Tình hình nghiên cứu sử dụng cây sắn trong chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 43)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.7.2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng cây sắn trong chăn nuôi bò thịt

Hiện nay, trong nƣớc cũng đã biết sử dụng các phụ phẩm của sắn cho trâu bò làm thức ăn và cũng đạt đƣợc một số kết quả đáng chú ý nhƣ:

Nghiên cứu của Dƣơng Nguyên Khang và Wiktorsson (2006) [51] đánh giá ảnh hƣởng của việc bổ sung các dạng sử dụng khác nhau của lá sắn (tƣơi, ủ chua và lá sắn viên) đến lƣợng thức ăn thu nhận, tăng trƣởng, trạng thái men gan và hormone tuyến giáp trong khẩu phần ăn dựa trên urê xử lý rơm tƣơi của bò địa phƣơng. Các tác giả kết luận rằng ở dạng tƣơi khi bổ sung lá sắn ở

mức cao sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hormone tuyến giáp và ảnh hƣởng xấu đến tốc độ tăng trƣởng do có hàm lƣợng HCN và tanin cao trong khẩu phần. Trong khi đó, bổ sung bổ sung lá sắn ở dạng ủ chua và đóng viên cải thiện đƣợc tốc độ tăng trƣởng, mà không có tác dụng đến hormone tuyến giáp và lƣợng thức ăn ăn vào. Trong cây sắn, HCN và tanin là hai yếu tố gây tác động tiêu cực đến tiêu hoá và sức khoẻ của vật nuôi. Khi có một hàm lƣợng tanin cao trong thức ăn thô xanh tanin có thể kết hợp với protein để tạo thành phức hợp khó tiêu hoá, kết quả và hiệu suất tiêu thụ thức ăn thấp. HCN là một yếu tố chống dinh dƣỡng trong cây sắn khi làm thức ăn cho động vật. Khi con vật ăn cây sắn tƣơi thì cyanogen bị thuỷ phân bởi các enzyme của vi khuẩn có trong dạ cỏ để giải phóng HCN. Sau đó, HCN đƣợc hấp thụ nhanh chóng vào máu và đƣợc giải độc trong gan do enzyme rhodaneza, chuyển đổi cyanate (CN) thành thiocyanate (SCN) và đƣợc bài tiết trong nƣớc tiểu (Kumar, 1992) [52]. Tuy nhiên, nếu hàm lƣợng cyanate vƣợt quá khả năng giải độc của gan, thì chúng sẽ ức chế emzyme cytochrome oxidaza. Do đó, chúng ngăn chặn sự hình thành ATP làm các mô bị thiếu năng lƣợng, cuối cùng làm con vật tử vong nhanh chóng.

Các biện pháp chế biến nhƣ: phơi khô, cắt nhỏ lá và thân cây sắn có thể làm giảm nồng độ HCN và hàm lƣợng tanin. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, ủ làm giảm rõ rệt hàm lƣợng cyanogen trong lá sắn bởi HCN bay hơi trong quá trình ủ. Viện chăn nuôi đã nghiên cứu thành công phƣơng pháp ủ chua lá sắn làm giảm hầu hết độc tố HCN, gia súc thích ăn chóng lớn - phƣơng pháp này đơn giản dễ làm và đã đƣợc áp dụng ở một số nơi: Sau ủ 50 - 60 ngày có thể lấy cho gia súc ăn dần và để đƣợc 5 - 6 tháng. Sau khi ủ hàm lƣợng HCN giảm xuống còn 32 mg/kg chất khô (mức cho phép gia súc ăn đƣợc là 60 mg/ kg chất khô). Chu Mạnh Thắng (2010) [43] đã nghiên cứu sử dụng ngọn lá sắn khô trong chăn nuôi bò thịt đã kết luận rằng, bổ sung ngọn

lá sắn làm cải thiện khả năng tiêu hoá và tỷ lệ tăng trƣởng của gia súc, khi chúng ăn khẩu phần nghèo dinh dƣỡng. Cung cấp thêm năng lƣợng trong khẩu phần ăn của gia súc ăn ngọn lá sắn là cần thiết để khắc phục những tác động tiêu cực của HCN.

Tuy nhiên, cho đến nay nƣớc ta có rất ít nghiên cứu đƣợc tiến hành để đánh giá tiềm năng sử dụng thân cây sắn trong chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và trong chăn nuôi bò thịt nói riêng.

Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)