3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2.2. Đặc điểm sinh khí in vitro của thân cây sắn và các công thức phối hợp
Đối với mỗi công thức phối trộn của thức ăn bổ sung cho bò lai Sind đƣợc tiến hành thí nghiệm với ba lần lặp lại, kết quả sinh khí (khí sinh ra, tích luỹ) đƣợc tính trung bình ở các thời điểm khác nhau. Từ các kết quả này có thể cho biết tốc độ và động thái sinh khí của các công thức phối trộn và đƣợc trình bày trong bảng 3.7 và đồ thị 3.1.
Bảng 3.7. Lƣợng khí sinh ra của các hỗn hợp thân cây sắn tại các thời điểm khác nhau
Công thức phối trộn
Lƣợng khí sinh ra sau các thời điểm ủ mẫu (ml/200mgTĂ) 3 giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ
CT1 (25%TCS) 9,20c 16,20c 28,40 40,30c 47,90 52,90 54,40d CT2 (35%TCS) 6,70b 10,30b 23,00 33,60b 41,00 47,30 49,90c CT3 (45%TCS) 5,20ab 9,40ab 17,80 31,30b 37,30 41,40 43,40b CT4 (55%TCS) 4,20a 7,10a 13,90 26,10a 34,000 35,80 37,10a SEM 0,59 0,72 1,06 1,02 p 0,002 0,000 0,000 0,000
Ghi chú: a,b,c Những số trung bình cùng cột mang chữ số mũ bên phải khác
nhau sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Từ bảng 3.7 cho thấy tốc độ sinh khí của công thức có 25% thân cây sắn là cao nhất, sau đó tốc độ sinh khí giảm dần theo tỷ lệ thân cây săn tăng dần trong hỗn hợp thức ăn và thấp nhất ở công thức có 55% thân cây sắn. Trong khoảng thời gian 6 giờ đầu sau khi ủ, có sự khác biệt đáng kể về tốc độ sinh khí giữa CT1 với các công thức còn lại. Giữa CT2 và CT4 cũng có sự chênh lệch lớn về tốc độ sinh khí. Tuy nhiên, không thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong động thái sinh khí khi so sánh CT3 với CT2 và CT4 trong khoảng thời gian này. Tại thời điểm 24 giờ sau ủ, tốc độ sinh khí của CT1 là cao nhất (40,3 ml), thấp nhất là ở CT4 (26,1 ml). Khi so sánh CT2 và CT3 thì thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩ thống kê giữa hai công thức, đạt lần lƣợt là 33,6 và 31,3 ml. Qua bảng 4.7 ta cũng thấy rằng có sự chênh lệch đáng kể giữa 4 công thức về lƣợng khí sinh ra sau 96 giờ ủ trong điều kiện in vitro. Cụ thể cao nhất ở CT1 (54,4 ml), tiếp đến là CT2 và CT3, thấp nhất ở CT4 (37,1 ml).
4.2 7.1 13.9 26.1 34.0 35.8 54.4 52.9 47.9 40.3 16.2 28.4 9.2 37.1 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 0 20 40 60 80 100 giờ ml CT1 CT2 CT3 CT4
Đồ thị 3.1. Lượng khí sinh ra của các hỗn hợp thân cây sắn
Tổng lƣợng khí sinh ra tại các thời điểm 24, 48 và 96 giờ sau ủ xác định đƣợc trong nghiên cứu này đƣơng đƣơng với kết quả trƣớc đây của Vũ Chí Cƣơng (2008) [6] khi ủ một số loại cám hỗn hợp thƣờng dùng cho bò sữa và bò thịt. Ngày nay, các nhà khoa học có rất nhiều quan điểm khác nhau về các yếu tố ảnh hƣởng đến động thái sinh khí của mẫu ủ. Gasmi-Boubaker và cs (2005) [46] báo cáo rằng có mối tƣơng quan dƣơng hàm lƣợng protein thô và động thái sinh khí của mẫu tại thời điểm 24 giờ sau ủ. Ngƣợc lại, Getachew và cs (2004) [47] cho rằng hàm lƣợng protein thô của thức ăn có mối tƣơng quan âm với lƣợng khí sinh ra trong điều kiện in vitro. Trong khi đó, các nghiên cứu khác với các loại thức ăn khác nhau (ví dụ, hàm lƣợng protein thô dao động trong khoảng 32 - 487 g/kgVCK (Blummel và cs, 1999) [40]) không tìm thấy sự ảnh hƣởng của hàm lƣợng protein thô đến lƣợng khí sản sinh ra. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng khi hàm lƣợng protein thô tăng dần trong các hỗn hợp thức ăn bổ sung thì tổng lƣợng khí sinh ra giảm. Phát hiện này phù hợp với thông báo của Getachew và cs (2004) [47].
3.2.3. Tỷ lệ tiêu hoá và các giá trị năng lượng của thân cây sắn các công thức phối trộn
Sử dụng Bomb Calorimeter, đồng thời dựa vào thành phần hoá học và lƣợng khí sản sinh ra tại thời điểm 24 giờ sau ủ của mẫu hỗn hợp thức ăn và đốt mẫu trong bomb calorimeter, ta có thể xác định đƣợc các giá trị năng lƣợng thô (GE), năng lƣợng trao đổi (ME) và tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ (OMD) của các công thức phối trộn. Các giá trị này đƣợc trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Tỷ lệ tiêu hoá và các giá trị năng lƣợng của các công thức phối trộn Công thức phối trộn OMD (%) GE (MJ/kgVCK) ME (MJ/kgVCK) Đối chứng 74,40 15,90 11,80 CT1 (25%TCS) 65,20c 15,30b 11,00c CT2 (35%TCS) 59,60b 14,80ab 10,40b CT3 (45%TCS) 57,70b 14,90ab 10,10b CT4 (55%TCS) 53,40a 14,40a 9,50a SEM 0,89 0,15 0,09 p 0,000 0,021 0,000
Ghi chú: a,b,c Những số trung bình cùng cột mang chữ số mũ bên phải khác
nhau sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Từ bảng 3.8 cho thấy giá trị năng lƣợng trao đổi và tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của hỗn hợp thức ăn bổ sung truyền thống (đối chứng) khá cao lần lƣợt là 11,8 MJ/ kg VCK và 74,4%. Điều này có thể do trong loại hỗn hợp thức ăn này đƣợc phối trộn từ các nguyên liệu có tỷ lệ carbonhydrat phi cấu trúc cao đây là các chất tiêu hoá rất nhau và hầu nhƣ hoàn toàn trong đƣờng tiêu hoá của vật nuôi. Đồng thời, tỷ lệ các chất khó tiêu hoá nhƣ lignin, ADF lại rất thấp.
Khi so sánh giữa các công thức phối trộn đƣợc bổ sung thân cây sắn với nhau cho ta thấy rằng tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ ở công thức phối trộn có 25% thân cây sắn là cao nhất (65,2%) và cao hơn đáng kể so với các công thức còn
lại có tỷ lệ thân cây sắn cao hơn. Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ thấp nhất ở công thức phối trộn có 55% thân cây sắn (53,4%). Giữa CT2 và CT3 không có sƣ khác biệt đáng kể về tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ, đạt lần lƣợt là 59,6 và 57.7%. Sự khác biệt và xu hƣớng thay đổi của giá trị năng lƣợng trao đổi cũng tƣơng tự nhƣ tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ. ME cao nhất ở CT1 (11 MJ/ kgVCK), CT4 có giá trị ME là thấp nhất (9,5 MJ/ kgVCK). Về giá trị năng lƣợng thô, các công thức phối trộn dao động trong khoảng 14,4 - 15,3 MJ/ kgVCK. Chỉ có sự chênh lệch mang ý nghĩa thống kê giữa CT1 (15,3 MJ/ kgVCK) và CT4 (14,4 MJ/kgVCK). Trong CT2 và CT3 thì giá trị năng lƣợng thô không thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa hai công thức này và với các công thức phối trộn còn lại.
Từ các kết quả đã xác định đƣợc ở trên, ta thấy rằng với tỷ lệ 55% thân cây sắn trong công thức phối trộn tuy có hàm lƣợng protein thô khá cao (13,45% VCK) nhƣng tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ (53,4%) và hàm lƣợng năng lƣợng trao đổi (9,5 MJ/ kgVCK) rất thấp. Hỗn hợp thức ăn bổ sung này lại phải kết hợp với các loại thức ăn xơ khác (cỏ tự nhiên, phụ phẩm công nông nghiệp, cỏ trồng....) thì mới tạo nên khẩu phần ăn hàng ngày cho bò. Khi đó tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ và hàm lƣợng năng lƣợng trao đổi của khẩu phần sẽ bị giảm xuống đáng kể, do các loại thức ăn xơ thƣờng có các giá trị OMD và ME thấp hơn nhiều so với thức ăn tinh và thức ăn bổ sung. Hơn nữa, theo khuyến cáo của Kearl (1982) [50] để đạt đƣợc mục tiêu trọng 0,75 - 1kg/con/ngày của các giống bò nhiệt đới có khối lƣợng 200 - 300kg thì hàm lƣợng năng lƣợng trao đổi trong khẩu phần phải đảm bảo tối thiểu từ 9,7 - 10,2 MJ/ kgVCK. Nhƣ vậy, sử dụng công thức phối trộn có 55% thân cây sắn làm thức ăn bổ sung để vỗ béo bò thịt là không thích hợp. Do đó, chúng tôi không bố trí hỗn hợp thức ăn này trong thí nghiệm vỗ béo.