Hoạt động tiếp theo (2’)

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 25 - 27)

- Tiếp tục hoàn thành bài thực hành ở nhà.

TCT: 13 Ngày soạn:

Ngày dạy:

Bài 14. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN

I. Mục tiêu

Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu, nắm bắt được tình hình suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh vật. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, suy thoái tài nguyên đất, nguyên nhân và biện pháp.

- Biết được các biện pháp của nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất và một số tài nguyên khác.

2. Kỹ năng

- Phân tích bảng số liệu, làm rõ thực trạng suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học...

II. Chuẩn bị hoạt động

- Bản đồ lâm nghiệp Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam. - Bảng số liệu 14.1, 14.2 phóng to vào giấy rô ki.

III. Tiến trình hoạt động

1. Kiểm tra (5’)

Kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của HS, nhận xét, đánh giá và bổ sung, điều chỉnh.

2. Vào bài mới “Thực trạng hiện nay, rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên đất ở nước ta ra sao?.

Nguyên nhân và giải pháp nào để sử dụng và bảo vệ tự nhiên nước ta có hiệu quả?. Dựa vào bài học này, các em hãy làm rõ các vấn đề trên”

3. Tiến trình hoạt động bài mới

Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động

* Hoạt động 1

- GV: Cho HS làm việc theo nhóm 4 – 6 người, các em quan sát bảng số liệu 14.1 rồi kết hợp với lí thuyết, đưa ra những nhận định về hiện trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học nước ta.

- HS: Tiến hành hoạt động, trình bày....

- GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh về chặt phá rừng, săn bắt thú..., cho HS nêu lên nguyên nhân làm cạn kiệt, suy thoái.

- GV: Tiến hành đàm thoại với HS làm rõ tầm quan trọng và các biện pháp bảo vệ rừng...

- GV: Định hướng cho HS làm việc theo nhóm như sau:

+ Các nhóm sử dụng bảng số liệu nhằm cung cấp thông tin, làm rõ những nhận định, kết luận trong phần lí thuyết “ Tài nguyên rừng nước ta đang phục hồi nhưng chất lượng rừng vẫn suy giảm”. Cần có số liệu minh chứng cho nhận định này.

+ Chú ý các mốc thời gian, giá trị số liệu, tính toán xem tăng giảm và đưa vào trong quá trình nhận xét. - GV: Tiến hành đàm thoại với từng nhóm.

* Hoạt động 2

- GV: Tiến hành đàm thoại với cá nhân HS.

- GV: Năm 2005, cơ cấu sử dụng đất ở nước ta như thế nào?.

- GV: Các em có nhận định gì về chất lượng đất ở nước ta?.

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vậta. Tài nguyên rừng a. Tài nguyên rừng

* Suy giảm tài nguyên rừng:

Diện tích rừng nước ta trong những năm gần đây đang có chiều hướng tăng lên, nhưng chất lượng rừng chưa thể phục hồi:

+ Năm 1943 tổng diện tích rừng nước ta là 14,3 triệu ha rừng tự nhiên, trong đó có 70% diện tích là rừng giàu (10 triệu ha).

+ Đến năm 1983, tổng diện tích rừng giảm xuống còn 7,2 triệu ha.

+ Đến nay, tổng diện tích rừng tăng lên và đạt 12,7 triệu ha, trong đó rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm 70% diện tích.

* Tầm quan trọng và các biện pháp bảo vệ rừng: Cung cấp gỗ, các lâm sản khác, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, du lịch...

- Các biện pháp bảo vệ:

+ Đề xuất các nguyên tắc, quy định và thực thị nghiêm ngặt việc sử dụng, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất.

+ Giao đất, giao rừng cho dân.

+ Tiếp tục phủ xanh đất trống, đồi trọc.

b. Đa dạng sinh học

* Suy giảm đa dạng sinh học: Tài nguyên sinh vật nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài động, thực vật bị mất dần và có nguy cơ bị tuyệt chủng (Thực vật bị mất dần là 500 loài, nguy cơ tuyệt chủng là 100 loài. Thú bị mất dần là 96 loài, nguy cơ tuyệt chủng là 62 loài...).

* Nguyên nhân: Do khai thác rừng bừa bãi, săn bắn thú rừng trái phép...

* Biện pháp bảo vệ:

- Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

- Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ các nguồn gen động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

- Quy định về việc khai thác, cấm khai thác các loại gỗ, lâm sản quý hiếm, săn bắn trái phép động vật quý hiếm..., bảo vệ rừng phải đi đôi với bảo vệ đa dạng sinh học. - Nâng cao ý thức của nhân dân, cộng đồng xã hội trong vấn đề bảo vệ rừng, tài nguyên sinh vật.

- GV: Để sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất có hiệu quả theo các em cần có những biện pháp nào?.

* Hoạt động 3

- GV: Vấn đề cơ bản cần chú trọng trong việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch, và tài nguyên khác là gì?

tượng lâm tặc, người cố tình vi phạm các nguyên tắc, quy định về khai thác, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học.

2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đấta. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất

- Năm 2005, nước ta có 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất NN và 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng, nhưng chủ yếu là đất hoang hóa, khả năng mở rộng đất sản xuất không nhiều.

- Diện tích đất trồng, đồi trọc có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên, diện tích đất bị suy thoái, hoang mạc hóa ở nước ta còn lớn (9,3 triệu ha, năm 2005) và đang có chiều hướng tăng lên.

b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất

- Cần có biện pháp tổng hợp, kết hợp trong việc bảo vệ tài nguyên đất, như: Phát triển nông – lâm kết hợp, phủ xanh đất trống, đồi trọc đi đôi với giao đất, giao rừng... - Quản lí chặt chẽ tài nguyên đất, tiến hành thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đất NN.

- Cải tạo vùng đất chua phèn, nhiễm mặn...bằng các biện pháp khoa học.

- Cần tăng cường chống ô nhiễm, độc hại tài nguyên đất trong quá trình sản xuất NN, CN.

3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác

- Nước: Cần tiêu nước vào mùa lũ và tiết kiệm nguồn nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt, chống ô nhiễm nguồn nước.

- Khoáng sản: Quản lí chặt chẽ, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại khoáng sản.

- Cần tôn tạo, bảo vệ khai thác có hiệu quả kinh tế, bền vững nguồn tài nguyên du lịch.

- Khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên khác

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 25 - 27)