3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.3.1. Quy mô chăn nuôi bò tại các hộ gia đình
Kết quả điều tra 25 hộ chăn nuôi bò lai Sind ở 4 xã Minh Hạc, Lang Sơn, Xuân Áng và Phụ Khánh thuộc huyện Hạ Hoà cho thấy chăn nuôi bò thịt lai Sind phổ biến là quy mô nhỏ (bảng 3.4). Số hộ nuôi quy mô 1 - 4 con chiếm tỉ lệ cao (80%). Trong đó số hộ nuôi từ 1 - 2 con là 8 hộ chiếm 32%, có 12 hộ nuôi từ 3 - 4 con (48%). Chỉ có 5 trong tổng số 25 hộ điều tra có quy mô ≥ 5 con chiếm 20% những hộ này thƣờng có chuồng trại kiên cố và có một diện tích đất nhất định trồng cỏ để bổ sung thêm thức ăn xanh cho bò sau khi đi chăn thả về hoặc trong những ngày mƣa bão. Trong số 5 hộ này chỉ có duy nhất 1 hộ ở xã Minh Hạc nuôi 15 con bò lai Sind vỗ béo theo phƣơng thức nuôi nhốt hoàn toàn và cho ăn toàn bộ bằng cỏ trồng.
Bảng 3.4. Quy mô chăn nuôi bò (con/hộ) của 4 xã tại huyện Hạ Hoà Quy mô nuôi
(con/hộ) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 - 2 8 32 3-4 12 48 ≥ 5 5 20
Các nông hộ ở Phú Thọ nói chung, huyện Hạ Hoà nói riêng thì đa số đều khó có đủ điều kiện về đất đai và vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi bò. Vì thế, sự tồn tại của hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ là tất yếu. Quy mô 3 - 4 con trong đó sẽ có một con bò mẹ, một con bê và một hoặc hai con bò đang trong giai đoạn bò tơ đƣợc các hộ nuôi bò ở địa phƣơng ƣa chuộng. Bởi vì
ngƣời chăn nuôi cho rằng việc có 3 giai đoạn sinh trƣởng của bò trong cùng một hộ sẽ tạo cho họ có thu nhập đồng đều hơn từ việc bán bò. Đồng thời bò mẹ sẽ là nguồn cung cấp con giống để cho các nông hộ tái sản xuất, mà không cần phải bỏ một khoản tiền lớn để mua bò con. Với quy mô 3 - 4 con/hộ sẽ tận dụng đƣợc nguồn thức ăn sẵn có (cỏ tự nhiên ở các bờ bãi, phụ phẩm nông nghiệp...). Tạo đƣợc nguồn phân hữu cơ đủ để bón lót cho đồng ruộng sau mỗi mùa thu hoạch. Hơn nữa, họ cũng cho rằng quy mô này có thể tận dụng tối ƣu nguồn lao động của con em các buổi đƣợc nghỉ học không đến trƣờng và những lao động chính của gia đình trong lúc nông nhàn.