ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 83)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu

Điều tra quy mô chăn nuôi bò và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi bò đƣợc tiến hành tại bốn xã của huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ.

Thí nghiệm sinh khí in vitro gas production và phân tích thành phần hoá học của các hỗn hợp thức ăn bổ sung nuôi bò thí nghiệm đƣợc tiến hành tại Viện Chăn nuôi Quốc gia, Từ Liêm - Hà Nội.

Thí nghiệm vỗ béo bò lai Sind có sử dụng thân cây sắn trong thức ăn bổ sung đƣợc tiến hành và theo dõi tại huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ.

Thời gian nghiên cứu

Các thí nghiệm đƣợc thực hiện từ tháng 10 - 2011 đến tháng 08 - 2012. 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu đƣợc tiến hành theo 3 nội dung chính:

1. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi bò tại huyện Hạ Hoà.

2. Xác định ảnh hƣởng của tỷ lệ thân cây sắn đến đặc điểm sinh khí in

vitro, tỷ lệ tiêu hoá và các giá trị năng lƣợng của các công thức phối trộn.

3. Sử dụng hỗn hợp thức ăn có tỷ lệ thân cây sắn khác nhau bổ sung vào khẩu phần ăn cho bò thịt.

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi bò tại huyện Hạ Hoà nghiệp trong chăn nuôi bò tại huyện Hạ Hoà

2.4.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin đƣợc thu thập từ các nguồn báo cáo hoạt động chăn nuôi bò tại các cơ quan quản lý bao gồm: Uỷ ban Nhân dân huyện, phòng Nông nghiệp huyện, trạm Khuyến nông huyện, Uỷ ban Nhân dân các xã và thông tin từ các dự án đã triển khai trƣớc đây. Nguồn thông tin này nhằm để xác định diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng có tại địa phƣơng, từ đó ƣớc tính đƣợc trữ lƣợng nguồn phụ phẩm chính có thể sử dụng làm thức ăn cho bò.

2.4.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp (điều tra thực tế)

Thông tin sơ cấp về tình hình chăn nuôi ở nông hộ đƣợc thu thập thông qua điều tra 25 hộ chăn nuôi bò thịt bằng việc sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn theo các tiêu chí cần điều tra: Đặc điểm tình hình chăn nuôi bò trong nông hộ, bao gồm: quy mô, cơ cấu đàn, phƣơng thức chăn nuôi, cách nuôi dƣỡng, chăm sóc, quản lý, nguồn thức ăn, cho ăn, tình hình chuồng trại và dịch bệnh.

Căn cứ số liệu từ Phòng Nông nghiệp huyện để biết đƣợc các loại giống cây trồng chính, để điều tra trực tiếp trên đồng ruộng. Cụ thể nhƣ sau:

Các giống sắn: Mẫu đƣợc lấy khi thu hoạch các giống sắn, chọn ngẫu

nhiên theo ô vuông tiêu chuẩn 2 x 2 m, ở các vị trí khác nhau. Khảo sát 20 ô. Thân cây sắn đƣợc chặt sát mặt đất, cân riêng rẽ từng loại củ và thân tƣơi.

Các giống lúa: Các giống lúa đƣợc lấy mẫu khi thu hoạch, chọn ngẫu

Thân cây lúa tại thời điểm thu hoạch đƣợc cắt cách mặt đất 5cm, phơi khô, sau đó cân riêng lẻ từng loại hạt thóc, rơm.

Các giống ngô: Các giống ngô đƣợc thu hoạch cả cây, chọn ngẫu nhiên

theo ô vuông tiêu chuẩn 2 x 2 m, ở các vị trí khác nhau. Khảo sát 20 ô. Thân cây ngô và bắp đƣợc phơi khô và cân riêng từng loại hạt, thân, lõi.

Sau khi đã xác định đƣợc hệ số phụ phẩm, căn cứ vào sản lƣợng để ƣớc tính sản lƣợng các loại phụ phẩm nông nghiệp hiện có tại địa phƣơng.

2.4.2. Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ thân cây sắn đến đặc điểm sinh khí in vitro, tỷ lệ tiêu hoá và các giá trị năng lượng của các công thức phối trộn tỷ lệ tiêu hoá và các giá trị năng lượng của các công thức phối trộn

2.4.2.1. Đối tượng nghiên cứu và chuẩn bị thí nghiệm

Nguyên liệu dùng trong khẩu phần là các nguồn thức ăn sẵn có (Bột sắn, cám gạo, khô dầu đậu tƣơng, rỉ mật, premix khoáng...) sẽ đƣợc thu thập tại các nông hộ nuôi bò lai Sind. Thân cây sắn (TCS) sẽ đƣợc lấy tại 5 vị trí khác nhau trên cùng nơi trồng sau đó chặt ngắn rồi nghiền nhỏ (5-10 mm) và trộn đều, mỗi loại lấy khoảng 10 kg tƣơi làm mẫu đại diện. Tất cả các mẫu đều đƣợc thu thập trên địa bàn huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ.

Tất cả các mẫu đại diện sẽ đƣợc cân riêng rẽ và phối trộn với nhau ở dạng sử dụng tỷ lệ đƣợc trình bày trong bảng 1:

Bảng 2.1. Công thức phối trộn trong 1kg hỗn hợp có chứa thân cây sắn

Đơn vị: gram Thành phần CT1 (25% TCS) CT2 (35% TCS) CT3 (45% TCS) CT4 (55% TCS) Thân cây sắn 250 350 450 550 Bột sắn 325 225 125 25 Cám gạo 270 270 270 270 Khô đỗ tƣơng 100 100 100 100 Rỉ mật 25 25 25 25 Ure 15 15 15 15 Premix khoáng 10 10 10 10 Muối 5 5 5 5 Tổng 1000 1000 1000 1000

Sau khi phối trộn tất cả các mẫu này sẽ tạo thành các hỗn hợp thức ăn. Các hỗn hợp thức ăn này và thân cây sắn chƣa phối trộn đƣợc chia làm hai phần. Một phần đem phân tích thành phần hoá học, phần còn lại đƣa vào làm thí nghiệm in vitro gas production.

2.4.2.2. Tiến hành thí nghiệm in vitro gas production

Thí nghiệm in vitro gas production để xác định động thái sinh khí, tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dƣỡng của hỗn hợp thức ăn đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp của Menke và Steingass (1988) [55]. Các mẫu sau khi nghiền nhỏ đƣợc cân vào các xylanh (khối lƣợng 200 ± 5 mg/mẫu) rồi đặt vào tủ ấm ở 390C trƣớc khi đƣợc trộn với hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm.

Dịch dạ cỏ đƣợc lấy từ 2 bò lai Sind mổ lỗ dò ăn khẩu phần nhƣ nhau, gồm cỏ voi ăn tự do và thức ăn tinh ở mức 2 kg/ con. Dịch dạ cỏ đƣợc lấy vào buổi sáng trƣớc khi cho ăn và bảo quản trong phích bảo ôn trƣớc khi lọc bỏ các mảnh thức ăn và trộn với dung dịch đệm. Các dung dịch đệm đƣợc chuẩn bị từ ngày hôm trƣớc để sáng hôm sau đặt vào bể (bồn) nƣớc ấm 390C trƣớc khi pha chế với dịch dạ cỏ.

Sau khi đã chuẩn bị xong hỗn hợp dung dịch ủ, tiến hành cho dung dịch ủ vào xylanh mẫu (ở mức 30 ml/ xilanh) và nhẹ nhàng đặt xylanh giá gỗ. Các xylanh chứa mẫu ủ với dịch ủ và các mẫu trắng (chỉ có hỗn hợp dịch ủ, không có mẫu thức ăn thử nghiệm) đƣợc đặt trên cùng giá nhƣng các vị trí khác nhau trên giá (đầu, giữa, cuối) để đảm bảo rằng các mẫu ủ chịu ảnh hƣởng khác nhau nếu có về vị trí của tủ ấm là nhƣ nhau. Xylanh sẽ đƣợc đƣa vào tủ ấm có quạt đối lƣu đảm bảo nhiệt độ luôn luôn là 39 ± 0,50C ủ liên tục 96 giờ. Trong quá trình ủ, cứ 3 giờ xylanh đƣợc lắc một lần để đảm bảo chất nền đƣợc trộn đều trong dịch dạ cỏ.

2.4.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

Động thái lên men: Tổng lƣợng khí sản sinh ở thời điểm 0; 3; 6; 12; 24;

48; 72 và 96 giờ sau khi bắt đầu ủ đƣợc ghi chép để xác định động thái lên men của từng hỗn hợp thức ăn đã phối trộn.

Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ (OMD) và giá trị năng lượng trao đổi (ME):

Dựa vào lƣợng khí sinh ra tại thời điểm 24 h sau khi ủ, kết hợp với thành phần hoá học của thân cây sắn và từng hỗn hợp thức ăn để ƣớc tính giá trị năng lƣợng trao đổi của chúng thông qua phƣơng trình của Vũ Chí Cƣơng và cs (2008) [6]:

ME (kcal/ kgVCK) = 1885 + 21*GP24 + 2,49*VCK - 21,6*CP

Dựa vào phƣơng trình của Menke và Steingass (1988) [55] để ƣớc tính tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ:

OMD (%) = 31.55 + 0.8343*GP24

Trong đó: GP24 (ml) là thể tích khí trong xilanh chứa mẫu tại thời điểm 24 giờ sau ủ, VCK (%) là tỷ lệ vật chất khô, CP (%) là tỷ lệ protein thô, Ash (%) là tỷ lệ khoáng tổng số của mẫu.

Giá trị năng lượng thô (GE) (MJ/kg VCK) : Đƣợc xác định bằng cách

đốt mẫu 25 phút trong máy Bomb Calorimeter (Bomb Calorimeter 6300, Parr Instrument Company)

2.4.2.4. Phân tích thành phần hoá học của mẫu

Thân cây sắn và tất cả các hỗn hợp thức ăn đã phối trộn đƣợc phân tích các chỉ tiêu: Vật chất khô (VCK), protein thô (CP), mỡ thô (EE), xơ thô (CF), NDF, ADF, dẫn xuất không đạm (DXKĐ) và khoáng tổng số (Ash) theo tiêu chuẩn AOAC (1997) [38] tại Viện Chăn nuôi Quốc gia.

2.4.2.5. Phân tích thống kê

Các chỉ tiêu theo dõi sẽ đƣợc tiến hành xử lý thống kê bằng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai (ANOVA) trên phần mền Minitab Version 14.0

hoặc trên phần mềm Excel 2003 để đƣợc các thông số thống kê đại diện chung cho từng chỉ tiêu của thân cây sắn và mỗi hỗn hợp thức ăn.

2.4.3. Sử dụng thân cây sắn bổ sung vào khẩu phần vỗ béo cho bò lai Sind

2.4.3.1. Gia súc và thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm sẽ sử dụng 16 bò đực giống lai Sind ở giai đoạn 18 - 20 tháng tuổi và khối lƣợng trung bình 180 - 200 kg. Trƣớc khi vào thí nghiệm bò đƣợc tẩy giun sán bằng thuốc Hanmectin của công ty Hanvet. Bò đƣợc bố trí vào 1 trong 4 lô ăn 4 khẩu phần khác nhau bao gồm: 3 khẩu phần bổ sung thân cây sắn với tỷ lệ khác nhau và 1 khẩu phần không bổ sung thân cây sắn làm đối chứng (ĐC). Tỷ lệ bổ sung này sử dụng kết quả của thí nghiệm in vitro gas production. Tức là sẽ lấy 3 hỗn hợp thức ăn có giá trị năng lƣợng trao đổi và tỷ lệ tiêu hoá tốt nhất để sử dụng trong khẩu phần thí nghiệm. Nhƣ vậy, đây là thí nghiệm một nhân tố đƣợc thiết kế theo dạng ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) và đƣợc bố trí theo sơ đồ sau:

Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Lô 1 (ĐC) Lô 2 Lô 3 Lô 4

Số bò (con) 4 4 4 4

Tuổi bò (tháng) 18 - 20 18 - 20 18 - 20 18 - 20 Khối lƣợng bò (kg) 170 - 200 170 - 200 170 - 200 170 - 200 Thời gian thích nghi

(ngày) 15 15 15 15

Thời gian thí nghiệm

(ngày) 90 90 90 90 Phƣơng thức nuôi dƣỡng Bán chăn thả, cho ăn tự do Bán chăn thả, cho ăn tự do Bán chăn thả, cho ăn tự do Bán chăn thả, cho ăn tự do Thí nghiệm sẽ đƣợc theo dõi liên tục 90 ngày. Trƣớc khi vào thí nghiệm bò đƣợc cho ăn thích nghi làm quen với khẩu phần 15 ngày.

2.4.3.2. Khẩu phần và cách cho ăn

Khẩu phần đối chứng là khẩu phần truyền thống mà các nông hộ đang cho ăn bao gồm: 60% bột sắn, 27% cám gạo, 10% khô dầu đậu tƣơng, 2,5% rỉ mật và 0,5% muối (tính theo dạng sử dụng). Các khẩu phần thí nghiệm đƣợc bổ sung bột thân cây sắn với các tỷ lệ tƣơng ứng (theo kết quả của thí nghiệm in vitro gas production). Nhƣ vậy, khẩu phần thí nghiệm sẽ đƣợc bổ sung bột thân cây sắn tƣơi với các tỷ lệ khác nhau. Bò thí nghiệm nuôi chăn thả vào ban ngày ăn cỏ tự nhiên, buổi tối đƣợc bổ sung rơm khô. Hàng ngày bò đƣợc cho ăn thức ăn tinh và bột thân cây sắn 2 lần vào buổi sáng lúc 8h và buổi chiều lúc 17h. Các thức ăn tinh đƣợc trộn với bột thân cây sắn thành hỗn hợp trƣớc mỗi bữa cho ăn.

2.4.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Lượng thức ăn bổ sung thu nhận: Lƣợng thức ăn bổ sung ăn vào đƣợc

xác thông qua cân tổng lƣợng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa hàng tuần của từng cá thể trong suốt thời gian theo dõi chính thức. Các nguyên liệu thức ăn bổ sung cho ăn đƣợc lấy mẫu hàng tuần đƣợc cân và sấy xác định hàm lƣợng chất khô, sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Đến cuối đợt thí nghiệm các mẫu của từng lô đƣợc trộn đều và 1 mẫu đại diện đƣợc lấy, gửi đi phân tích xác định thành phần hoá học.

Tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn bổ sung: Tăng trọng của bò thí

nghiệm đƣợc xác định thông qua cân khối lƣợng mỗi tháng/ lần, bằng cân điện tử Ruddweigh 2000 (Australia). Mỗi lần cân hai ngày liên tục vào buổi sáng trƣớc khi cho ăn thức ăn bổ sung. Hiệu quả sử dụng thức ăn bổ sung chính là tiêu tốn thức ăn bổ sung cho tăng trọng đƣợc tính toán từ số liệu ghi chép thức ăn bổ sung thu nhận và tăng trọng của bò thí nghiệm.

Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của việc vỗ béo bò đƣợc sơ bộ tính

nghiệm. Những phần đƣợc xem là giống nhau giữa các lô sẽ không đƣa vào phân tích. Các khoản thu nhập từ các sản phẩm phụ khác trong quá trình vỗ béo bò đƣợc xem là nhƣ nhau giữa các lô thí nghiệm. Hiệu quả kinh tế của lô này so với lô kia sẽ đƣợc phân tích theo công thức: Hiệu quả kinh tế = (Tăng thu + Giảm chi) - (Tăng chi + Giảm thu).

2.4.3.4. Phân tích thành phần hoá học của mẫu

Tất cả các mẫu thức ăn cho ăn của từng lô đƣợc phân tích các chỉ tiêu: Năng lƣợng trao đổi (ME), vật chất khô (VCK), protein thô (CP) theo tiêu chuẩn AOAC (1997) [38] tại Viện Chăn nuôi Quốc gia.

2.4.3.5. Phân tích thống kê

Số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc đƣợc tính toán thô trên bảng Excel 2003 sau đó xử lý bằng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai (ANOVA) trên phần mềm Minitab 14.0. Mô hình ANOVA tổng quát để phân tích số liệu là mô hình sau:

Yij =  + Ai + ij

Trong đó: Yij là biến phụ thuộc,  là trung bình tổng thể, Ai ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung, ij là sai số ngẫu nhiên.

Nếu ANOVA cho thấy có sự sai khác thì phƣơng pháp so sánh cặp số trung bình Tukey sẽ đƣợc áp dụng để xác định sai khác giữa các nghiệm thức.

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3..1. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÕ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TRONG CHĂN NUÔI BÕ TẠI HUYỆN HẠ HOÀ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hoà

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hạ Hoà nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm tỉnh lỵ 70 km; phía Bắc giáp các huyện Trấn Yên, Văn Trấn, Yên Bình của tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp huyện Đoan Hùng; phía Tây giáp huyện Yên Lập; phía Nam giáp huyện Thanh Ba của tỉnh nhà. Tổng diện tích tự nhiên 33.994 ha. Tổng số dân 109.695 ngƣời; có 32 xã và 1 thị trấn.

Hạ Hoà ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, chịu ảnh hƣởng của hai vùng khí hậu giữa đông và tây bắc bộ. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.600 - 1.800 mm, nhƣng phân bổ không đều, mùa mƣa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Địa hình chia thành hai vùng: Vùng đồi núi chiếm trên 80% diện tích thuận lợi để phát triển cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè. Vùng đồng bằng chiếm khoảng 20% diện tích tập trung ven sông Hồng và các ngòi tiêu, đất đai khá bằng phẳng và phù hợp với trồng cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.

Hạ Hoà có hệ thống giao thông tƣơng đối thuận tiện gồm đƣờng sông, đƣờng sắt, đƣờng bộ. Sông Hồng chảy qua địa phận 20 xã, thị trấn với chiều dài 33,5 km. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua dài 30 km, cùng với các quốc lộ 32C, quốc lộ 70, các tỉnh lộ 312, 314, 311 đảm bảo giao thƣơng thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2011 huyện Hạ Hoà đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 11,33%; trong đó nông - lâm nghiệp tăng 7,3%, công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp tăng 18,6%, dịch vụ tăng 15%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông-lâm nghiệp. Hạ Hoà đã thu hút và huy động hơn 300 tỷ đồng vốn đầu tƣ, 4200 ngƣời đƣợc giải quyết việc làm; thu ngân sách hàng năm tăng 10%.

Huyện đã có 100% số xã thị trấn có điện lƣới quốc gia. Hạ Hoà còn có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)