Kinh tế biển

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 65 - 68)

II. Định hướng 1 Lý thuyết:

5. Kinh tế biển

- GV: Quan sát, định hướng, xem xét, gợi ý, điều chỉnh…

* Hoạt động 4

- GV: Cho HS trình bày. Các thành viên bổ sung…

- GV: Kết luận…, bổ sung, điều chỉnh và nhấn mạnh các vấn đề cơ bản

* Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng để phát triển kinh tế biển:

- Vùng biển phong phú, đa dạng thủy hải sản => đánh bắt. - Biển có nhiều eo, vụng vịnh ven bờ => nuôi trồng thủy hải sản.

- Vùng có Di sản thiên nhiên thế giới => Du lịch.

- Vùng cũng có thế mạnh về cảng biển và GTVT đường biển.

4. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố: Các câu hỏi SGK

b. Dặn dò: Làm bài tập 3,4,5 trang 149. Tóm tắt sơ đồ các thế mạnh.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 38

Bài 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng.

- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế của vùng đồng bằng sông Hồng.

- Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng của vấn đề này.

- Biết được một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của việc định hướng đó.

2. Kỹ năng

- Xác định trên bản đồ một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, thủy hải sản…), mạng lưới sông ngoài, đô thị ở Đồng bằng sông Hồng.

- Phân tích các biểu đồ liên quan đến nội dung của bài 33 và rút ra nhận xét cần thiết.

II. Chuẩn bị hoạt động

- Các bản đồ ( địa lí tự nhiên, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp chung của Việt Nam).

- Atlat địa lí Việt Nam.

- Biểu đồ, bảng số liệu liên quan đến vùng đồng bằng sông Hồng.

III. Tiến trình hoạt động1. Kiểm tra bài cũ (4’) 1. Kiểm tra bài cũ (4’)

Vì sao nói Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển?

3. Hoạt động nhận thức bài mới

Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1

- GV: Các em hãy nêu VTĐL của ĐBSH, Qua đó đánh giá tầm quan trọng của VTĐL đối với vùng trong quá trình phát triển. - HS: Trình bày…

- GV: Bổ sung: Nằm kề TD & MNBB là vùng có tiềm năng lớn về khoáng sản, thủy điện,..=> đảm bảo nguồn nguyên liệu, năng lượng cho sản xuất, nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta..=> đầu tư, chính sách ưu tiên phát triển, tiếp giáp vịnh Bắc Bộ tạo thế mạnh về phát triển kinh tế biển. Vị trí trên, ĐBSH là cầu nối giữa BTB và TDMNBB, Đông và Tây.

- GV: Vùng ĐBSH có những thế mạnh nào?. Phân tích thế mạnh đó đối với quá trình phát triển kinh tế ngành của vùng.

* Hoạt động 2

- GV: Hãy nêu và phân tích những khó khăn, hạn chế chủ yếu của vùng ĐBSH.

- HS:…..

* Hoạt động 3

- GV: Cho HS hoạt động theo các nhóm 4 – 6 em.

- GV Cho các nhóm chẵn làm các việc sau:

+ Qua hình 33.2 Hãy nêu và nhận xét về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH.

+ Những ưu điểm và hạn chế của sự chuyển dịch.

- GV: Cho các nhóm lẽ làm việc về các định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

+ Chuyển dịch giữa các khu vực như thế nào?

+ Chuyển dịch trong nội bộ khu vực, ngành ra sao?

+ Vì sao ĐBSH cần có sự chuyển dịch như trên

1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng

- ĐBSH gồm 11 tỉnh thành, với diện tích 15000 km2, dân số 18,2 triệu người.

- ĐBSH tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ, tạo cho vùng có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển kt – xh.

- Các thế mạnh chủ yếu của vùng:

+ Vị trí địa lí: trong vùng kinh tế trọng điểm,…

+ Tự nhiên: có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp, thủy hải sản và vật liệu xây dựng.

+ Kinh tế – xã hội: Dân cư – lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật…là thế mạnh để phát triển kinh tế nhất là công nghiệp và dịch vụ, thu hút đầu tư …

2. Các hạn chế chủ yếu của vùng

- ĐBSH là vùng có dân số, mật độ dân cư cao nhất nước ta, dân số trẻ => giải quyết việc làm…còn nan giải.

- Chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…, sử dụng tài nguyên chưa hợp lí, hiệu quả=> suy thoái, cạn kiệt tài nguyên.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy các thế mạnh của vùng.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính hướng chính

a. Thực trạng

- Từ 1986 – 2005, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét, Khu vực I giảm liên tục, trong khi đó khu vực II, III tăng liên tục.

- Năm 2005, Khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các khu vực kinh tế.

=> Đây là sự chuyển dịch tích cực, song sự chuyển dịch vẫn còn chậm, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

b. Các định hướng chính

- Tiếp tục giảm tỷ trọng khu vực I, tăng nhanh tỷ trọng khu vực II và III. (2010, tỷ trọng các khu vực là: 20%, 34% và 46%).

- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế có trọng tâm: CNCB, CN khác và Dịch vụ là phát triển và hiện đại hóa. NN theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Khu vực I: giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng chăn nuôi, trong trồng trọt lại giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng cây thực phẩm, công nghiệp và ăn quả.

+ Khu vực II: Phát triển công nghiệp trọng điểm, giảm tỷ trọng CNKT, tăng công nghiệp chế biến.

+ Khu vực III: Đẩy mạnh phát triển du lịch, tăng cường phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục, tài chính…

- HS: Các nhóm trình bày và bổ sung…

- GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh các vấn đề trọng tâm cần làm rõ.

- GV: Bổ sung, kết luận…

4. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố:

- y phân tích vị trí địa lí, các thế mạnh kinh tế của ĐBSH trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ĐBSH như thế nào?. ĐBSH đã có những định hướng chuyển dịch ra sao?.

b. Dặn dò: làm bài tập 1, 2 trang 153

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 39

Bài 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ

I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Hiểu được Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và chiên tranh trong quá trình phát triển.

- Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.

2. Kỹ năng

Phân tích bản đồ tự nhiên, át lát.

II. Chuẩn bị hoạt động

- Bản đồ kịn tế chung Việt Nam.

III. Tiến trình hoạt động1. Kiểm tra bài cũ (5’) 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV tiến hành kiểm tra bài thực hành của học sinh. 2. Vào bài

3. Hoạt động nhận thức bài mới

Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1

- GV: Vùng BTB có những thuận lợi, khó khăn gì cho quá trình phát triển kt – xh?.

1. Khái quát chung

- Vùng gồm có 6 tỉnh với S: 51,5 nghìn km2, DS: 10,6 triệu người.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 12 giảm tải cả năm (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w