Chuẩn bị hoạt động Atlat địa lí Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 79 - 84)

- Atlat địa lí Việt Nam.

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

III. Tiến trình hoạt động1. Kiểm tra bài cũ (4’) 1. Kiểm tra bài cũ (4’)

Kiểm tra việc làm bài thực hành của HS.

2. Vào bài

3. Hoạt động nhận thức bài mới

Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động

* Hoạt động 1

- Đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh thành nào?. Diện tích, dân số bao nhiêu?.

* Hoạt động 2

- GV: Thế mạnh của ĐBSCL có gì nổi bật?. Với những thế mạnh đó, vùng phát triển được những ngành gì?.

- GV: Cho HS làm việc với bản đồ SGK, Bản đồ sinh vật Việt Nam, yêu cầu HS chỉ ra vị trí các loại đất, vị trí các vùng rừng ngập mặn, rừng tràm, nêu tên một số động, thực vật tự nhiên của vùng. - HS: ...

* Hoạt động 3

- GV: Vì sao cần phải bảo vệ, sử dụng hợp lí đi đôi với cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL?.

- HS:....

- GV: Cải tạo, sử dụng hợp lí, có hiệu quả bằng cách nào?.

- HS:....

1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long

* ĐBSCL: Gồm 13 tỉnh, thành phố. S = 40 nghìn km2, DS: 17,4 triệu người.

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếua. Thế Mạnh a. Thế Mạnh

- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng.

+ Đất phù sa nước ngọt: 1,2 triệu ha (30%), màu mỡ. Phân bố dọc sông Tiền, Hậu.

+ Đất chua phèn: 1,6 triệu ha (41%), phân ra làm loại phèn nhiều và phèn ít (1,05 triệu ha). Phân bố ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Vùng trũng Cà mau.

+ Đất mặn: 750.000 ha (19%). Phân bố ở ven biển và Vịnh Thái Lan.

+ Đất khác: 400.000 ha (10%), phân bố rải rác.

- Khí hậu: Cận xích đạo, phân hóa giữa hai mùa rất sâu sắc.

+ Độ ẩm, lượng mưa lớn 1300 – 2000 mm, biên độ nhiệt nhỏ.

- Sinh vật là nguồn tài nguyên có giá trị: + Rừng ngập mặn: ở Cà Mau, Bạc liêu.. + Rừng tràm: Kiên Giang, Đồng Tháp... + ĐV: Có nhiều loại chim, cá có giá trị.

- Tài nguyên biển với nhiều bãi tôm, cá hết sức phong phú, đa dạng về loài.

- Khoáng sản: Dầu khí thềm lục địa, đá vôi ở Hà Tiên.

b. Hạn chế

- Mùa khô kéo dài ->Xâm nhập mặn, chua phèn làm tăng độ mặn, chua của đất.

- Mùa lũ: Thường xuyên ngập nước trên diện rộng, kéo dài.

- Hạn chế về tài nguyên khoáng sản.

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long Cửu Long

Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL là vấn đề cấp thiết.

- Đất bị nhiễm mặn, chua phèn nghiêm trọng, thiếu nước => Đảm bảo nguồn nước để thau chua, rửa mặn, chọn và tạo ra giống lúa thích nghi với chua phèn, nhiễm mặn. - Diện tích, chất lượng rừng đang bị suy giảm => Cần phải duy trì việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng một cách hợp lí nhằm đảm bảo môi trường, cân bằng sinh thái.

- Tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng (cây công nghiệp, cây ăn quả), kết hợp nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản.

- Kết hợp khia thác, phát triển kinh tế đảo, biển đảo và đất liền.

- Có biện pháp sống chung với lũ, nhà nước cần có sự hỗ trợ kịp thời.

4. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố:

- Đồng bằng sông Cửu Long được tạo bởi những phần đất nào?. Thế mạnh và hạn chế nổi bật nhất của vùng này là gì?.

- Nêu các phương án để sử dụng, cải tạo hợp lí tự nhiên của ĐBSCL. b. Dặn dò: Làm bài tập 1,2,3 trang 189.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 46

Bài 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở

BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Có được cái nhìn tổng quan về các nguồn lợi biển đảo của nước ta.

- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và các vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.

- Biết được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các vùng biển và hải đảo.

2. Kỹ năng

- Xác định vị trí phân bố các nguồn lợi kinh tế biển.

- Xác định được các đảo, quần đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta trên bản đồ.

II. Chuẩn bị hoạt động

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản.

III. Tiến trình hoạt động1. Kiểm tra bài cũ (4’) 1. Kiểm tra bài cũ (4’)

Hãy trình bày thực trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lí tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.

2. Vào bài

3. Hoạt động nhận thức bài mới

Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động

* Hoạt động 1

- GV: Cho HS nêu lên diện tích và các bộ phận của vùng biển nước ta. - GV: Điều nào chúng tỏ rằng, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển?.

- GV: Cho HS làm việc với bản đồ, chỉ ra vị trí các ngư trường trọng điểm, các mỏ dầu ở bể Cửu Long. - HS: Tiến hành các hoạt động...

* Hoạt động 2

- GV: Tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển ở nước ta là gì?.

- HS: Trả lời...

- GV: Chốt lại các kiến thức cơ bản.

- GV: Cho HS xác định, chỉ ra vị trí của các đảo, quần đảo lớn, ven bờ, khơi xa và các huyện đảo của nước ta.

* Hoạt động 3

- GV: Vì sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển?.

- HS: Trình bày..., GV nhấn mạnh một số điểm cơ bản.

- GV: Cho HS tiến hành làm việc nhóm, mỗi nhóm làm rõ một vấn đề phát triển kinh tế biển, đảo

- Các nhóm trình bày...

1. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên nguyên

a. Nước ta có vùng biển rộng lớn

S vùng biển nước ta gần khoảng 1 triệu km2.

b. Nước ta có điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển biển

- Nguồn lợi sinh vật biển: Vùng biển nước ta có nhiều thuận lợi cho sinh vật phát triển, với sự đa dạng, phong phú về thành phần loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm. + Nguồn lợi cá (khoảng 2000 loài), tôm (100 loài), cua, mực...

+ Các đặc sản khác: đồi mồi, ba ba, hải sâm, sò, huyết, bào ngư...

+ Yến sào ở các đảo Nam Trung Bộ. - Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt:

+ Dầu mỏ: Trử lượng khoảng 2 tỷ tấn, hàng trăm tỷ m3 khí đốt.

+ Mỏ cát (Cát trắng ở Quảng Ninh, Khánh Hòa), ti tan là nguyên liệu giá trị cho CN sản xuất thủy tinh, pha lê... + Các mỏ muối lớn là điều kiện để phát triển các vùng sản xuất muối.

- Bờ biển dài 3260 km, có nhiều eo, vịnh biển sâu => Phát triển GTVT biển, xây dựng các cảng biển công nghiệp, cảng tổng hợp, cảng nước sâu, cảng trung chuyển.

- Nước ta có nhiều cảnh, đảo, bãi tắm đẹp... phát triển du lịch biển, đảo với nhiều hình thức du lịch khác nhau.

2. Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển

a. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. ( Atlát). nhỏ. ( Atlát).

- Các đảo, quần đảo, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo về an ninh vùng biển:

+ Tạo hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền.

+ Làm căn cứ, cơ sở để nước ta tiến ra biển Đông và Đại Dương trong tương lại.

+ Khai thác có hiệu quả các nguồn lợi kinh tế biển, đảo, thềm lục địa.

+ Cơ sở, căn cứ để ta khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển.

b. Các huyện đảo ở nước ta

Từ Bắc vào Nam, nước ta có 11 huyện đảo thuộc 9 tỉnh.

3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo đảo

a. Tại sao phải khai thác tổng hợp

- SGK

b. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

- Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi sinh vật biển ven bờ, tuyệt đối không sử dụng chất hủy diệt trong quá trình khai thác.

- GV: Chỉ ra các nội dung cơ bản trong từng vấn đề phát triển kinh tế biển, đảo.

- GV: Đàm thoại với HS làm rõ vì sao cần phải tăng cường hợp tác với các nước láng giêng trong giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa. Bản thân mỗi công dân và nhiệm vụ của mình.

khai thác, phục hồi nguồn lợi ven bờ, giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta.

c. Khai thác tài nguyên khoáng sản

- Nghề làm muối.

- Về công nghiệp dầu khí:

+ Đã liên doanh với nước ngoài để đẩy mạnh, thăm dò và khai thác dầu thô.

+ Thu hồi khí đồng hành ở thềm lục địa làm cơ sở => công nghiệp t0 điện, phân bón.

+ Phát triển các nhà máy lọc dầu, hóa lỏng khí đốt và chế biến các sản phẩm từ dầu, sẽ nâng cao hiệu quả hơn nữa cho ngành.

+ Vấn đề là cần đảm bảo an toàn môi trường.

d. Phát triển du lịch biển. ( Atlat)e. Giao thông vận tải biển e. Giao thông vận tải biển

+ Nâng cấp, cải tạo, Xây dựng nhiều cảng (Atlat)

+ Hình thành các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách nối các đảo và đất liền.., góp phần quan trọng vào phát triển kt – xh ở các huyện đảo.

4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giêng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa

- SGK

4. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố: Các câu hỏi SGK

b. Dặn dò : Làm bài tập 1,2,3 trang194. Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 47

Bài 43. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trong điểm ở nước ta.

- Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.

- Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm.

2. Kỹ năng

- Xác minh, trình bày giới hạn, vị trí của ba vùng KTTĐ trên bản đồ.

- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, làm rõ thực trạng hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.

II. Chuẩn bị hoạt động

- Các bản đồ vùng kinh tế trọng điểm, bản đồ: Nông – lâm – thủy hải sản... - Atlat địa lí Việt Nam.

- Các bảng số liệu thống kê...

III. Tiến trình hoạt động

1. Kiểm tra bài cũ (4’) : CH - SGK2. Vào bài. 2. Vào bài.

3. Hoạt động nhận thức bài mới

Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động

* Hoạt động 1 1. Đặc điểm

- GV: Tiến hành đàm thoại, cho HS nêu lên các đặc điểm cơ bản của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

- HS: Xem SGK trình bày..

* Hoạt động 2

- GV: Cho HS xác định các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta trên bản đồ, nêu tên các tỉnh trước và sau năm 2000 được bổ sung vào 3 vùng kinh tế trọng điểm.

- GV: Cho HS thảo luận nhóm 4 – 6 người, làm rõ tình hình phát triển vùng KTTĐ như sau:

+ Nhận xét về tăng trưởng kinh tế, cơ cấu GDP theo ngành của ba vùng KTTĐ.

+ So sánh tổng GDP, Kim ngạch XK của ba vùng với cả nước và giữa ba vùng KTTĐ với nhau. - HS: Trình bày...

- GV: So sánh, nhận xét...

* Hoạt động 3

- GV: Cho HS hoạt động độc lập, nghiên cứu, trình bày về ba vùng kinh tế trọng điểm như sau:

+ S, DS, các tỉnh của vùng KTTĐ. + Nêu lên vai trò của mỗi vùng KTTĐ.

+ Nêu các thế mạnh nổi bật của mỗi vùng KTTĐ.

+ Phương hướng phát triển của mỗi vùng KTTĐ.

- GV: Kiểm tra kết quả hoạt động của HS và cho trình bày...

Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế cả nước, với những đặc điểm cơ bản sau: - Phạm vị gồm có nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi.

- Hội tụ đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của cả nước, tạo ra tốc độ tăng trưởng, phát triển nhanh cho cả nước, thúc đẩy hỗ trợ các vùng khác.

- Thu hút các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ và từ đó phát triển ra cả nước.

2. Qúa trình hình thành và thực trạng phát triểna. Qúa trình hình thành a. Qúa trình hình thành

- SGK

b. Thực trạng phát triển kinh tế

- Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong đó cao nhất là vùng KTTĐ phía Nam.

- Cơ cấu GDP trong nông nghiệp giảm mạnh và chuyển dịch sang công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Trong đó, vùng KTTĐ phía Bắc và miền Trung có cơ cấu GDP dịch vụ cao nhất, trong khi đó vùng KTTĐ phía Nam GDP cao nhất là công nghiệp – xây dựng, đây cũng là vùng có GDP trong nông nghiệp thấp nhất.

- Chiếm phần lớn GDP và kim ngạch XK so với cả nước, trong đó cao nhất là vùng KTTĐ phía Nam.

3. Ba vùng kinh tế trọng điểmVùng KTTĐ Vùng KTTĐ

Phía Bắc Vùng KTTĐMiền Trung Vùng KTTĐPhía Nam

- S gần bằng 15000km2, DS:

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w