Khu VIIA 2 Khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc sông aQIV3

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 138 - 145)

aQIV3.

Khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc sông phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu, dọc theo hai bờ sông Long Xuyên cũng như các rạch nhỏ trong vùng.

- Đặc điểm cấu trúc nền

- Trên cùng là phức hệ thạch học nguồn gốc sông aQIV3 có bề dày 0,5 - 4,1m, trung bình 1,8m. Loại thạch học chiếm ưu thế là sét có sức chịu tải trung bình khá. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là sét pha, bùn sét có sức chịu tải yếu đến trung bình.

- Tiếp theo là phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông - biển amQIV2- 3 có bề dày 0,6 - 9,4m, trung bình 2,9m. Loại thạch học chiếm ưu thế là sét, bùn sét, bùn sét pha có sức chịu tải từ yếu đến trung bình. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là sét pha và cát mịn có sức chịu tải yếu.

- Tiếp theo là phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIV1-2 có bề dày 10,4 - 46,7m, trung bình 25,8m. Loại thạch học chiếm ưu thế là bùn sét, bùn sét pha có sức chịu tải từ yếu. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là sét và cát hạt mịn có sức chịu tải trung bình.

- Dưới cùng là phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIII có bề dày trung bình lớn hơn 12,7m. Loại thạch học chiếm ưu thế là sét, sét pha có sức chịu tải tốt. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là cát mịn, cát pha có sức chịu tải trung bình.

- Đặc điểm địa chất thủy văn: Mực nước dưới đất ở đây rất nông, thường nhỏ hơn 2,0m. Nước phổ biến có tính ăn mòn rửa lũa và ăn mòn carbonic.

- Đặc điểm địa động lực: Ảnh hưởng của đặc điểm địa động lực trong vùng không lớn, chỉ có một số dấu hiệu của hoạt động tân kiến tạo hình thành nên những vùng nâng hạ Pleistocen dẫn đến sự biến động bề dày của lớp đất yếu Holecen.

- Đánh giá mức độ thuận lợi cho xây dựng: Không thuận lợi cho các công trình xây dựng. Khi khai thác khu này nên áp dụng các biện pháp cải tạo móng như: Thay một phần nền đất yếu băng nền đất cát có sức chịu tải tốt; Gia cố nhân tạo bằng tổ hợp các phương pháp khác nhau. Nếu tải trọng công trình lớn cần sử dụng móng cọc, độ sâu đáy cọc thay đổi từ 20m đến 40m,chủ yếu từ 30m đến là 35m hoặc lớn hơn phụ thuộc vào tải trọng công trình.

4.5.3. Khu VIIA3 - Khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn

hợp sông - biển amQIV2-3 và nguồn gốc biển mQIV1-2.

Khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông - biển và biển phân bố ở khu vực phía Tây vùng nghiên cứu, hiện là nơi nuôi trồng của nhân dân địa phương.

- Đặc điểm cấu trúc nền

- Trên cùng là phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông - biển amQIV2- 3 và biển mQIV1-2 có bề dày 0,6 - 9,4m, trung bình 2,9m. Loại thạch học chiếm ưu thế là sét có sức chịu tải từ yếu đến trung bình. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là bùn sét, có sức chịu tải yếu.

- Tiếp theo là phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIV1-2 có bề dày 10,4 - 46,7m, trung bình 25,8m. Loại thạch học chiếm ưu thế là bùn sét, bùn sét pha có sức chịu tải từ yếu. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là sét và sét pha có sức chịu tải trung bình.

- Dưới cùng là phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIII có bề dày trung bình lớn hơn 12,7m. Loại thạch học chiếm ưu thế là sét, sét pha có sức chịu tải tốt. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là cát mịn, cát pha có sức chịu tải trung bình.

- Đặc điểm địa chất thủy văn: Mực nước dưới đất ở đây rất nông, thường nhỏ hơn 2,0m, cá biệt một vài nơi mực nước lớn hơn 2,0m và luôn bị ngập vào mùa lũ. Nước phổ biến có tính ăn mòn rửa lũa.

- Đặc điểm địa động lực: Ảnh hưởng của đặc điểm địa động lực trong vùng không lớn, chỉ có một số dấu hiệu của hoạt động tân kiến tạo hình thành nên những vùng nâng hạ Pleistocen dẫn đến sự biến động bề dày của lớp đất yếu Holecen.

Đánh giá mức độ thuận lợi cho xây dựng: Rất không thuận lợi cho các công trình xây dựng. Khi khai thác khu này nên áp dụng các biện pháp cải tạo móng như: Thay một phần nền đất yếu băng nền đất cát có sức chịu tải tốt; Gia cố nhân tạo bằng tổ hợp các phương pháp khác nhau. Nếu tải trọng công trình lớn cần sử dụng móng cọc, độ sâu đáy cọc thay đổi từ 15m đến 30m,chủ yếu từ 24m đến là 28m, hoặc lớn hơn phụ thuộc vào tải trọng công trình.

KẾT LUẬN

Luận văn: “Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1: 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang” đã được hoàn thành đúng với yêu cầu của một Luận văn Cao học và nội dung tuân thủ theo đề cương đã được duyệt. Kết quả đã thực hiện cho phép đi đến một số kết luận sau:

Những thành công của luận văn

- Đã đi sâu nghiên cứu nội dung và phương pháp thành lập bản đồ địa chất công trình cho một khu vực cụ thể. Từ đây có thể ứng dụng để xây dựng bản đồ địa chất công trình cho các vùng tương tự.

- Đã thu thập khối lượng rất lớn và tổng hợp đầy đủ các dữ liệu chuyên môn để hoàn thành việc xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang. Kết quả đã thể hiện đầy đủ các yếu tố địa chất công trình trên nền bản đồ địa hình VN2000 cho vùng nghiên cứu.

- Đã đánh giá được điều kiện địa chất công trình một cách định lượng theo 6 yếu tố địa chất công trình, đó là: 1) Đặc điểm địa hình, địa mạo; 2) Đặc điểm địa chất; 3) đặc điểm địa chất thủy văn; 4) Các yếu tố địa động lực địa chất công trình; 5) Tính chất cơ lý của các lớp đất đá và 6) Vật liệu xây dựng. Đây là những thông tin hữu ích giúp cho việc nghiên cứu và khai thác hợp lý tài nguyên đất cho vùng nghiên cứu.

- Tóm lại, sau khi hoàn thành Luận văn này học viên đã có điều kiện tổng hợp được khối lượng tài liệu chuyên môn rất lớn trong vùng nghiên cứu về địa chất công trình. Từ đó học viên đã am hiểu và có một cách nhìn bao quát về điều kiện địa chất công tình khu vực nghiên cứu.

Những vấn đề tồn tại

- Mặc dù khu vực nghiên cứu tập chung một lượng lớn các điểm nghiên cứu địa chất công trình, tuy nhiên tài liệu phân bố không đều, một số nơi tài liệu còn thiếu làm giảm độ tin cậy của bản đồ địa chất công trình.

- Các tài liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được phân tích ở nhiều phòng thí nghiệm khác nhau, có những sai số không đồng nhất giữa các phòng thí nghiệm làm giảm độ tin cậy của kết quả cơ lý.

- Cần lập các sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ lớn trên cơ sở tài liệu thu thập cho những vùng chưa được lập bản đồ, như tại các thị trấn, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang nói giêng và khu vực Nam Bộ nói chung.

- Sơ đồ địa chất công trình vùng nghiên cứu đủ tin cậy cần chuyển giao phục vụ cho các nghành xây dựng, quy hoạch, phục vụ lập quy hoạch và lập dự toán khảo sát cho các công trình xây dựng.

Tóm lại, xây dựng bản đồ địa chất công trình là hướng nghiên cứu cần được phổ biến và phát triển trong nghiên cứu địa chất công trình ở Việt Nam.

Một lần nữa, xin chân thành cám ơn các thầy cô Khoa Địa chất và Dầu khí trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, khoa địa chất trường Đại học Khoa học tự nhiên và Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam đã tạo điều kiện thuận cho học viên hoàn thành Luận văn này. Vì nhiều lý do khác nhau Luận văn chắc không thể tránh được những sai sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô, các nhà chuyên môn, các nhà khoa học để Luận văn được hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Hồng Đức, Trần Thanh Giám (1997),

Địa kỹ thuật thực hành, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

[2] Bộ Công Nghiệp (2001), Hướng dẫn kỹ thuật lập bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:50.000 (1:25.000), Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội.

[3] Bộ Công Nghiệp (2001), Quy chế lập bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1:50.000 (1:25.000), nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội.

[4] Nguyễn Huy Dũng, Trần Văn Khoáng và nnk (2005), Báo cáo Phân chia địa tầng N-Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất Đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1:250.000, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[5] Bùi Thế Định và nnk (1996), Báo cáo thành lập bản đồ ĐCTV- ĐCCT đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1:200.000, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[6] Phạm Văn Giắng và nnk (1996), Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Long Xuyên - An Giang, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[7] Phạm Văn Giắng và nnk (2005), Báo cáo kết quả đề tài ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý nguồn nước dưới đất tỉnh An Giang, Đoàn ĐCTV- ĐCCT 804, Vĩnh Long.

[8] Lương Quang Luân và nnk (2002), Báo cáo kết quả điều tra địa chất đô thị Long Xuyên - Rạch Giá - Hà Tiên, Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[9] Phan Chu Nam và nnk (2002), Báo cáo kết quả thành lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT vùng Trà Vinh, Long Toàn tỷ lệ 1:50.000, Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[10] Vũ Bình Minh và nnk (2002), Báo cáo lập bản đồ địa chất thuỷ văn, bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:50.000 vùng Rạch Giá - Thốt Nốt, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[11] Nguyễn Xuân Nhạ (2007), báo cáo kết quả đề tài xây dựng Cơ sở dữ liệu Địa chất công trình và các chương trình ứng dụng thành lập bản đồ Địa chất công trình, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[12] Hoàng Ngọc Kỷ, Nguyễn Ngọc Hoa và nnk (1991), Báo cáo lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 Nam Bộ, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[13] Nguyễn Thanh, Trần Văn Hoàng và nnk (1984), Báo cáo thành lập bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/1.000.000 toàn quốc, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Bắc, Hà Nội.

[14] Nguyễn Thanh và Phạm Xuân lập (1990), Báo cáo thành lập bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:250.000 đồng bằng Nam Bộ, Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[15] Đoàn Thế Tường, Lê Thuận Đăng (2004), Thí nghiệm đất và nền móng công trình, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội.

[16] Trần Văn Việt (2004), Cẩm nang dùng cho kỹ sư Địa kỹ thuật, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 138 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)