Khái niệm và vai trò

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 53 - 57)

III. Tiến trình hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ (4’)

1. Khái niệm và vai trò

* Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

* TCLTCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế – xã hội của nước ta.

3. Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp nghiệp

a. Điểm công nghiệp: Nước ta có nhiều điểm công nghiệp, phổ biến các điểm công nghiệp đơn lẻ ở Tây Nguyên, Tây Bắc.

b. Khu công nghiệp

- Là hình thức tổ chức công nghiệp mới, được hình thành ở nước ta từ những năm 1990.

- Đặc điểm: Có ranh giới rõ ràng, sản xuất công nghiệp, có các dịch vụ hổ trợ, không có dân cư sinh sống…

- Đến tháng 8 – 2007, nước ta có 150 khu công nghiệp tập trung với 32,3 nghìn ha, trong đó có 90 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 60 khu công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng.

- Các khu công nghiệp phân bố không đồng đều giữa các vùng, lãnh thổ.

c. Trung tâm công nghiệp

- Phân theo vai trò đối với quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, gồm có:

+ Có ý nghĩa quốc gia (TP HCM , HN). + Có ý nghĩa vùng: Đà Nẵng, Cần Thơ…

+ Có ý nghĩa địa phương: Vinh, Nha trang, Thái Nguyên… - Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp:

d. Vùng công nghiệp: SGK

4. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố:

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là gì?. Vì sao nói tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình CNH – HĐH ở nước ta?.

- Nước ta có bao nhiêu hình thức TCLTCN?. Hãy nêu đặc điểm và hiện trạng phát triển của mỗi hình thức đó ở nước ta.

b. Dặn dò: Làm bài tập 1,2 trang 127.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 32:

Bài 29: THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta. - Bổ sung thêm kiến thức về cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ.

2. Kỹ năng

- Vẽ được biểu đồ cơ cấu dựa trên số liệu cho trước. - Phân tích, nhận xét số liệu, biểu đồ.

- Giải thích được một số hiện tượng kinh tế - xã hội trên cơ sở đọc Atlat Địa lí Việt Nam hoặc bản đồ giáo khoa.

- HS chuẩn bị compa, thước, máy tính, bút chì màu…

- GV: Chuẩn bị bản đồ treo tường hoặc hình 26.2 phóng to.

III. Tiến trình hoạt động1. Kiểm tra bài cũ (5’) 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm gì khác và giống với trung tâm công nghiệp?. Nêu tình hình phát triển các khu công nghiệp tập trung hiện nay ở nước ta.

2. Hoạt động nhận thức bài mới

Hoạt động của GV & HS

* Hoạt động 1: Định hướng hoạt động thực hành

- GV: Cho HS nêu nội dung, yêu cầu bài học thực hành. - GV: Định hướng cho HS tiến hành các bước thực hành + Chuyển đổi số liệu.

+ Vẽ và hoàn thiện biểu đồ (chú ý chọn biểu đồ, kích thước tỷ lệ biểu đồ…)

Số liệu của năm 1996 lớn hơn số liệu 2005 nhiều lần nên dựa vào tỷ số của tổng số liệu 2 năm để tính toán, vẽ cho đúng về kích thước, tỷ lệ.

+ So sánh, nhận xét biểu đồ, lí giải về sự diễn biến, biến động các đối tượng địa lí thông qua biểu đồ.

+ So sánh, nhận xét về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Đưa ra nhận định chung, sau đó so sánh, nhận xét để làm rõ nhận định đó.

* Hoạt động 2: Tiến hành hoạt động thực hành

- HS: Tiến hành các hoạt động thực hành theo nhóm

- GV: Cho 3 HS lên bảng thực hành với 3 phần nội dung của bài thực hành. - GV: Theo dõi, chỉ dẫn cho các nhóm thực hành.

* Hoạt động 3: Trình bày kết quả thực hành

1. Kết quả vẽ biểu đồ:

Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 1996 và 2005.

* Nhận xét:

Khu vực nhà nước (QD) giảm mạnh còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nhà nước tăng nhanh.

* Nguyên nhân:

- Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế ở nước ta.

- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta, trong đó chú trọng vào đầu tư công nghiệp

3. Hoạt động tiếp theo (5’) Dặn dò: Xem các bài học để bổ sung kiến thức cho phần nhận xét,

phân tích và lí giải các nội dung thực hành trong bài.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 33

Bài 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC THÔNG TIN LIÊN LẠC

I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hành vận tải nước ta. - Nêu được đặc điểm phát triển của các ngành Bưu chính và viễn thông.

2. Kỹ năng

- Đọc bản đồ Giao thông vận tải Việt Nam.

- Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.

II. Chuẩn bị hoạt động

- Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam.

III. Tiến trình hoạt động1. Kiểm tra bài cũ (4’) 1. Kiểm tra bài cũ (4’)

Kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của học sinh

2. Vào bài “ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta đã đang phát triển và đạt được những

thành tựu đáng kể. Hôm nay thầy trò ta sẽ vào tìm hiểu về những đặc điểm, thành tựu của hai ngành nói trên”

3. Hoạt động nhận thức bài mới

Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động

*

Hoạt động 1

- GV có thể cho một vài HS nêu thử một số vai trò của GTVT, từ đó GV lấy hứng thú đi vào ngành GTVT. - GV: Cho HS nhận xét về loại hình vận tải và mạng lưới GTVT nước ta…

- HS: …..

- GV Tiếp: Nước ta có một mạng lưới giao thông vận tải khá toàn diện, gồm nhiều loại vận tải khác nhau:

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w