Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 77 - 79)

II. Định hướng 1 Lý thuyết:

3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

a. Trong công nghiệp

- Đông Nam Bộ là vùng chiếm tỷ trọng công nghiệp cao nhất với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao.

- Việc phát triển CN của vùng cần gắn liền với việc giải quyết nhu cầu năng lượng:

+ Xây dựng một số nhà máy thủy điện: trên sông Đồng Nai: Atlat

+ Xây dựng các nhà máy, trung tâm điện tuốc bin khí: Phú Mĩ 1,2,3,4: 4000 MW, Bà Rịa...

+ Xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy dầu.

+ Sử dụng đường dây cao áp 500 kV Hòa Bình – Phú Lâm ( TP HCM), xây dựng một số mạch 500 kV (Phú Mỹ – Nhà Bè, Nhà Bè – Phú Lâm), công trình 220 kV, cùng các trạm biến áp.

- Phát triển công nghiệp của vùng phải gắn liền với thu hút đầu tư nước ngoài . Tuy nhiên việc phát triển công nghiệp cần gắn liền với môi trường.

b. Trong khu vực dịch vụ

- Dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP của vùng.

- Hoàn thiện cơ sở ha tầng, đa dạng hóa dịch vụ.

- Vùng dẫn đầu về tăng trưởng và phát triển có hiệu quả dịch vụ.

c. Trong nông, lâm nghiệp

Phát triển thủy lợi là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp của vùng.

- Xây dựng và sử dụng được công trình thủy lợi Dầu Tiếng (Thượng lưu sông Sài Gòn, thuộc Tây Ninh).

- Dự án thủy lợi Phước Hòa (BD – BP) sẽ giúp cho vùng có đủ nguồn nước cho sinh hoạt, tuới, tiêu nước, làm tăng diện tích sản xuất, đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng. - Tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đã nâng cao vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Sử dụng các giống cao su cao sản...,.

+ Đa dang hóa cây công nghiệp, Đông Nam Bộ đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu các cây cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, và mía, đậu tương.

- Vấn đề đặt ra là cần bảo về rừng đầu nguồn, phục hồi rừng ngập mặn, các vườn

d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển

- GV: Đông Nam bộ có thuận lợi như thế nào trong phát triển tổng hợp kinh tế biển?

Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- GTVT đường biển.

- Khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy hải sản. - Du lịch biển.

- Khai thác dầu khí ở thềm luc địa đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của vùng

- Phát triển công nghiêp hóa, lọc dầu sẽ thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ của vùng. - Cần chú trọng phát triển, bảo vệ môi trường.

4. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố:

- GV: Cho HS khái quát lại toàn vùng, thế mạnh và hạn chế của vùng.

- GV: Cho HS trình bày khái quát lại các vấn đề phát triển kinh tế theo chiều sâu của vùng. b. Dặn dò: làm bài tập 2,3,4 trang 182.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 44

Bài 40. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ

I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, xử lí số liệu để rút ra nhận xét theo yêu cầu cho trước. - Rèn luyện kĩ năng viết báo cáo ngắn.

- Củng cố kiến thức về vùng Đông Nam Bộ.

II. Chuẩn bị hoạt động

- Biểu đồ về sản lượng dầu khai thác ở Đông Nam Bộ. - Thông tin, nguồn tư liệu khác.

III. Tiến trình hoạt động1. Kiểm tra bài cũ (4’) 1. Kiểm tra bài cũ (4’)

2. Hoạt động nhận thức bài mới

Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1

- GV: Cho lớp phó học tập nêu lên nội dung, yêu cầu bài thực hành về Đông Nam Bộ. - GV: Nhấn mạnh mục tiêu chính của bài thực hành cần làm rõ hai vấn đề quan trọng sau:

+ Viết được một báo cáo ngắn gọn, đầy đủ, theo cấu trúc: Tiềm năng dầu khí của vùng -> Sự phát triển công nghiệp dầu khí của vùng -> Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

+ Vẽ được hai biểu đồ hình tròn với R khác nhau thể hiện giá trị công nghiệp theo ngành của vùng Đông Nam Bộ.

- GV: Cung cấp cho HS cơ sở tư liệu và hướng dẫn HS sử dụng tư liệu để làm bài báo cáo, định hướng cho HS vẽ biểu đồ.

+ Tiềm năng dầu khí cần nêu trử lượng dầu khí, phân bố các mỏ dầu khí ở bể Cửu Long, Nam Côn Sơn của vùng. Tình hình phát triển cần căn cứ vào bảng số liệu 40.1, trang 183. Tác động của công nghiệp dầu khí của vùng đến phát triển kinh tế cần nêu được tác động đến cơ cấu ngành, lãnh thổ.

* Hoạt động 2

- HS: Tiến hành hoạt động thực hành theo nhóm 4 người. - GV: Cử 2 HS lên bảng làm bài thực hành.

- GV: Quan sát theo dõi và giúp đỡ cho HS hoàn thành.

* Hoạt động 3

- HS: Trình bày kết quả thực hành

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w