Xây dựng sơ đồ địa chất công trình

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 97 - 100)

4.1.3.1.Xây dựng sơ đồ địa chất

Sơ đồ địa chất khu vực thành phố Long Xuyên, tỷ lệ 1:10.000 được thành lập dựa vào kết quả phân tích và tổng hợp các bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000, 1:100.000, 1:25.000 và tài liệu các lỗ khoan khảo sát thu thập là chủ yếu. Trong đó loạt bản đồ tỷ lệ 1:25.000 thuộc đề án đô thị Long Xuyên là quan trọng nhất.

Do các loạt bản đồ nói trên được thành lập vào những năm khác nhau theo những qui chế khác nhau nên giữa các bản đồ có những nội dung chưa khớp nhau. Vì vậy bản đồ được biên hội theo nguyên tắc sau:

- Trung thực với số liệu thực tế đã có của các công trình thu thập.

- Khi xử lý tài liệu (những tài liệu không khớp nhau) luôn luôn liên hệ với đặc địa địa chât khu vực để chọn cách xử lý tốt nhất, phù hợp nhất.

- Nền địa hình đã lập bản đồ địa chất là bản đồ địa hình VN2000 tỷ lệ 1:10.000.

4.1.3.2.Xây dựng sơ đồ địa chất công trình và các mặt cắt

Sơ đồ địa chất công trình khu vực thành phố Long Xuyên tỷ lệ 1:10.000 được thành lập trên cơ sở bản đồ địa hình VN2000, sơ đồ địa chất cùng tỷ lệ.

Tài liệu để xây dựng gồm các bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:200.000, 1:25.000 đã tiến hành trong tỉnh và tài liệu các lỗ khoan khảo sát thu thập, trong đó bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 25.000 là quan trọng nhất.

Do các bản đồ trên được thành lập ở những năm khác nhau, theo những qui chế khác nhau nên giữa các bản đồ có những nội dung chưa khớp nhau. Vì vậy bản đồ địa chất công trình khu vực thành phố Long Xuyên đã được xây dựng hoàn toàn mới theo Quy chế lập bản đồ Địa chất công trình.

Kết quả xác định khu vực thành phố Long Xuyên gồm 04 loạt thạch học nguồn gốc: Loạt thạch học nguồn gốc nhân tạo, nguồn gốc sông, nguồn gốc biển và nguồn gốc hỗn hợp sông - biển, 07 phức hệ thạch học và 21 kiểu thạch học, chi tiết các phân vị ĐCCT trong Hình 4-1.

4.1.3.3.Xây dựng sơ đồ phân vùng ĐCCT

Sơ đồ phân vùng địa chất công trình khu vực thành phố Long Xuyên tỷ lệ 1:10.000 được thành lập trên cơ sở bản đồ địa hình VN2000 và sơ đồ địa chất công trình cùng tỷ lệ.

Kết quả xác định khu vực nghiên cứu nằm trọn trong miền VII của địa chất công trình toàn quốc, vùng đồng bằng tích tụ và được chia thành 3 khu theo các phức hệ địa tầng nguồn gốc và điều kiện thành tạo: i) Khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc nhân sinh tQIV3, khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc sông aQIV3 và khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông - biển amQIV2-3 hoặc nguồn gốc biển mQIV1-2, chi tiết các đơn vị phân vùng ĐCCT trong Hình 4-3.

4.1.3.4.Các bản đồ và phụ lục phụ trợ

Để phục vụ cho các mục đích khác nhau của đề tài, học viên cũng đã tiến hành thành lập các phụ lục kèm theo bao gồm: phụ lục phiếu lỗ khoan nghiên cứu ĐCCT, bảng tổng hợp trung bình các chỉ tiêu của các lớp đất, kết quả phân tích thành phần hóa học nước dưới đất.

Hình 4-1. Các phân vị ĐCCT khu vực nghiên cứu

Hình 4-3. Các đơn vị phân vùng ĐCCT

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 97 - 100)