1. Kiểm tra bài cũ (3’)
GV kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của học sinh.
2. Vào bài
3. Hoạt động nhận thức bài mới
Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1
- GV: Tiến hành đàm thoại với HS
về các điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
- HS: Tiến hành xác định, trình bày các nội dung
- GV: Sử dụng phương pháp giải thích minh họa kết hợp với đàm thoại để cho HS mở rộng, phát triển kiến thức, từ đó nắm vững các thuận lợi, khó khăn của ngành thủy sản nước ta.
* Hoạt động 2
* GV: Tiến hành tổ chức cho HS thảo luận, làm rõ hiện trạng phát triển, phân bố ngành khai thác, chăn nuôi thủy hải sản nước ta, như sau:
+ Nêu được sự phát triển của ngành khai thác thủy sản nước ta bằng cách nêu, phân tích, xử lí số liệu làm rõ gia tăng giá trị sản lượng.
+ Phân bố ngành khai thác thủy hải sản.
+ Lý giải vì sao có sự phát triển, phân bố như trên.
- HS; Tiến hành hoạt động thảo luận:
+ Xử lí số liệu, minh chứng quá trình phát triển (HS Có thể dùng số liệu ở kiến thức lí thuyết, kiến thức bảng số liệu 24.1 để làm nổi bật tình hình phát triển).
+ HS: Kết hợp kiến thức phần a, và các kiến thức đã học về tự nhiên, lập luận để làm rõ sự phân bố ngành.
* GV: Cho HS kết hợp kiến thức lí
1. Ngành thỷ sản
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản triển ngành thủy sản
* Thuận lợi:
- Nước ta có nguồn tài nguyên thủy, hải sản phong phú, đa dạng.
+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm, ngư trường: Cà Mau – Kiên Giang…, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Là ĐK để phát triển ngành khai thác, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.
- Nước ta có những bãi triều, đầm phá…, là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy, hải sản. Có nhiều eo, vụng, vịnh là môi trường thuận lợi cho các loài cá sinh sản. - Nước ta có nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch…, tạo nên nhiều thuận lợi cho chăn nuôi tôm, cá.
- Dân cư có kinh nghiệm trong việc khai thác, nuôi trồng thủy sản.
+ Các phương tiện đánh bắt ngày càng được cải tiến, trang bị tốt hơn phục vụ cho việc khai thác.
+ Hoạt động khai thác, nuôi trồng của ngành ngày càng hiệu quả nhờ các dịch vụ và công nghiệp chế biến.
- Thị trường trong, ngoài nước ngày càng được mở rộng. - Đường lối chính sách của nhà nước đã có những tác động tích cực cho sự phát triển của ngành thủy sản.
* Khó khăn:
- Mỗi năm có 9 – 10 cơn bão, 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc đã gây nhiều tổn thất, thiệt hại về người, tài sản của ngư dân, ảnh hưởng đến sản lượng khai thác.
- Tàu thuyền, phương tiện đánh bắt còn chậm được cải tiến, khâu chế biến bảo quản còn yếu…, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng khai thác.
b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
Trong những năm gần đây, ngành thủy hải sản đã có bước phát triển đột phá: giá trị sản lượng ngành thủy, hải sản không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong khu vực I.
* Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác hải sản năm 2005, đạt 1791000 tấn
(gấp 2,7 lần năm 1990).
- Sản lượng khai thác nội hạt khoảng 200.000 tấn.
- Ngành khai thác, đánh bắt hải sản phát triển ở nhiều tỉnh thành ven biển, nhất là các tỉnh phía Nam.
* Nuôi trồng thủy sản:
- Hiện nay, nhiều loại thủy hải sản đã được nuôi trồng,
trong đó quan trọng và phát triển mạnh nhất là nuôi tôm. - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất, nổi bật nhất là các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang.
thuyết phần nuôi trồng thủy sản và kiến thức ở bảng số liệu 24.2, rồi làm rõ hiện trạng phát triển (gia tăng giá trị sản lượng của ngành) và tình hình phân bố của ngành nuôi trồng thủy sản.
- HS: Làm rõ vùng, tỉnh thành nào có giá trị sản lượng (phát triển mạnh nhất). Lí giải vì sao ở các vùng, tỉnh đó lại phát triển mạnh trong khi các tỉnh, vùng khác lại có giá trị sản lượng thấp hơn.
- HS: Trình bày kết quả hoạt động….
- GV: Nhấn mạnh các điểm cần lưu ý khi làm rõ nội dung ngành nuôi trồng thủy sản.
* Hoạt động 3
- GV: Rừng nước ta có những loại nào?. Mỗi loại rừng có vai trò gì? - GV: Cho HS nêu lên cơ cấu và hiện trạng phát triển của ngành lâm nghiệp với các hoạt động chính: Lâm sinh, khai thác và chế biến gỗ.
- Nghề nuôi cá phát triển mạnh nhất ở ĐBSH và ĐBSCL, trong đó An Giang nổi tiếng về việc nuôi cá ba sa, cá tra (179000 tấn, nắm 2005).
2. Lâm nghiệp
a. Lâm nghiệp nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái kinh tế và sinh thái
c. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm : Lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản khác.
- Trồng rừng: Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, hàng năm trồng trên dưới 200.000 ha rừng. Tuy nhiên bên cạnh đó mỗi năm lại có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
+ Mỗi năm nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3…, với các sản phẩm quan trọng như: gỗ bi, ván sàn, gỗ xẻ…,.. + Cung cấp gỗ củi và than đốt.
4. Hoạt động tiếp theo (5’)
a. Củng cố:Các câu hỏi SGK
b. Dặn dò: Làm bài tập 1,2 trang 105.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 28 .
Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu
Qua bài học này, HS cần phải:
- Hiểu được đặc trưng chủ yếu của các vùng nông nghiệp.
- Biết được các xu thế chính trong việc thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo các vùng.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Bản đồ kinh tế chung của Việt Nam.