Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè của xã Tân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 98)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè của xã Tân

Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2020

4.2.1. Tạo nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tƣ chính là mấu chốt của vấn đề nâng cao NLCT của sản phẩm chè Tân Cƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Thiếu nguồn vốn làm cho ngành chè không thể đầu tƣ nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao khả năng cung ứng, tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, thâm nhập vào hệ thống thị trƣờng, cũng nhƣ không thể làm tốt công tác xây dựng, bảo vệ thƣơng hiệu và phát triển nguồn nhân lực con ngƣời.

 Về phía Nhà nƣớc

Tạo điều kiện cho hộ nông dân và doanh nghiệp trong ngành chè đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi, các điều kiện về thời hạn, thế chấp… hợp lý. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần có những khuyến khích trong cơ chế xem xét nợ nhƣ xem xét gia hạn nợ với những trƣờng hợp rủi ro do bất khả kháng, cho vay thêm với những dự án có triển vọng. Thủ tục vay vốn, hoàn trả, gia hạn…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải đƣợc tinh giản, tránh gây phiền hà, phức tạp, dẫn đến tình trạng vốn vay không đến với đối tƣợng đi vay một cách kịp thời.

Bên cạnh các hình thức trực tiếp nhƣ về giao thông, thủy lợi, điện khí hóa, tín dụng; nhà nƣớc cũng cần tạo ra các hình thức hỗ trợ gián tiếp cho ngành chè nhƣ chính sách ƣu đãi về thuế khóa, bán điện, xăng dầu, vật tƣ… Hiệu quả của chính sách này sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, qua đó tăng khả năng cạnh tranh.

Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong xã, tỉnh, kể cả trong nƣớc và ngoài nƣớc đầu tƣ, hỗ trợ vốn cho ngành chè cũng là một việc làm hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả to lớn cho sản phẩm Chè Tân Cƣơng trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng.

 Về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tăng cƣờng huy động vốn và vay ngân hàng, nhanh chóng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cƣ. Giải pháp này cần ƣu tiên bán cổ phiếu cho hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến cà phê.

Doanh nghiệp phải có chiến lƣợc phù hợp, có kế hoạch rõ ràng trong việc vay vốn nhằm hạn chế rủi ro và tránh thua lỗ, cũng nhƣ đảm bảo khả năng thanh toán, trả đƣợc nợ cho ngân hàng đúng thời hạn.

Chủ động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác nhằm tạo nguồn vốn đầu tƣ dây chuyền chế biến hiện đại, cũng nhƣ nhằm đảm bảo quá trình thu mua nguyên liệu theo đúng kế hoạch.

 Về phía ngƣời trồng chè

Nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất ƣu đãi để đầu tƣ trang thiết bị, vật tƣ nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất chất lƣợng. Bên cạnh đó, cũng nhƣ các doanh nghiệp, ngƣời trồng chè cần phải có kế hoạch vay vốn rõ ràng, tránh tình trạng thua lỗ không hoàn trả đƣợc nợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngƣời dân trồng chè của xã nên tập hợp lại thành một khối, thành lập ra các hiệp hội, hợp tác xã… để ký kết các hợp đồng, hợp tác sản xuất, cung cấp chè dài hạn với doanh nghiệp, nhằm tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ phía doanh nghiệp cho quá trình thâm canh sản xuất chè đạt chất lƣợng.

4.2.2. Nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

 Về phía nhà nƣớc

Nhà nƣớc cần thành lập và chỉ đạo một số cơ quan quản lý nhà nƣớc chịu trách nhiệm chính về kiểm tra và giám định chất lƣợng chè Tân Cƣơng đặc biệt là chè Tân Cƣơng xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm Chè Tân Cƣơng xuất khẩu ra thế giới tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn về lỗi và độ ẩm đặc biệt phải đáp ứng đƣợc các quy định về chất lƣợng Nghị Viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu đã đề ra nhƣ quy định về kiểm soát các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm hay Quy định về kiểm soát dƣ lƣợng thuốc trừ sâu trong thực phẩm và sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Khuyến khích những ngƣời trồng chè của xã hợp tác đầu tƣ thực hiện việc sơ chế chè quy mô lớn nhằm mang lại chất lƣợng cao cho sản phẩm, đảm bảo phẩm cấp nguyên liệu cho quá trình chế biến tiếp theo. Việc khuyến khích, hỗ trợ có thể thực hiện bằng cách giảm thuế, phối hợp giữa các chuyên gia và nhà nhập khẩu thiết bị để lựa chọn các loại máy móc phù hợp với địa hình và tập quán sử dụng của xã; song song với đó, Nhà nƣớc cũng cần hỗ trợ ngƣời dân trong việc sử dụng máy móc bằng cách tập trung phổ biến kiến thức sử dụng cho từng địa bàn. Đối với phƣơng pháp chế biến nguyên liệu thô, Nhà nƣớc cần chỉ đạo cho từng vùng, từng xã về việc quy hoạch khu vực sân phơi, kho bãi với quy mô lớn, phù hợp với diện tích, sản lƣợng chè của từng xã, từng hợp tác xã. Đây có thể nói là công việc thực sự khó khăn, và để làm đƣợc điều này thì phải có sự quyết tâm từ tất cả các bên tham gia vào, trong đó nhà nƣớc đóng vai trò trung tâm điều phối, giám sát, kiểm tra và hỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trợ thực hiện từ khâu nghiên cứu chọn giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến… đến công tác xuất khẩu.

Đối với giống cây trồng: Nhà nƣớc cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện nghiên cứu nông nghiệp và các trung tâm giống tiếp cận, học hỏi và trao đổi phƣơng pháp kỹ thuật công nghệ nghiên cứu tiên tiến tại các trung tâm nghiên cứu chè quốc tế đặc biệt tại các quốc gia có kinh nghiệm lâu năm phát triển ngành chè nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, SriLanka... Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần hỗ trợ nguồn vốn để các Viện và trung tâm có đủ nguồn tài chính triển khai các dự án nghiên cứu, từ đó có thể chọn lọc và tạo ra giống cây tốt cho năng suất chất lƣợng cao, kháng sâu bệnh, thích hợp với nhiều kiểu địa hình và khí hậu khác nhau tại Việt Nam nói chung và Tân Cƣơng – Thái Nguyên nói riêng. Nhà nƣớc cần chú trọng nâng cấp và đầu tƣ mới các trung tâm nhân giống, phấn đấu ở mỗi tỉnh có một trung tâm, mỗi huyện có một trạm giống.

Nhà nƣớc, đứng đầu là các Trung Tâm, Công ty trực thuộc Nhà nƣớc cần phải đảm bảo cung cấp các loại phân bón, thuốc trừ sâu phù hợp cho từng loại cây, từng vùng và đến đƣợc với ngƣời dân trồng chè xã Tân Cƣơng một cách kịp thời với giá cả hợp lý. Phải thƣờng xuyên có các đợt kiểm tra đến tận xã xem xét tình hình sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và hiệu quả của việc sử dụng. Thêm vào đó, tuyên truyền giải thích để ngƣời dân sử dụng phân bón hữu cơ thay thế dần phân bón hóa học, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, từng bƣớc xây dựng quy trình sản xuất chè sạch, chè an toàn nhằm đảm bảo các tiêu chí về chất lƣợng cũng nhƣ các quy định về kiểm soát thực phẩm Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu đề ra.

Nhà nƣớc với đại diện Hiệp hội chè Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp các chuyên gia và các cơ quan liên quan cùng với doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kỹ thuật thu hái của từng giống chè, từng mùa vụ, từng thời kỳ sinh trƣởng của vƣờn chè, có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biện pháp kinh tế để ngăn chặn tình trạng hái tuốt cành, làm ảnh hƣởng tới sự phát triển của cây chè, làm giảm giá trị về chất lƣợng của sản phẩm chè. Ngoài ra cũng cần phải tuyên truyền, hỗ trợ hộ nông dân, doanh nghiệp thực hiện quy trình sơ chế, chế biến chè sau thu hoạch một cách đảm bảo chất lƣợng nhất.

Hƣớng dẫn ngƣời trồng chè cũng nhƣ bà con trong xã Tân Cƣơng nắm rõ quy trình cũng nhƣ các yêu cầu trong quá trình gieo trồng, chăm bón, thu hoạch cây chè đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo sản phẩm chè sản xuất ra có chất lƣợng cao. Từng bƣớc triển khai các chƣơng trình, các dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác chè bền vững, sản xuất chè sạch, chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap… xuống từng cấp địa phƣơng, đến tận các hộ nông dân; giúp họ hiểu rõ tầm quan trọng cũng nhƣ xu hƣớng tiêu dùng các sản phẩm mới, các sản phẩm đạt chứng nhận chất lƣợng quốc tế… từ đó nghiêm túc tuân thủ thực hiện các quy trình sản xuất chè đề ra.

 Về phía doanh nghiệp

Từng bƣớc hiện đại hóa các cơ sở tái chế, chủ động đầu tƣ máy móc, thiết bị tiên tiến,áp dụng tự động hóa dây chuyền sản xuất và giám sát chất lƣợng sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cũng nhƣ phù hợp các tiêu chuẩn về chất lƣợng mà thế giới yêu cầu.

Phối hợp với Nhà nƣớc, doanh nghiệp khác, các hộ trồng chè trong xã thống nhất về quản lý chất lƣợng chè ngay từ khâu chọn giống, hỗ trợ ngƣời nông dân các kỹ thuật canh tác, máy móc và phƣơng pháp sơ chế chè ngay tại nhà hay hợp tác xã sau khi thu hoạch, từ đó đảm bảo đƣợc nguồn nguyên liệu chất lƣợng trƣớc khi chế biến sâu.

Các doanh nghiệp thu mua chè cần có cơ chế chính sách hợp lý về giá trong việc thu mua chè, chất lƣợng tốt, nhằm động viên ngƣời trồng chè hái đúng kỹ thuật, qua đó làm tăng chất lƣợng nguyên liệu chế biến, tăng chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để chủ động về nguồn nguyên liệu chế biến có chất lƣợng, các doanh nghiệp cũng nên có những hợp đồng với hộ trồng trọt, hợp tác xã, hay các công ty thu mua, từ đó tránh đƣợc những biến động từ thị trƣờng về giá, cũng nhƣ đảm bảo cho các hộ trồng chè yên tâm canh tác, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Đối với hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp cần nghiêm túc áp dụng bộ tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 trong hoạt động xuất khẩu, chủ động đƣa tiêu chuẩn này vào trong hợp đồng với đối tác tránh tình trạng bị đánh đồng chất lƣợng cũng nhƣ bị ép giá do các tiêu chuẩn không rõ ràng khi ký kết hợp đồng. Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp chế biến chè trong xã cũng nhƣ trong cả nƣớc phải liên kết với nhau, các doanh nghiệp chế biến cần tận dụng số hàng bị lỗi của các doanh nghiệp xuất khẩu chè thô để chế biến chè vụn, chè cám…

 Về phía ngƣời trồng chè

Từng bƣớc thay thế các loại giống chè đƣợc nhà nƣớc và các trung tâm

khuyến cáo bằng các loại chè cho năng suất chất lƣợng cao nhƣ các giống mới LDP1, LDP2, PH1, Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PT 95 phù hợp cho vùng thấp, các giống Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, Kim Tuyên, Thuý Ngọc cho vùng cao. Giống TRI 777 cho vùng chè Tân Cƣơng Thái Nguyên để chế biến chè xanh chất lƣợng cao…nhằm tăng năng suất, chất lƣợng, mặt khác cũng dừng việc tự lai tạo giống dẫn đến tình trạng chất lƣợng không đồng đều, không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn đề ra.

Sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu phù hợp cho từng loại cây, từng vùng theo khuyến cáo của cơ quan Nhà nƣớc. Từng bƣớc thay thế dần phân bón hóa học bằng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, nhằm đảm bảo các tiêu chí về quy trình sản xuất chè sạch, chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

Thực hành canh tác bền vững bằng cách mở rộng diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn và quy tắc chung của cộng đồng chè quốc tế đang đƣợc phổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biến rộng rãi trên thế giới nhƣ thực hành nông nghiệp tốt (GAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), thực hành chế biến tốt (GMP), quy trình sản xuất chè sạch, chè an toàn với môi trƣờng… tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình sản xuất nhƣ tiêu chuẩn đề ra nhằm đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, chống ô nhiễm nấm mốc, chống nhiễm khuẩn độc tố và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè.

Trong giai đoạn thu hoạch,ngƣời trồng chè khi thu hái chè cần áp dụng kỹ thuật hái theo khống chế chiều cao vết hái của vụ chè xuân 10 cm, có nghĩa là vụ chè hái đầu tiên trong năm chỉ hái những búp có chiều cao trên 10 cm tính từ vết đốn, những lần hái sau phẩm cấp theo yêu cầu chế biến các sản phẩm chè. Quá trình thu hái và chế biến phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khi thu hái chè (bằng tay hoặc máy) nên đựng trong các giỏ hoặc sọt chắc, nhẹ, không có mùi lạ.

- Chè bỏ vào sọt không đƣợc nén chặt, tránh làm dập nát chè.

- Chè tƣơi sau khi thu hái phải đƣợc đƣa ngay về nơi chế biến (chậm nhất không quá 8h)

- Chè đƣa về xƣởng phải đƣợc xác định hàm lƣợng nƣớc và phân thành các loại A,, B, C, D. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1053 - 86 dễ bảo quản. - Ngoài phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nguyên liệu chè theo hàm lƣợng bánh tẻ (phẩm cấp A, B, C, D) hiện nay nên bổ sung vào phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nguyên liệu theo số lá trên búp chè cụ thể nhƣ sau:

Nguyên liệu loại đặc biệt: Chỉ có 1 tôm. Nguyên liệu loại 1: Gồm 1 tôm 1 lá non. Nguyên liệu loại 2: Gồm 1 tôm 2 lá non.

Nguyên liệu loại 3: Gồm 1 tôm 3 lá non và búp mù. Với phƣơng pháp này sẽ giải quyết đƣợc 2 vấn đề lớn nhƣ sau:

Thứ nhất: Ngày nay mặt hàng chè rất đa dạng, khi thị trƣờng yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

để chế biến dễ dàng sẽ đƣa ra yêu cầu của mình để ngƣời nông dân hái theo đúng phẩm cấp nguyên liệu.

Thứ hai: Nông dân rất dễ nhận ra tiêu chuẩn mà ngƣời mua đặt ra để có

thể hái theo đúng yêu cầu bởi vì tôm và lá rất cụ thể và xác định đƣợc ngay. - Chè bảo quản tại chỗ chờ chế biến cần đƣợc rũ tơi, rải đều trên nền sạch, nhẵn, chiều dài rải chè không quá 20 cm, cách tƣờng 20 cm.

- Cố gắng rải riêng từng loại chè A, B và C, D giữa có khoảng trống làm lối đi lại, tránh dẫm đạp lên chè

- Phòng bảo quản phải thoáng, mát, không bị mƣa nắng hắt vào.

- Sau 2 - 3h bảo quản dùng sào tre hoặc dùng tay rũ nguyên liệu một lần, không dùng cào sắt để tránh làm dập nát chè.

- Chè vào dây truyền sản xuất phải cân đối, nhịp nhàng không để ùn đống ở đầu dây chuyền.

- Nguyên liệu chè phải đƣợc chế biến với qui trình công nghệ và thiết bị đạt trình độ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.xe vận chuyển chè và bao đựng phải sạch, không để dính đất bẩn, không có mùi thuốc sâu, phân bón hóa học, phân súc vật.

Tận dụng sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc và doanh nghiệp, các hộ nông dân nên đầu tƣ nâng cấp sân phơi, trang bị các máy móc thiết bị phù hợp với quy mô của mình nhằm phục vụ cho việc chế biến sau thu hoạch đƣợc đảm bảo chất lƣợng.

Các hộ sản xuất của xã chủ động liên kết với nhau để xây dựng hệ thống sân phơi lớn tránh tình trạng phơi trên sân đất lẫn sỏi làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, dễ phát sinh nấm mốc.Chủ động liên kết cũng giúp nguồn vốn đầu tƣ tăng lên, qua đó có điều kiện đầu tƣ máy móc phục vụ cho việc sơ chế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)