Hoạt động tiếp theo (5’) a Củng cố:

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 30 - 33)

- Hai vấn đề quan trọng nhất trong các vấn đề môi trường sinh thái nước ta là gì?. - Hãy nêu tóm tắt biểu hiện các thiên tai và biện pháp phòng chống các thiên tai. - Chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là gì?.

b. Dặn dò: Làm bài tập 1,4 trang 65.

Tiết 15. Ngày soạn: Ngày dạy:

Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA

I. Mục tiêu

Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Chứng minh, giải thích được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta. - Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số không trẻ và phân bố không hợp lí, đồng thời biết được Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.

2. Kỹ năng

- Phân tích được các sơ đồ, bản đồ và bảng số liệu thông kê trong bài học.

- Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong các sơ đồ và bản đồ dân cư, hoặc Atlat địa lí Việt Nam.

II. Chuẩn bị hoạt động

- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ Dân cư Việt Nam. - Các bảng số liệu cần thiết để bổ sung cho bài học. - Atlat địa lí Việt Nam.

III. Tiến trình hoạt động1. Kiểm tra bài cũ (5’) 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Những vấn đề nổi bật về môi trường nước ta là gì?. Biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề trên.

- Trình bày hậu quả của bão, biểu hiện, hậu quả và biện pháp phòng chống bão ở nước ta.

2. Vào bài mới

3. Tiến trình hoạt động bài mới

Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động

* Hoạt động 1

- GV tiến hành hoạt động đàm thoại với HS, cho các em nêu, chứng minh nước ta là nước đông dân, có nhều thành phần dân tộc.

- HS: Đọc sách giáo khoa, tóm tắt và trình bày….

- GV: Nước ta là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc sẽ tạo thuận lợi, khó khăn gì cho quá trình phát triển kt – xh đất nước?.

- HS: Phát hiện, trả lời….

- GV: Vì sao đông dân đối với nước ta là trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội?. Ví dụ:…

- Sauk hi HS đã trình bày, giải quyết các câu hỏi, GV sẽ khái quát, nhấn mạnh trọng tâm kiến thức và lí giải thêm. HS tự điều chỉnh….

* Hoạt động 2

- GV: Cho HS thảo luận theo nhóm lớn.

- Nhóm 1, 2, 3 căn cứ vào biểu đồ gia tăng dân số, hình 16.1 và bảng số liệu để minh chứng dân số nước ta tăng nhanh và có cơ cấu dân số trẻ. - Phân tích dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ sẽ tạo nên những thuân lợi, khó khăn gì cho quá trình phát triển. - HS: Phân tích các số liệu trong biểu đồ, bảng số liệu, chú ý các diễn biến, ghi chép ra thông tin cơ bản nhất, điển hình nhất nhằm làm nổi bật về gia tăng dân số nhanh và cơ cấu trẻ. - HS: Thảo luận, nêu ra những thuận lợi và khó khăn.

- HS: Trình bày…

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

- Nước ta là nước đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới

- Dân số đông là nguồn lực để phát triển kinh tế nhưng đối với nước ta thì đây là trở ngại cho quá trình phát triển.

- Nước ta là nước có nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc) trong đó người Việt chiếm phần lớn với 86,2 % dân số nước ta.

- Nước ta có 3,2 triệu kiều bào, đã và đang có những đóng góp cho quá trình phát triển đất nước.

- Các dân tộc nước ta đã đoàn kết, phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp trong bảo vệ, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, giữa các dân tộc vẫn còn sự chênh lệch về mức sống, thu nhập và trình độ văn hóa, dân trí.

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

* Dân số nước ta tăng nhanh, nhất là những năm nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số, nhất là các thới kì 1954 – 1960, 1939 – 1943, 1970 – 1976...Hiện nay gia tăng dân số nước ta có chiều hướng giảm nhưng còn chậm, mỗi năm vẫn tăng thêm 1 triệu người.

- Hậu quả: Gây sức ép cho môi trường, tài nguyên, giáo dục, y tế, cản trở phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Cơ cấu dân số nước ta vào loại trẻ (số trẻ em vẫn còn cao, người già vẫn còn ít) và đang có chuyển biến mạnh mẽ.

Từ năm 1999 – 2005, cơ cấu dân số nước ta giảm về tỉ lệ người dưới tuổi lao động và tăng số người trong tuổi lao động và trên lao động

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí

a. Giữa miền núi và đồng bằng

- Phân bố dân cư giữa đồng bằng và miền núi nước ta có sự phân hóa, chênh lệch rõ rệt.75% dân cư nước ta sinh sống ở các đồng bằng, trung du – miền núi 25%. Trong đó tập trung cao nhất là ĐBSH, ĐBSCL, ĐN Bộ. b. Giữa nông thôn và thành thị

- GV: Thâu tóm lại kiến thức của các em, điều chỉnh, nhấn mạnh các điểm cần lưu ý.

* Hoạt động 3

- GV: Phân nhóm lớn ra các nhóm nhỏ từ 2 -4 HS làm rõ, minh chứng về phân bố dân cư nước ta không hợp lí, cần làm rõ nghịch lí để từ đó kết luận về nhận định trên

+ Trung du – miền núi có tài nguyên thiên nhiên, diện tích?. Dân số?. Vậy không hợp lí điểm nào?

+ Nông thôn ít việc làm, đất ruộng đang bị thu hẹp, tỉ lệ dân số… trong khi thành thị vốn đa dạng ngành nghề, thì tỉ lệ dân sô….

=> Từ những phát hiện, minh chứng về tính bất hợp lí trong phân bố dân cư như trên. GV định hướng cho HS tìm các phương án giải quyết.

- HS: Trình bày….

- GV: Tiếp nhận, phân tích và kết luận.

* Hoạt động 4

- GV: Vì sao cần phải có chiến lược hợp lí cho vấn đề dân số và sử dụng nguồn lao động nước ta?.

- Các ciến lược đó là gì?. Ứng với mỗi chiến lược các em hãy cho ví dụ…

- Dân cư nước ta tập trung phần lớn ở các vùng nông thôn, dân cư đô thị chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số dân. - Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ dân cư thành thị có tăng lên, dân cư nông thôn đang giảm nhưng còn rất chậm.

=> Phân bố dân cư như trên biểu hiện không hợp lí ở chổ là trung du – miền núi giàu có về tài nguyên, diện tích rộng lớn nhưng chưa được phát huy các thế mạnh vì cần lao động, trong khi đồng bằng chật hẹp, đông đúc. Phân bố dân cư không hợp lí sẽ dẫn đến sử dụng lao động không hiệu quả, các thế mạnh tiềm năng kinh tế không được khai thác, phát huy.

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta hiệu quả nguồn lao động nước ta

- Tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp dân số nhằm kìm chế tốc độ gia tăng nhanh.

- Xây dựng các chính sách chuyển cư phù hợp để phân bố lại dân cư và lao động hợp lí giữa các vùng.

- Quy hoạch và thực thi chính sách hợp lí nhằm tạo nên xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số giữa nông thôn và thành thị.

- Tăng cường đào tạo và xuất khẩu lao động.

- Đẩy mạnh đầu tư và phát triển công nghiệp ở các vùng trung du và miền núi.

IV. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố: Hệ thống câu hỏi SGK b. Dặn dò: Về nhà phân tích biểu đồ hình 16.1 và bản đồ hình 16.2. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 20

Bài 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I. Mục tiêu

Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đã được nâng lên.

- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta.

- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn đặt ra với nước ta hiện nay. Tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng giải quyết việc làm cho người lao động.

2. Kỹ năng

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w