Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 98)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là xã Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên vì: Thái nguyên là tỉnh có diện tích chè, sản lƣợng chè đứng thứ 2 toàn quốc (sau tỉnh Lâm Đồng); chất lƣợng chè của Thái Nguyên đặc biệt là chè Tân Cƣơng nổi tiếng thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu ra nƣớc ngoài, với hƣơng vị chè đặc sản không nơi nào có đƣợc. Cây chè đã đƣợc tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trƣờng, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giàu của nông dân. Tỉnh có chủ trƣơng phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh. Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010.

Theo các nhà khoa học, Tân cƣơng là vùng đất trung du mang đặc trƣng tiểu khí hậu ôn hòa, thổ nhƣỡng phù hợp cho cây chè phát triển. Cạnh đó dãy núi Tam Đảo chắn cái nắng gắt mùa hè, đồng thời nƣớc của dòng sông Công thấm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

qua các mạch ngầm đá đã tƣới mát cho đồi chè nơi đây. Đặc biệt nhờ kỹ thuật chế biến rất riêng của những ngƣời làm đã làm cho chè Tân Cƣơng có một hƣơng thơm và vị ngon rất đặc trƣng mà không đâu trên dải đất hình chữ S này có đƣợc.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài sử dụng chủ yếu nguồn thông tin thứ cấp, đƣợc thu thập từ các tƣ liệu của Hiệp Hội chè Thái Nguyên, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn, các báo cáo của xã Tân Cƣơng trong 7 năm từ 2007 – 2013, thông tin đƣợc công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nƣớc..

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Chọn lọc sử dụng các thông tin cần thiết, chắt lọc các thông tin chính thống phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tất cả các thông tin từ các nguồn cung cấp khác nhau do vậy bắt buộc tác giả phải biết chọn lọc và phân tích. Nhƣ việc công bố các mặt hàng mới, chất lƣợng, sản lƣợng, giá trị tiêu thụ của các nhà sản xuất trên thị trƣờng của các tập san,tạp chí, diễn đàn…thì các thông tin trên ta phải biết chắt lọc và lựa chọn các thông tin từ các nguồn cung cấp để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin

Từ các thông tin đã thu thập đƣợc, tổng hợp để xây dựng thành các bảng biểu, sử dụng một số công cụ của Microsoft 2007 và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích nhƣ : phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chi tiết… Trong đó, phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phƣơng pháp duy vật biện chứng là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động và có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau.

Phƣơng pháp nghiên cứu này cho phép ta phân tích một cách tổng hợp, liên quan đến các yếu tố bên trong và bên ngoài mà có tác động tới đối tƣợng nghiên cứu. Và cùng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng một cách phổ biến và mang tính khoa học.

2.2.5.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc chọn kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp :

So sánh số tuyệt đối:

Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra cách đánh giá và giải pháp tiếp theo.

Y = Yt - Yt – 1 Trong đó:

Yt : Số liệu kỳ phân tích Yt – 1 : Số liệu kỳ gốc

Y : Hiệu số (sự thay đổi số tuyệt đối) giữa kỳ số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tƣơng đối:

- Tỷ trọng: đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp.Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: Yk : Số liệu thành phần Y : Số liệu tổng hợp Rk : Tỷ trọng của Yk so với Y

- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức

thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

Yt - Yt – 1 R y (%) = x 100 Yt – 1 Trong đó: Yt : Số liệu kỳ phân tích Yt – 1 : Số liệu kỳ gốc

R y (%) : Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc

- Tốc độ thay đổi bình quân: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc

độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hƣởng bất thƣờng trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả bình quân và đề ra phƣơng án cho kỳ tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: mọi kết quả kinh doanh đều biểu hiện trên các chỉ tiêu bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lƣợng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt đƣợc. Mục đích cơ bản của phƣơng pháp này là thiết lập mối liên hệ nhân tố tổng thể từ đó áp dụng các phƣơng pháp phân tích phù hợp.

- Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thƣờng không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh đƣợc sát, đúng và tìm đƣợc các giải pháp có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh. Tùy đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích và tùy mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và chỉ tiêu phải chi tiết cho phù hợp. Mục tiêu cơ bản của phƣơng pháp này là chỉ ra đƣợc quy luật vận động của hiện tƣợng theo thời gian.

- Chi tiết theo không gian: Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế đƣợc tập hợp từ các đơn vị, phần tử tạo nên, mỗi đơn vị phần tử các nhân tố ảnh hƣởng khác nhau. Xu thế tác động tới tổng thể khác nhau, trên cơ sở chi tiết các bộ phận chúng ta tìm ra nguyên nhân, sau đó đề ra biện pháp phù hợp, mục đích cơ bản của phƣơng pháp này là tìm ra các nhân tố điển hình.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè trong nƣớc và xuất khẩu thông qua các chỉ tiêu sản lƣợng sản xuất và giá trị kim ngạch xuất khẩu qua từng thời kỳ, chiến lƣợc nâng cao khả năng cạnh tranh trƣớc ngƣỡng cửa hội nhập kinh tế, giá cả, chất lƣợng, doanh thu, lợi nhuận qua các năm, mô hình quản lý chất lƣợng và chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm hàng hóa. Đó là: Thị phần, Giá cả, Chất lƣợng, Cơ cấu chủng loại, Khả năng cung ứng, Kênh phân phối, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Thƣơng hiệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM CHÈ TÂN CƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Tân Cƣơng - Một xã miền núi nằm ở vùng trung du bán sơn địa của vùng Việt Bắc thuộc thành phố Thái Nguyên, có diện tích quản lý hành chính 14,7 km. Xã Tân Cƣơng có 1396 hộ với 5633 nhân khẩu trong đó đồng bào thiên chúa chiếm 45% dân số, có 6 dân tộc anh em sinh sống nằm giải dác trên địa bàn xã, có 16 xóm, 20 chi bộ Đảng, xã có đƣờng ranh giới giáp xã Phúc Trìu, xã Thịnh Đức, xã Bình Sơn thị xã Sông Công và xã Phúc Tân huyện Phổ Yên, xã có 2 nhà thờ và 1 nhà chùa. Qua nhiều thế hệ, cái nghèo, cái đói, cái khổ, cùng nỗi cực nhọc vất vả của thế hệ cha ông… đã thôi thúc mọi ngƣời dân nơi đây vƣợt lên để làm nên một Tân Cƣơng hôm nay.

Trên bản đồ của thành phố Thái Nguyên, xã Tân Cƣơng nằm ở phía Tây cách trung tâm hơn 10km. Đây là vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, có khí hậu và thổ những phù hợp với sự phát triển của cây chè, sơn thủy hữu tình, có lịch sử phát triển và nền văn hóa phong phú gắn liền với cây chè. Truyền thuyết kể lại rằng nghề trồng chè ở Tân Cƣơng đƣợc phát triển từ thế kỷ 19, sau khi có phong trào di cƣ của ngƣời dân từ miền xuôi lên vùng trung du và những cố gắng của Ông Nghề Sổ và Ông Đội Năm trong việc khai khẩn đất hoang và đƣa cây chè vào trồng ở xã Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Chính vì lẽ đó, ngƣời dân nơi đây đã coi hai ông là ông tổ của ngành chè. Sau khi đã trồng đƣợc cây chè, ngƣời dân lại cùng nhau tìm kiếm cách chế biến nó sao cho có đƣợc sản phẩm ngon nhất. Dựa trên các công đoạn của quá trình chế biến – hái, vò, xao khô, đánh mốc lấy hƣơng, ngƣời dân trong vùng đã xây dựng cho mình một sự phân công lao động hợp lý giữa những ngƣời đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ông và đàn bà, những ngƣời có tay nghề và ”nhạy cảm” với mùi hƣơng. Nhờ đó, chè Tân Cƣơng luôn có đƣợc hƣơng vị thơm ngon đặc biệt.

Điều nổi bật liên quan đến sự phát triển ngành trồng chè ở Tân Cƣơng là những ngƣời phát triển cây chè và trồng chè nơi đây đã có có tầm nhìn vƣợt thời gian khi đƣa cây chè trở thành một thức uống đặc sản của ngƣời Việt. Bởi lẽ, để có đƣợc vƣờn chè cho thu hoạch, ngƣời nông dân phải cần ít nhất 4-5 năm, kỹ thuật trồng chè lại là "xa lạ" với những ngƣời nông dân đồng bằng sông Hồng di cƣ lên đây (họ vốn quen thuộc với việc trồng lứa nƣớc). Nhƣng với quyết tâm và sự dẫn dắt của ông tổ nghề, ngƣời dân Tân Cƣơng đã vƣợt qua mọi khó khăn ban đầu và họ đã thành công trong việc phát triển nghề trồng chè nhƣ hiện nay.

Vài ba thập niên đầu tiên trên vùng chè, ngƣời Tân Cƣơng thời đó hầu nhƣ không uống trà mặc dầu bàn tay họ làm ra trà. Có nhiều cách lý giải hiện tƣợng xã hội này - có thể là do hoàn cảnh khó khăn cần chắt chiu sản phẩm; nào là do bản chất tằn tiện của nông dân. Hiện tƣợng trên bắt đầu thay đổi khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Lớp ngƣời từ các đô thị tản cƣ đổ về Tân Cƣơng. Các đơn vị quân đội đóng quân khắp các ngõ xóm. Trƣờng học kháng chiến đƣợc mở đón học sinh mọi miền về học. Đó là cuộc di chuyển mang tính xã hội có quy mô lớn, làm thay đổi sâu sắc tƣ duy và tập quán của một vùng thuần nông. Với sự hội tụ ấy, Tân Cƣơng đó trở thành một điểm hẹn văn hóa sông Hồng. Và từ đó văn hóa ẩm thực Trà Tân Cƣơng cũng có điều kiện lan tỏa khắp các vùng miền của đất nƣớc.

Thời kỳ đầu của vùng Chè Tân Cƣơng việc sản xuất còn manh mún, mọi nhà đều tự thu hái, sơ chế, tự sản tự tiêu theo kiểu sản xuất nhỏ, năng suất thấp. Đến thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 20, ngƣời trồng chè Tân Cƣơng đã nhận thấy muốn nâng cao năng suất và phẩm chất chè phải tăng mật độ chè, chống xói mòn và chuyển sang phƣơng thức thâm canh. Sự phát triển nghề chè là một dòng chảy không ngừng nghỉ trong dòng chảy của văn hóa ẩm thực Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở Tân Cƣơng đó có thêm rất nhiều làng nghề chè mới. Cuộc sống lao động kiên trì và sáng tạo đó giúp cho Chè Tân Cƣơng có đẳng cấp cao ở thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Nhƣng dù có phát triển đến thế nào, thế hệ hôm nay luôn ghi nhớ công ơn của lớp ngƣời đi trƣớc. Thế hệ nối tiếp thế hệ đó và đang gắng sức trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên vùng quê chè Tân Cƣơng. Bởi đây sẽ là nền tảng, là bệ phóng để đƣa nghề Chè Tân Cƣơng có những bƣớc phát triển đầy hứa hẹn ở phía trƣớc.

Cho đến thời điểm này, ngƣời dân Tân Cƣơng đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng tăng dần diện tích trồng chè. Do vậy từ năm 2005 đến năm 2012, diện tích trồng chè tăng từ 400ha lên 450ha, diện tích chè kinh doanh là 350ha, diện tích chè trồng thay thế là 22ha (dự án của Tỉnh hỗ trợ 100%). Diện tích chè kiến thiết cơ bản là 50ha, năng suất trung bình đạt 1,4 tạ/ha/năm, sản lƣợng trung bình đạt 70 tấn/ ha. Tổng sản lƣợng chè búp khô đạt trên 1.190 tấn/năm. Năm 2012, tổng giá trị từ cây chè đạt trên 70 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ lớn 79% trong tổng số GDP của toàn xã Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên.

Từ cây chè, ngƣời dân đang từng bƣớc xây dựng xã Tân Cƣơng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Đƣờng giao thông đã đƣợc bê tông hóa đến tận các xóm ngõ, những ngôi nhà khang trang mọc lên khắp nơi. Điều kiện làm việc của bộ máy chính quyền đƣợc cải thiện. Trƣờng học 3 cấp đều đạt chuẩn quốc gia mức 1 và 2. Cùng với nhà thờ giáo xứ Chè Tân Cƣơng Thái Nguyên Tân Cƣơng, chùa Y Na đã đƣợc chè Tân Cƣơng Thái Nguyên xây mới sau mấy chục năm bị phá hủy do tác động của thời gian, chiến tranh tàn phá. Các tín đồ đạo giáo đoàn kết chia sẻ mọi kinh nghiệm cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo đƣợc thừa hƣởng từ quá khứ càng vững bƣớc đi lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)