Ảnh hưởng của khối lượng, kích thước và chuẩn bị mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 29)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Ảnh hưởng của khối lượng, kích thước và chuẩn bị mẫu

Theodorou và cs (1994) [64] chỉ ra rằng khi tăng khối lƣợng mẫu (chất nền) sẽ làm thể tích khí tăng lên, nhƣng tốc độ sinh khí không bị ảnh hƣởng. Khối lƣợng mẫu thức ăn đem ủ có ảnh hƣởng đến khả năng sinh khí của thức ăn: lƣợng mẫu ủ càng lớn sẽ sản sinh ra thể tích khí lớn hơn. Tuy nhiên, khối lƣợng mẫu đem ủ chỉ khoảng từ 200 - 300 mg, tuỳ từng loại thức ăn. Đối với các thức ăn dễ lên men tiêu hoá, khối lƣợng mẫu nên là 200 mg, với các thức ăn lên men chậm, khối lƣợng nên là 300 mg, để đảm bảo rằng lƣợng khí sinh ra khi ủ mẫu không lớn hơn 100 ml (Menke và Steingass, 1988) [55].

Menke và Steingass (1988) [55] cũng chỉ ra rằng kích thƣớc mẫu có ảnh hƣởng đến tốc độ sinh khí trong thời gian ủ. Các mẫu đƣợc nghiền nhỏ có khả năng lên men nhanh hơn các mẫu không đƣợc nghiền. Đối với các thức ăn dễ hoà tan, thức ăn tinh thì ảnh hƣởng này là không đáng kể, nhƣng đối với các thức ăn khó hoà tan, thức ăn có hàm lƣợng xơ cao, phân giải chậm, thì tốc độ sinh khí tăng lên khi mẫu đƣợc nghiền nhỏ. Menke và Steingass (1988) [55] giải thích rằng việc nghiền nhỏ mẫu làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của các mảnh mẫu thức ăn và VSV trong môi trƣờng ủ, tốt nhất là không lớn hơn 1mm.

Ảnh hƣởng của việc sấy mẫu: Nhiệt độ cao có thể làm biến tính một số cấu trúc hoá học trong thành phần hoá học của thức ăn theo Tilley và Terry (1963) [65] khi sấy mẫu thức ăn cỏ tƣơi ở 1250C trong 16 giờ thay vì 1000

C trong 96. Khi sấy khô mẫu cỏ tƣơi ở 1400C trong 24 giờ làm giảm lƣợng khí sinh ra từ 57% - 78%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)