Sự thay đổi khối lượng của bò thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 68)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1. Sự thay đổi khối lượng của bò thí nghiệm

Sau ba tháng theo dõi thí nghiệm, tăng trọng của bò lai Sind vỗ béo đƣợc chúng tôi trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Tăng khối lƣợng của bò qua các tháng Chỉ tiêu Lô 1 ĐC Lô 2 25%TCS Lô 3 35%TCS Lô 4 45%TCS SEM p Số con 4 4 4 4 Khối lƣợng bò (kg/con) Ban đầu 175,50 181,80 173,80 177,50 2,80 0,255 Tháng thứ 1 196,80a 212,30b 197,00a 195,80a 2,30 0,001 Tháng thứ 2 216,80a 235,50b 218,80a 213,30a 3,20 0,001 Tháng thứ 3 236,00ab 263,00c 239,50b 228,30a 2,90 0,000 Tổng KL tăng 60,50b 81,30c 65,80b 50,80a 2,10 0,000 Tốc độ tăng trọng (kg/con/ngày) Tháng thứ 1 0,71ab 1,02c 0,78b 0,61a 0,05 0,001 Tháng thứ 2 0,67 0,78 0,73 0,58 0,07 0,293 Tháng thứ 3 0,64ab 0,92c 0,69b 0,50a 0,05 0,001 Tăng trọng bình quân cả kỳ 0,67 b 0,90c 0,73 b 0,56a 0,02 0,000

Ghi chú: a,b,c Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác

nhau sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.9 cho thấy, khối lƣợng bò bắt đầu thí nghiệm là khá đồng đều (173,8 - 181,8kg/ con) (P > 0,05). Khối lƣợng sau hai tháng nuôi ở lô 2 (235,5 kg) cao hơn đáng kể so với các lô1 (ĐC), 3 và 4 tƣơng ứng là 216,8;

218,8 và 213,3 kg. Kết quả này là do thức ăn bổ sung của lô hai cân đối về hàm lƣợng năng lƣợng và protein hơn so với các lô khác. Khối lƣợng của bò sau ba tháng nuôi có sự chênh lệch rõ ràng giữa ba lô cho ăn thức ăn có bổ

sung thân cây sắn cao nhất ở lô 2 có 25 % thân cây sắn trong thức ăn bổ sung (263 kg) thấp nhất ở lô 4 có 45 % thân cây sắn trong thức ăn bổ sung (228,3 kg). Tuy nhiên, không thấy sự khác biệt đáng kể nào về khối lƣợng bò giữa lô đối chứng với hai lô 3 và 4. Trong cả 3 tháng vỗ béo thì khối lƣợng bò tăng cao nhất ở lô 2 (81,3 kg) tiếp theo là lô 3 và lô 1 (ĐC) và thấp nhất ở lô 4 (50,8 kg).

Ngoại trừ lô 2, tốc độ tăng trọng của bò ở cả 3 lô còn lại có xu hƣớng đạt cao nhất ở tháng thứ nhất, tiếp đến là tháng thứ 2 và thấp nhất là tháng thứ 3. Nhƣng cả 4 lô đều có tốc độ tăng trọng cao nhất ở tháng thứ 1. Kết quả này có thể có sự đóng góp của tăng trƣởng bù. Bởi vì, theo khảo sát của chúng tôi trƣớc khi cho bò vào thí nghiệm các con bò này chỉ đƣợc ăn khoảng 1- 1,5 kg thức ăn bổ sung (gồm sắn và cám gạo) vào buổi chiều trƣớc khi vào chuồng. Với khối lƣợng và loại thức ăn nhƣ vậy sẽ không đủ nhu cầu dinh dƣỡng để phát triển và tăng trọng tối đa theo đúng tiềm năng của giống. Ở tháng thứ 2, tốc độ tăng trọng của bò ở các lô không có sự chênh lệch đáng kể là do hai con bò trong lô 2 bị ốm (đau chân) đã làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trọng của chúng. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trọng bình quân cả kỳ của bò vẫn cao nhất ở lô 2 (0,9kg/ con/ ngày) thấp ở lô 4 (0,56kg/ con/ ngày). Có sự chênh lệch đáng kể về tốc độ tăng trọng bình quân cả kỳ giữa các lô có thân cây sắn trong thức ăn bổ sung. Tốc độ tăng trọng của bò nuôi khẩu phần đối chứng đạt 0,67kg/con/ngày tƣơng với lô 3 (0,73 kg/ con/ ngày), (P > 0,05), nhƣng thấp hơn lô 2 và cao hơn lô 4 về mặt thống kê. Điều này đƣợc mô tả trong đồ thị 3.2. Sở dĩ lô 4 cho tăng trọng thấp hơn lô 1 và lô 2 là do khi tăng tỉ lệ thân cây sắn trong thức ăn bổ sung ở lô 4 lên sẽ làm tăng hàm lƣợng xơ lên so với các lô khác. Do đó, gia súc phải sử dụng năng lƣợng nhiều hơn cho việc lên men lƣợng chất xơ này. Vì vậy, năng lƣợng cho tích luỹ sẽ giảm nên làm giảm tăng trọng của bò ở lô 4.

0.67 0.73 0.56 0.90 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

kg

Đồ thị 3.2. Tăng trọng bình quân cả kỳ của bò lai Sind vỗ béo

Mức tăng trọng trung bình của bò trong thí nghiệm đạt từ 0,56 - 0,9 kg/con/ngày này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Vũ Chí Cƣơng và cs (2005a) [8] khi vỗ béo bò lai Sind bằng phế phụ phẩm nông nghiệp (0,58 - 0,84kg/con/ngày) và Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng Vũ Bình, (2007) [15] khi sử dụng rơm lúa và thân áo ngô ủ 4% urê, tăng trọng của bò đạt 0,76 - 0,78kg/con/ngày. Nhƣng lại cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Nội và cs (2000) [22] nghiên cứu vỗ béo bò bằng phụ phẩm nông nghiệp cho thấy tăng trọng của bò chỉ là 0,51 - 0,58 kg/ con/ ngày, Nguyễn Xuân Trạch và Trần Văn Nhạc (2008) [33] khi vỗ béo bò nội bằng các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phƣơng (0,475 - 0,581 kg/ con/ ngày).

Tuy nhiên, kết quả thấp hơn nghiên cứu khác của Nguyễn Quốc Đạt và cs (2008) [10] vỗ béo bò lai Sind trong khẩu phần có bổ sung hạt bông và khô dầu bông (tăng trọng đạt 0,95kg/ con/ ngày).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)