Tình hình nghiên cứu và các phương pháp phát hiện PRRSV ở Việt

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình real time rtpcr phát hiện và phân type tác nhân gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (prrsv) (Trang 26 - 29)

Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu bước đầu về PRRSV bắt đầu muộn và có phần hạn chếhơn so với thế giới. Chỉ sau khi đợt dịch heo tai xanh bùng phát vào năm 2007 mới có một số nghiên cứu bước đầu về sự hiện diện và tỉ lệ nhiễm của

PRRSV trên heo bằng phương pháp bằng RT-PCR (Nguyễn Ngọc Hải & cộng

sự, 2007). Công trình của Kim Văn Phúc và cộng sự (2007) sử dụng các phương

pháp ELISA, phân lập virus, RT-PCR, IPMA điều tra sựlưu hành của virus trên

8 tỉnh thành (Tp HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng tàu và Khánh Hòa). Công trình của Youjun Feng và cộng sự (2008) tiến hành trên một số chủng PRRSV phân lập ở Việt Nam và Trung Quốc năm 2007 cho thấy có 99 % đồng nhất ở trình tự bộ gene giữa các chủng này [23]. Một công trình khác của Lê Thanh Hòa và cộng sự (2009) tìm hiểu đặc tính di truyền của chủng PRRSV phân lập từ heo bệnh ở Việt Nam dựa trên việc phân tích gene M mã hoá protein màng của virus. Năm 2011, đánh giá chung tình trạng nhiễm PRRSV trên đàn heo sinh sản của thành phố Hồ Chí Minh, công trình của Nguyễn Ngọc Hải và Phan Xuân Thảo kết luận có bốn kiểu nhiễm PRRSV trong các trại chăn nuôi trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là: (1)

nhiễm dòng PRRSV type NA cổ điển; (2) nhiễm dòng PRRSV type NA đ ộc lực

cao của Trung Quốc; (3) nhiễm hai dòng PRRSV type NA cổ điển và type NA

độc lực cao Trung Quốc; (4) nhiễm hai dòng PRRSV type NA cổ điển và

PRRSV type EU.

Tuy nhiên hiện nay, phương pháp chẩn đoán bệnh PRRS ở nhiều địa phương trên cả nước chủ yếu vẫn dựa vào nhận biết các dấu hiệu lâm sàng. Điều này làm chậm trễ cho các biện pháp cách ly, tiêu hủy và phòng ngừa, dễ dẫn đến tình trạng lây lan và bùng phát dịch bệnh. Việc áp dụng các phương pháp phát hiện PRRSV bằng kĩ thuật sinh học phân tử chỉ có ở một số trung tâm thú y lớn, và vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào hóa chất của nước ngoài với giá thành cao.

Ngoài ra, việc phân type PRRSV để tìm hiểu dịch tễ của virus, cũng như dự đoán cho việc sử dụng loại vaccine thích hợp vẫn chưa được quan tâm trong khi theo cục thú y cho biết hiện nay ở Việt Nam có lưu hành cả 2 loại type PRRSV là EU và NA.

Xây dựng quy trình cho phép đ ồng thời phát hiện và phân type PRRSV

bằng phương pháp Real-time RT-PCR sẽ là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán heo nhiễm PRRSV. Sự thành công của quy trình sẽ là tiền đề cho việc xây dựng bộ kit hoàn chỉnh giúp phát hiện nhanh, nhạy, chính xác đàn heo nhiễm bệnh, giúp giảm chi phí phát hiện cũng như làm giảm các tổn thất về kinh

tế do bệnh PRRS gây ra. Ngoài ra, khảnăng phân type PRRSV của quy trình mà

chúng tôi xây dựng sẽ góp phần rất lớn trong việc theo dõi dịch tễ học virus cũng như việc lựa chọn vaccine phòng ngừa thích hợp.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình real time rtpcr phát hiện và phân type tác nhân gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (prrsv) (Trang 26 - 29)