Các phương pháp nghiên cứu địa vật lý

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 36 - 39)

3.2.3.1. Thiết kế công tác địa vật lý

Trong đề án lập bản đồ ĐCCT phải có phần công tác địa vật lý. Tùy thuộc vào đặc điểm địa chất, ĐCCT và khả năng thực thi của các phương pháp địa vật lý mà thiết kế mạng lưới đo đạc, tổ hợp phương pháp địa vật lý cần áp dụng và khối lượng hợp lý của chúng nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra. Thông thường cần thiết tổ hợp các phương pháp địa vật lý gồm: Một số biến thể của phương pháp thăm dò điện (mặt cắt điện trở, đo sâu điện trở, đo sâu phân cực kích thích, đo sâu trường chuyển…) địa chấn và đo karota lỗ khoan.

Các phương pháp thăm dò điện đóng vai trò chủ đạo và thiết kế đo trên toàn bộ các tuyến dự kiến tiến hành công tác địa vật lý, trong đó bố trí đo sâu điện chỉ trên các tuyến chuẩn và tuyến khoan ĐCCT với khoảng cách giữa các điểm đo thỏa mãn với tỷ lện lập bản đồ ĐCCT.

Phương pháp địa chấn được thiết kế trên các tuyến hoặc đoạn tuyến chuẩn có đặc điểm ĐCCT điển hình của vùng lập bản đồ. Trên các tuyến và đoạn tuyến này thiết kế đo địa chấn đồng thời với đo sâu điện nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho phương pháp địa chấn và xác lập mối tương quan giữa các tham số địa chấn và tham số điện. Tùy thuộc vào đặc điểm địa chất, ĐCCT và diện tích lập bản đồ mà dự kiến khối lượng đo địa chấn hợp lý.

Đo karota lỗ khoan được dự kiến ở các lỗ khoan hoặc 1 số lỗ khoan ĐCCT tùy thuộc vào đặc điểm phân bố của các lớp đất đá trong giới hạn độ sâu nghiên cứu và diện tích lập bản đồ ĐCCT. Các lỗ khoan ĐCCT có trên các tuyến và đoạn tuyến đo địa chấn cần được đo Karota lỗ khoan nhằm phân chia

ranh giới đất đá, phát hiện các đới dập vỡ, nứt nẻ và xác lập các tham số phục vụ cho tính toán tài liệu địa chấn cũng như giải quyết các yêu cầu đặt ra cho phương pháp.

3.2.3.2.Trình tự tiến hành thi công các phương pháp địa vật lý

Nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra cho công tác địa vật lý, trình tự thi công gồm 2 giai đoạn như sau:

1/ Giai đoạn 1

Nghiên cứu tổng hợp các phương pháp địa vật lý trên các tuyến chuẩn có thiết kế đo địa chấn, đo sâu điện và đo karota lỗ khoan, trình tự tiến hành như sau:

- Đo địa chấn theo các thiết kế kỹ thuật đã ghi trong đề án.

- Xử lý sơ bộ tài liệu địa chấn, lập mặt cắt địa chấn - địa chất sơ bộ của tuyến đo.

- Đo sâu điện trở trên các vị trí dự kiến khoan ĐCCT và các điểm khác trên tuyến chuẩn theo mạng lưới đo đã thiết kế.

- Dự báo sơ bộ cột địa tầng lỗ khoan các vị trí sẽ khoan ĐCCT. - Đo karota các lỗ khoan trên tuyến chuẩn.

- Xử lý tổng hợp các tài liệu địa vật lý trên tuyến chuẩn nhằm xác định mặt cắt địa vật lý - ĐCCT trên tuyến chuẩn.

- Tính toán tham số mô đun E và điện trở xuất p của từng lớp đất đá và xác lập mối tương quan giữa chúng.

2/ Giai đoạn 2

Tiến hành đo sâu điện và mặt cắt điện trên các tuyến thiết kế đo địa vật lý theo các chỉ tiêu kỹ thuật đã được xác lập ở giai đoạn 1. Đo karota lỗ khoan ở các lỗ khoan ĐCCT phân bố trên diện tích khảo sát. Trường hợp nhiều lỗ khoan ĐCCT cùng khoan qua các lớp đất đá như nhau, thì có thể giảm bớt số các lỗ khoan cần đo karota nhưng không nhỏ hơn 50% số các lỗ khoan, sao cho các lớp đất đá có đặc điểm địa chất công trình khác nhau đều có số liệu đo karota.

3.2.3.3.Phương pháp kỹ thuật công tác thực địa

Khi tiến hành các phương pháp điện trường tự nhiên, nạp điện lỗ khoan, mặt cắt điện trở, trường chuyển…việc đo đạc trên thực địa, xử lý số liệu trong phòng tuân theo các quy định trong quy phạm kỹ thuật thăm dò điện hiện hành. Cần lưu ý rằng trong lập bản đồ ĐCCT, yêu cầu độ sâu nghiên cứu không lớn (thường nhỏ hơn 40m) nên cần lựa chọn hệ thiết bị đo đạc phù hợp. Đối với phương pháp mặt cắt điện trở, nên sử dụng hệ cực kép (có thể nghiên cứu ở ít nhất 2 độ sâu khác nhau) có chiều dài giữa hai cực phát điện nhỏ hơn 150m. Khoảng cách giữa hai cực thu có thể chọn là 5,10,20 hoặc 30 m tùy thuộc vào điện trở của đất đá có trong mặt cắt nghiên cứu, độ chính xác của máy đo và kích thước các đối tượng cần nghiên cứu phát hiện.

Đối với phương pháp đo sâu điện trở hoặc đo sâu phân cực kích thích, có thể lựa chọn sử dụng các dạng hệ thiết bị điện cực phát và thu sau:

+ Đo sâu thẳng đứng hệ thiết bị Slumberger + Đo sâu thẳng đứng hệ thiết bị Wenner + Đo sâu lưỡng cực trục liên tục đều. + Đo sâu đối xứng liên tục đều

Khi môi trường có điều kiện ĐCCT đơn giản hoặc phức tạp trung bình, các lớp đất đá có trong mặt cắt nghiên cứu có điện trở suất cỡ một vài trăm Ω m hoặc lớn hơn, có thể chọn độ sâu đối xứng theo hệ cực Slumberrger.

Nếu vùng lập bản đồ ĐCCT có điều kiện ĐCCT phức tạp, các lớp đất đá có hướng cắm dốc và địa hình trên mặt phức tạp thì nên áp dụng đo sâu lưỡng cực trục liên tục đều. Các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp tiến hành ở thực địa và xử lý tài liệu ở trong phòng thực hiện theo các quy định trong Quy phạm kỹ thuật thăm dò điện hiện hành.

Trong trường hợp vùng lập bản đồ có đặc điểm nêu trên, nhưng điện trở suất của các lớp đất đá nhỏ dưới 100 Ωm thì nên sử dụng hệ thiết bị đo sâu đối xứng liên tục đều.

2/ Phương pháp thăm dò địa chấn

Tiến hành đo địa chấn trên các đoạn tuyến hoặc tuyến chuẩn theo các hướng dẫn tiến hành phương pháp địa chấn phục vụ nghiên cứu ĐCCT do Liên đoàn Vật lý địa chất thực hiện và hoàn thành năm 1999.

3/ Phương pháp đo karota lỗ khoan

Khi tiến hành đo karota lỗ khoan, cần tuân thủ các quy định và hướng dẫn trong Quy phạm kỹ thuật công tác karota hiện hành.

4/ Các phương pháp địa vật lý khác

Khi trong tổ hợp các phương pháp địa vật lý thiết kế được duyệt có mặt một trong các phương pháp khác như thăm dò từ, thăm dò trọng lực, thăm dò phóng xạ hạt nhân, địa nhiệt, thì tiến hành các phương pháp đó theo thiết kế được duyệt và Quy phạm kỹ thuật hiện hành của từng phương pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 36 - 39)