3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.2. Tiềm năng một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò tạ
huyện Hạ Hoà
Với diện tích đất nông nghiệp 12.667 ha chiếm 37,26 % tổng diện tích đất tự nhiên. Hàng năm có hàng ngàn tấn phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đặc biệt là đại gia súc. Việc tận dụng đƣợc nguồn thức ăn phụ phẩm dồi dào này không chỉ làm chi phí đầu vào nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trƣờng.
3.1.2.1. Diện tích, sản lượng một số cấy trồng tại Hạ Hoà
Với đặc thù của huyện Hạ Hoà, tuy bình quân diện tích canh tác/hộ thấp (3.191 m2/ngƣời), nhƣng canh tác cây trồng ở nông hộ là khá đa dạng. Trong đó, các cây chủ lực là lúa, ngô, sắn và chè (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Diện tích, sản lƣợng của một số cây trồng tại Hạ Hoà năm 2010 Loại cây trồng Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)
Lúa (2 vụ) 7.585,1 39.509,7
Ngô 1.415,4 3.395
Sắn 475,3 4.593
Chè 2.000 17.000
(Nguồn Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hạ Hoà năm 2011)
Tuy huyện chỉ có 1/5 diện tích tự nhiên phù hợp cho canh tác lúa nƣớc, nhƣng qua bảng 3.1 cho thấy rằng lúa là cây đƣợc trồng nhiều nhất (7.585,1ha) trong tất cả các loại cây trồng. Điều này chứng tỏ sự quan trọng của cây lúa trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Mặc dù vậy, năng suất lúa của huyện khá thấp (khoảng 52,1 tạ/ ha/ năm) so với bình quân cả nƣớc (55,3 tạ/ ha/ năm) (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011) [2]. Cây chè là cây công nghiệp
mũi nhọn của huyện. Trong năm 2010 cả huyện có 2.000 ha chè đạt sản lƣợng 17.000 tấn. Ngô cũng đƣợc trồng với diện tích khá lớn (1.415,4 ha). Phần lớn diện tích ngô đƣợc trông xen canh với chè non nên năng suất thấp chỉ đạt khoảng 2,4 tấn/ năm. Diện tích sắn của toàn huyện năm 2010 là 457,3 với năng suất gần 10 tấn/ ha.
Ngoại trừ chè, các cây trồng khác sẽ tạo nên nguồn phụ phẩm đáng kể. Các loại phụ phẩm này đƣợc ngƣời dân trong huyện xử lý theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn chúng đƣợc phơi khô để làm chất đốt (rơm, thân cây ngô), ủ với phân chuồng để làm phân hữu cơ. Thân cây sắn đƣợc sử dụng để làm hàng rào. Một phần không nhỏ đƣợc nông dân đốt ngay tại đồng ruộng. Các cách xử lý trên không đem lại hiệu quả kinh tế cao, gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trƣờng. Nếu chúng đƣợc tận dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì đây là lƣợng thức ăn lớn, rẻ tiền, sẵn có tại địa phƣơng.
3.1.2.2. Diện tích và sản lượng các giống sắn được trồng tại huyện Hạ Hoà
Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hạ Hoà (2011) [22] thì có 4 giống sắn đƣợc trồng tại địa phƣơng gồm: Sắn lá tre, sắn xanh,sắn Hà Bắc và sắn KM94. Diện tích (DT) và sản lƣợng (SL) của từng giống sắn đƣợc trồng qua các năm gần đây đƣợc thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Diện tích, sản lƣợng một số giống sắn trồng tại Hạ Hoà Giống sắn 2008 2009 2010 DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) Sắn lá tre 412,9 3.860 375 3.840 315,3 2.943 Sắn xanh 70 595 75 637,5 80 680 Sắn Hà Bắc 75 862 55 632,5 65 715 Sắn KM94 15 255 Tổng 557,9 5.317 505 5.110 475,3 4.593
Qua bảng 3.2 cho thấy sắn lá tre là giống đƣợc trồng chủ yếu. Đây là giống sắn đƣợc ƣa chuộng từ rất lâu của ngƣời trồng sắn ở địa phƣơng, vì giống sắn này có năng suất ổn định và không kén đất trồng.
Tuy nhiên, diện tích và sản lƣợng của giống sắn lá tre giảm trong ba năm gần đây. Diện tích giảm khoảng 100 ha từ 412,9 ha (2008) xuống còn 315,3 ha (2010) kéo theo sản lƣợng giảm khoảng 1000 tấn từ 3.860 tấn (2008) xuống còn 2.943 tấn (2010). Hai giống sắn Xanh và sắn Hà Bắc đƣợc trồng với diện tích khiêm tốn. Hàng năm, mỗi giống chỉ có khoảng 55-80 ha. Đây là hai giống sắn mới đƣợc nông dân trồng trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhƣng không mở rộng đƣợc diện tích, vì theo ngƣời trồng sắn, thì hai giống sắn này kén đất, đòi hỏi nhiều công chăm sóc và phân bón, nếu muốn có năng suất cao. Theo khuyến cáo của phòng nông nghiệp huyện, từ năm 2010 ngƣời dân bắt đầu trồng giống sắn KM94. Đây là giống sắn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Một số nhà nông học cho rằng tiềm năng năng suất của giống sắn KM94 có thể đạt 28-30 tấn / ha nếu đƣợc trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật (Hoàng Kim và cs, 2011[16]; Ngọc Lam, 2011[19]). Tuy nhiên, trong năm đầu tiên trồng thử nghiệm với 15ha nông dân chỉ thu đƣợc 255 tấn. Với năng suất vƣợt trội, chắc chắn trong những năm tới giống sắn này sẽ đƣợc mở rộng diện tích.
Nhìn chung, trong 3 năm 2008 - 2010, diện tích và sản lƣợng sắn của huyện Hạ Hoà có xu hƣớng giảm dần. Về diện tích giảm từ 557,9ha (2008) xuống còn 475,3ha (2010). Về sản lƣợng giảm khoảng 800 tấn. Năng suất trung bình cho mỗi ha trong sắn trên toàn huyện chỉ dao động trong khoảng 10 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với bình quân cả nƣớc 17,2 tấn/ ha (Phạm Thị Nhạn và cs, 2012) [21].
3.1.2.3. Nguồn chính phẩm và phụ phẩm của một số cây trồng
Việc xác định tỷ lệ giữa phụ phẩm và chính phẩm nhằm mục tiêu ƣớc lƣợng nhanh và tƣơng đối chính xác khối lƣợng phụ phẩm của từng loại cây trồng sau khi thu hoạch, mà không cần phải cân các loại phụ phẩm này. Sau khi khảo sát 20 mẫu mỗi loại cây trồng chúng tôi đã xác định đƣợc tỷ lệ giữa phụ phẩm và chính phẩm của 3 loại cây lƣơng thực chủ yếu của huyện Hạ Hoà. Số liệu đƣợc trình bày trong bảng 3.3.
Qua bảng 3.3 thấy rằng thân lá cây ngô là loại phụ phẩm có tỷ lệ cao nhất. Khối lƣợng của thân lá cây ngô gần nhƣ tƣơng đƣơng so với chính phẩm (ngô hạt). Trong bắp ngô khô thì khối lƣợng của lõi ngô chiếm xấp xỉ 1/3 khối lƣợng. Điều này có nghĩa rằng nếu ta thu đƣợc 1 tấn ngô hạt khô thì đồng thời sẽ tạo ra khoảng 1,5 tấn phụ phẩm bao gồm 1 tấn thân lá cây ngô và 5 tạ lõi ngô. Khối lƣợng của rơm khô (0,8 kg) bằng 2/3 khối lƣợng của thóc (1,2 kg). Đây cũng là một trong những loại cây trồng sinh ra nhiều phụ phẩm. Với đặc tính cồng kềnh và có tỷ lệ cao của rơm khô so với chính phẩm, thì việc thu gom và bảo quản rơm cần nhiều công sức, thời gian và không gian.
Bảng 3.3. Tỷ lệ phụ phẩm so với chính phẩm tại huyện Hạ Hoà
Loại cây trồng Số mẫu Phụ phẩm (kg) Chính phẩm
(kg) Tỷ lệ PP/CP (%) Lúa 20 0,8 1,2 66,7 Ngô Thân lá 20 1,0 1,1 90,9 Lõi 20 0,5 1,1 45,5 Sắn 20 1,3 4,0 32,5
Sắn là loại cây trồng tạo ra ít phụ phẩm nhất trong 3 loại cây đƣợc khảo sát trong nghiên cứu này. Tỷ lệ thân lá cây sắn chỉ tƣơng đƣơng 32,5% so với sắn củ thu đƣợc. Thân cây sắn có thể sử dụng làm giống để tái sản xuất. Hơn nữa thân cây sắn có thể bảo quản ở dạng tƣơi trong một thời gian dài. Vì vậy,
việc thu gom và bảo quản thân cây sắn không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đây là một lợi thế lớn của thân cây sắn so với các loại phụ phẩm khác trong việc bảo quản và chế biến làm thức ăn cho gia súc nhai lại.
3.1.3. Quy mô chăn nuôi bò và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò tại huyện Hạ Hoà
3.1.3.1. Quy mô chăn nuôi bò tại các hộ gia đình
Kết quả điều tra 25 hộ chăn nuôi bò lai Sind ở 4 xã Minh Hạc, Lang Sơn, Xuân Áng và Phụ Khánh thuộc huyện Hạ Hoà cho thấy chăn nuôi bò thịt lai Sind phổ biến là quy mô nhỏ (bảng 3.4). Số hộ nuôi quy mô 1 - 4 con chiếm tỉ lệ cao (80%). Trong đó số hộ nuôi từ 1 - 2 con là 8 hộ chiếm 32%, có 12 hộ nuôi từ 3 - 4 con (48%). Chỉ có 5 trong tổng số 25 hộ điều tra có quy mô ≥ 5 con chiếm 20% những hộ này thƣờng có chuồng trại kiên cố và có một diện tích đất nhất định trồng cỏ để bổ sung thêm thức ăn xanh cho bò sau khi đi chăn thả về hoặc trong những ngày mƣa bão. Trong số 5 hộ này chỉ có duy nhất 1 hộ ở xã Minh Hạc nuôi 15 con bò lai Sind vỗ béo theo phƣơng thức nuôi nhốt hoàn toàn và cho ăn toàn bộ bằng cỏ trồng.
Bảng 3.4. Quy mô chăn nuôi bò (con/hộ) của 4 xã tại huyện Hạ Hoà Quy mô nuôi
(con/hộ) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 - 2 8 32 3-4 12 48 ≥ 5 5 20
Các nông hộ ở Phú Thọ nói chung, huyện Hạ Hoà nói riêng thì đa số đều khó có đủ điều kiện về đất đai và vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi bò. Vì thế, sự tồn tại của hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ là tất yếu. Quy mô 3 - 4 con trong đó sẽ có một con bò mẹ, một con bê và một hoặc hai con bò đang trong giai đoạn bò tơ đƣợc các hộ nuôi bò ở địa phƣơng ƣa chuộng. Bởi vì
ngƣời chăn nuôi cho rằng việc có 3 giai đoạn sinh trƣởng của bò trong cùng một hộ sẽ tạo cho họ có thu nhập đồng đều hơn từ việc bán bò. Đồng thời bò mẹ sẽ là nguồn cung cấp con giống để cho các nông hộ tái sản xuất, mà không cần phải bỏ một khoản tiền lớn để mua bò con. Với quy mô 3 - 4 con/hộ sẽ tận dụng đƣợc nguồn thức ăn sẵn có (cỏ tự nhiên ở các bờ bãi, phụ phẩm nông nghiệp...). Tạo đƣợc nguồn phân hữu cơ đủ để bón lót cho đồng ruộng sau mỗi mùa thu hoạch. Hơn nữa, họ cũng cho rằng quy mô này có thể tận dụng tối ƣu nguồn lao động của con em các buổi đƣợc nghỉ học không đến trƣờng và những lao động chính của gia đình trong lúc nông nhàn.
3.1.3.2. Tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi bò
Nhƣ đã trình bày ở trên, các cây lƣơng thực, thực phẩm đƣợc trồng trong huyện đã tạo nên nguồn thức ăn phụ phẩm đáng kể cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên, số lƣợng sẵn có và sử dụng nó vào chăn nuôi có sự khác nhau, kết quả điều tra 25 hộ trong huyện về tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi đƣợc trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi bò tại huyện Hạ Hoà Chỉ tiêu điều tra Số hộ
Tỷ lệ hộ sử dụng (%) KL phụ phẩm có sẵn (tấn/hộ/năm) KL phụ phẩm sử dụng (tấn/hộ/năm) Tỷ lệ sử dụng (%) Rơm lúa 25 92 2,72 0,57 21,0 Thân cây ngô 25 72 1,78 0,55 30,9 Lõi ngô 25 0 0,20 0 0 Thân lá lạc 25 44 0,73 0,12 16,4 Thân cây sắn 25 16 2,61 0,21 8,0
Khối lƣợng sẵn có và việc sử dụng các nguồn phụ phẩm để làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở nông hộ có sự khác biệt lớn. Chỉ trừ lõi ngô không đƣợc sử dụng vì các nông hộ cho rằng trong lõi ngô khô chỉ còn chất xơ, từ xƣa đến nay ở địa
phƣơng không ai cho bò ăn lõi ngô, mà chỉ dùng để đun nấu, các loại phụ phẩm cây trồng khác đều đƣợc nông hộ sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Rơm lúa là loại có khối lƣợng lớn nhất (2,72 tấn/ hộ/ năm) và đƣợc nhiều hộ sử dụng nhất (92%). Thân cây sắn tuy khối lƣợng xếp vị trí thứ 2, nhƣng số hộ có sử dụng và tỷ lệ sử dụng làm thức ăn là thấp nhất. Thân lá cây ngô sau thu hoạch thì khối lƣợng xếp thứ 3 (1,78 tấn/hộ/năm) và có tỉ lệ sử dụng cao nhất (30,9%). Thân lá lạc có khối lƣợng khá lớn (0,73 tấn/hộ/năm) nhƣng tỷ lệ sử dụng chƣa nhiều (16,4%). Rơm lúa tuy chƣa đƣợc sử nhiều nhƣ thân lá ngô, nhƣng với tỷ lệ sử dụng là 21% thì cao hơn rất nhiều so với kết quả điều tra của Đào Lệ Hằng (2007) [13] ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long - chỉ có khoảng 5% số lƣợng rơm sử dụng làm thức ăn cho gia súc.
Nhƣ vậy, một khối lƣợng lớn nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại đã bị lãng phí, trong đó có những loại nguyên liệu có giá trị dinh dƣỡng cao (thân lá lạc và thân cây sắn). Tuy rằng, các loại phụ phẩm cây trồng có tính mùa vụ và kích thƣớc cồng kềnh, nhƣng nếu nông hộ thực hiện các biện pháp chế biến, dự trữ thì chắc rằng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu thức ăn thô cho gia súc.
3.2. XÁC ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ THÂN CÂY SẮN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH KHÍ IN VITRO, TỶ LỆ TIÊU HOÁ CHẤT HỮU CƠ VÀ CÁC ĐIỂM SINH KHÍ IN VITRO, TỶ LỆ TIÊU HOÁ CHẤT HỮU CƠ VÀ CÁC GIÁ TRỊ NĂNG LƢỢNG CỦA CÁC CÔNG THỨC PHỐI TRỘN
3.2.1. Thành phần hoá học của thân cây sắn và các công thức phối hợp
Việc xác định thành phần hoá học của thức ăn là cơ sở quan trọng để đánh giá giá trị dinh dƣỡng và chất lƣợng thức ăn. Đồng thời thành phần hoá học cũng là chỉ tiêu không thể thiếu để tính toán tổng số khối lƣợng thức ăn và các dƣỡng chất mà gia súc đã thu nhận trong một khoảng thời gian nhất định. Thành phần hoá học của thân cây sắn và các công thức phối trộn dùng làm thức ăn bổ sung cho bò lai Sind trong nghiên cứu này đƣợc trình trong bảng 3.6.
Từ bảng 3.6 cho thấy thân cây sắn có tỷ lệ vật chất khô (VCK) và NDF khá cao lần lƣợt là 24,30 và 53,25 %. Hai thành phần này cao là do thân cây sắn đang trong giai đoạn thành thục và già cỗi. Trong giai đoạn này quá trình lignin hoá diễn ra làm cho thân cây sẽ chắc lại và mất nƣớc. Tuy nhiên, quá trình lignin hoá dƣờng nhƣ chỉ diễn ra mạnh ở lớp ngoài của thân cây sắn, phần bên trong vẫn khá mền. Do đó, tỷ lệ ADF của cây sắn (24,7 %). Điều này rất có lợi cho tiêu hoá của động vật nhai lại. Tỷ lệ protein của thân cây sắn (6,03%) cao hơn nhiều so với các loại phụ phẩm nông nghiệp khác nhƣ thân cây ngô (2,87 %), ngọn lá mía (2,68 %)...(Viện Chăn nuôi, 2001) [37] và tƣơng đƣơng các loài cỏ hoà thảo (cỏ voi, lông pangola...) trong giai đoạn trƣởng thành. Thành phần hoá học của thân cây sắn trong thí nghiệm này tƣơng đối phù hợp với kết quả của Vũ Chí Cƣơng và cs (2010) [7] đã phân tích. Nói tóm lại, thân cây sắn là một trong những loại phụ phẩm có giá trị, phù hợp để bổ sung vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại.
Bảng 3.6. Thành phần hoá học của thân cây sắn các công thức phối trộn Chỉ tiêu Đơn vị Cây
sắn Đối chứng CT1 25%TCS CT2 35%TCS CT3 45%TCS CT4 55%TCS Vật chất khô % 24,30 88,54 73,74 66,93 60,10 53,31 Protein thô %VCK 6,03 9,18 12,73 13,01 13,29 13,45 Mỡ thô 6,62 3,83 4,91 5,29 5,86 6,32 Xơ thô 22,50 7,10 12,28 13,83 15,72 16,86 NDF 53,25 14,72 25,63 30,46 34,28 37,09 ADF 24,70 8,38 13,44 14,72 17,09 19,46 Khoáng tổng số 7,73 6,39 8,22 8,69 9,05 9,46 DXKĐ 56,83 73,51 62,28 59,11 55,95 52,78
Qua bảng 3.6 ta cũng có thể thấy rằng tỷ lệ protein của loại thức ăn bổ sung mà ngƣời chăn nuôi ở huyện Hạ Hoà thƣờng dùng để vỗ béo bò thịt là khá thấp chỉ đạt 9,18 % VCK. Ngƣợc lại, tỷ lệ DXKĐ lại rất cao (73,51 %), đây là nguồn cung cấp năng lƣợng chủ yếu cho gia súc. Nhƣ vậy, loại thức ăn bổ sung này không cân bằng dƣỡng chất nếu xét về mặt thành phần hoá học của thức ăn. Trong các hỗn hợp thức ăn có bổ sung thân cây sắn ta thấy rằng tỷ lệ protein tăng dần từ 12,73 % (CT1) đến 13,45 % (CT4). Tỷ lệ xơ thô cũng tăng mạnh từ 12,28 % (CT1) đến 16,86 % (CT4). Ngƣợc lại, tỷ lệ dẫn xuất không đạm lại giảm dần từ 62,28 % (CT1) đến 52,78 % (CT4). Điều này có thể giải thích thông qua tỷ lệ các loại thức ăn đƣợc phối trộn. Ta thấy rằng các công thức phối trộn chỉ khác nhau về tỷ lệ của bột sắn và thân cây sắn. Bột sắn là loại thức ăn cung cấp năng lƣợng nên trong thành phần hoá học của chúng chứa ít chất xơ và protein nhƣng tỷ lệ dẫn xuất không đạm cao. Ngƣợc lại, trong thân cây sắn là loại thức ăn chứa nhiều xơ và tỷ lệ dẫn xuất không đạm thấp. Với tỷ lệ protein thô dao động từ 12,73 - 13,45 %