản mang tính chỉ đạo trên đây của Luật, các chính sách liên quan đến việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai đã được hình thành và áp dụng vào cuộc sống từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2004; một số chính sách cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá nguồn lực thu được từ tài chính đất đai trong nền kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)