3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1. Thành phần hoá học của thân cây sắn và các công thức phối hợp
Việc xác định thành phần hoá học của thức ăn là cơ sở quan trọng để đánh giá giá trị dinh dƣỡng và chất lƣợng thức ăn. Đồng thời thành phần hoá học cũng là chỉ tiêu không thể thiếu để tính toán tổng số khối lƣợng thức ăn và các dƣỡng chất mà gia súc đã thu nhận trong một khoảng thời gian nhất định. Thành phần hoá học của thân cây sắn và các công thức phối trộn dùng làm thức ăn bổ sung cho bò lai Sind trong nghiên cứu này đƣợc trình trong bảng 3.6.
Từ bảng 3.6 cho thấy thân cây sắn có tỷ lệ vật chất khô (VCK) và NDF khá cao lần lƣợt là 24,30 và 53,25 %. Hai thành phần này cao là do thân cây sắn đang trong giai đoạn thành thục và già cỗi. Trong giai đoạn này quá trình lignin hoá diễn ra làm cho thân cây sẽ chắc lại và mất nƣớc. Tuy nhiên, quá trình lignin hoá dƣờng nhƣ chỉ diễn ra mạnh ở lớp ngoài của thân cây sắn, phần bên trong vẫn khá mền. Do đó, tỷ lệ ADF của cây sắn (24,7 %). Điều này rất có lợi cho tiêu hoá của động vật nhai lại. Tỷ lệ protein của thân cây sắn (6,03%) cao hơn nhiều so với các loại phụ phẩm nông nghiệp khác nhƣ thân cây ngô (2,87 %), ngọn lá mía (2,68 %)...(Viện Chăn nuôi, 2001) [37] và tƣơng đƣơng các loài cỏ hoà thảo (cỏ voi, lông pangola...) trong giai đoạn trƣởng thành. Thành phần hoá học của thân cây sắn trong thí nghiệm này tƣơng đối phù hợp với kết quả của Vũ Chí Cƣơng và cs (2010) [7] đã phân tích. Nói tóm lại, thân cây sắn là một trong những loại phụ phẩm có giá trị, phù hợp để bổ sung vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại.
Bảng 3.6. Thành phần hoá học của thân cây sắn các công thức phối trộn Chỉ tiêu Đơn vị Cây
sắn Đối chứng CT1 25%TCS CT2 35%TCS CT3 45%TCS CT4 55%TCS Vật chất khô % 24,30 88,54 73,74 66,93 60,10 53,31 Protein thô %VCK 6,03 9,18 12,73 13,01 13,29 13,45 Mỡ thô 6,62 3,83 4,91 5,29 5,86 6,32 Xơ thô 22,50 7,10 12,28 13,83 15,72 16,86 NDF 53,25 14,72 25,63 30,46 34,28 37,09 ADF 24,70 8,38 13,44 14,72 17,09 19,46 Khoáng tổng số 7,73 6,39 8,22 8,69 9,05 9,46 DXKĐ 56,83 73,51 62,28 59,11 55,95 52,78
Qua bảng 3.6 ta cũng có thể thấy rằng tỷ lệ protein của loại thức ăn bổ sung mà ngƣời chăn nuôi ở huyện Hạ Hoà thƣờng dùng để vỗ béo bò thịt là khá thấp chỉ đạt 9,18 % VCK. Ngƣợc lại, tỷ lệ DXKĐ lại rất cao (73,51 %), đây là nguồn cung cấp năng lƣợng chủ yếu cho gia súc. Nhƣ vậy, loại thức ăn bổ sung này không cân bằng dƣỡng chất nếu xét về mặt thành phần hoá học của thức ăn. Trong các hỗn hợp thức ăn có bổ sung thân cây sắn ta thấy rằng tỷ lệ protein tăng dần từ 12,73 % (CT1) đến 13,45 % (CT4). Tỷ lệ xơ thô cũng tăng mạnh từ 12,28 % (CT1) đến 16,86 % (CT4). Ngƣợc lại, tỷ lệ dẫn xuất không đạm lại giảm dần từ 62,28 % (CT1) đến 52,78 % (CT4). Điều này có thể giải thích thông qua tỷ lệ các loại thức ăn đƣợc phối trộn. Ta thấy rằng các công thức phối trộn chỉ khác nhau về tỷ lệ của bột sắn và thân cây sắn. Bột sắn là loại thức ăn cung cấp năng lƣợng nên trong thành phần hoá học của chúng chứa ít chất xơ và protein nhƣng tỷ lệ dẫn xuất không đạm cao. Ngƣợc lại, trong thân cây sắn là loại thức ăn chứa nhiều xơ và tỷ lệ dẫn xuất không đạm thấp. Với tỷ lệ protein thô dao động từ 12,73 - 13,45 % thì về mặt lý thuyết các công thức phối trộn này đã đáp ứng đƣợc hàm lƣợng protein trong việc xây dựng khẩu phần vỗ béo bò thịt. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định thêm các giá trị khác nhƣ hàm lƣợng năng lƣợng trao đổi và tỷ lệ tiêu hoá của các công thức phối trộn này để quyết định chúng có thích hợp để sử dụng hay không.