3. Yêu cầu
1.5.5. Chính sách về đền bù, hỗ trợ và tái định cư
Chính sách đền bù, hỗ trợ và tái định cư có ý nghĩa quan trọng đối với khai khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trong giai đoạn hiện nay. Vì hầu hết diện tích đất đều đang thuộc quyền sử dụng của các tổ chức hoặc cá nhân, nên khi Nhà nước muốn thực hiện các dự án có sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất,... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì trước hết phải thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Công tác này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần của người bị thu hồi đất; do vậy, sau khi có Luật Đất đai năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 quy định việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trong giai đoạn từ 1994 đến 1998. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, Nghị định này đã bộc lộ những tồn tại nhất định như chưa bao quát, điều chỉnh đầy đủ phạm vi thu hồi đất; chính sách đền bù thiệt hại về đất đai, tài sản, cơ chế hỗ trợ cho người bị thu hồi đất,... chưa đáp ứng được yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Do vậy, ngày 24/4/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định số 90/CP; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998; Đến nay có Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ thì những nội dung cơ bản của các chính sách này là: người bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng cho mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, lợi ích phát triển kinh tế sẽ được Nhà nước đền bù thiệt hại về đất, về tài sản phù hợp với mức thiệt hại thực tế để đảm bảo có đủ khả năng tái tạo lại quỹ đất, tài sản tương đương với giá trị quỹ đất bị thu hồi, giá trị tài sản bị phá dỡ; được bố trí tái định cư, hưởng các chính sách hỗ trợ. Nếu phải di chuyển thì chỗ ở mới phải có điều kiện tương đương hoặc tốt hơn chỗ ở cũ.