Cấu trúc địa chất đã được trình bày chi tiết trong phần trên, ở đây chỉ mô tả cấu trúc địa chất của nền đất trong phạm vi ảnh hưởng móng của các công trình tới độ sâu đến 60,0m.
Toàn vùng nghiên cứu được bao phủ bởi các thành tạo Holocen chịu tải kém đến trung bình, phủ lên trên các trầm tích Pleistocen chịu tải tốt. Bề mặt đáy trầm tích Holocencó xu hướng chìm dần từ Tây sang Đông về phía sông Hậu và nâng cao dần từ Bắc đến Nam. Bề dày của các trầm tích Holocen trong vùng biến đổi rất phức tạp, thay đổi từ 10,6 (lỗ khoan LX21) đến trên 50,0m (Lỗ khoan NH1), sâu nhất ở khu vực phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên.
Nhìn chung cấu trúc nền đất khu vực lập bản đồ đến độ sâu 60,0m gồm các khu vực chủ yếu sau:
Cấu trúc nền 3 lớp: Phân bố trong phần lớn diện tích nghiên cứu gồm khu vực phía Bắc và từ trung tâm vùng đổ về phía Sông Hậu thuộc xã Mỹ Khánh, phường Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Long và Mỹ Thới. Là vùng phân bố phức hệ thạch học tQIV3; aQIV3; amQIV2-3 phủ trên phức hệ thạch học mQIV1-2 và lót đáy là lớp sét hoặc sét pha chịu tải tốt của phức hệ thạch học mQIII.
Cấu trúc nền 4 lớp: Chiếm khoảng 1/3 diện tích nghiên cứu, từ trung tâm vùng đổ về phía Tây thuộc phường Mỹ Xuyên, Mỹ Phước, Mỹ Thới và phần phía Tây phường Mỹ Thạnh. Tương ứng với vùng phân bố phức hệ thạch học aQIV3; amQIV2-3 phủ trực tiếp lên phức hệ thạch học mQIV1-2, tiếp đến là
phức hệ thạch học mQIII và lót đáy là lớp cát hạt mịn đến trung chịu tải tốt của phức hệ thạch học amQIII.
Cấu trúc nền 5 lớp: Diện phân bố hạn chế ở khu vực phía Đông Nam vùng nghiên cứu thuộc phường Mỹ Thạnh. Tương ứng với vùng phân bố phức hệ thạch học tQIV3
; aQIV3; amQIV2-3 phủ trực tiếp lên phức hệ thạch học mQIV1-2 , tiếp đến là phức hệ thạch học mQIII, tiếp đến là phức hệ thạch học amQIII và lót đáy là lớp sét chịu tải tốt của phức hệ thạch học mQII-III.
Nhìn chung đặc điểm cấu trúc địa chất của vùng nghiên không thuận lợi đối với công tác xây dựng.
4.4.2. Đặc điểm địa mạo
Dựa vào đặc điểm hình thái, nguồn gốc địa hình, thổ nhưỡng; vùng nghiên cứu chia thành 2 vùng địa mạo sau:
4.4.2.1.Vùng bãi bồi cao ven sông Hậu
Vùng kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam trên suốt chiều dài 20km từ khu vực rạch Chắc Cần Đao qua thị xã Long Xuyên đến ngã ba kênh xáng, chiều rộng 1,5 ¸ 3km.
Bề mặt địa hình có độ cao tuyệt đối dao động từ 1 ¸ 2,8m, tạo thành dải gờ cao ven sông. Thành phần trầm tích là sét bột mầu vàng, nâu hồng dẻo mịn. Theo tài liệu khoan, ở vùng này, các trầm tích Holocen có bề dày thay đổi từ 12,6m (lỗ khoan T3) đến trên 50,0m (lỗ khoan NH1).
Do hoạt động kinh tế của con người, bề mặt địa hình nguyên thủy bị biến đổi mạnh mẽ. Việc xây dựng, san ủi đã làm tầng thổ nhưỡng bị xáo trộn.
Hiện nay bề mặt này đang là nơi định cư, phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, khi phát triển kinh tế của vùng cần chú ý tới đặc điểm vị trí của vùng sát bờ sông Hậu do các hoạt động xâm thực, sạt lở là các dấu hiệu nguy hiểm dễ xảy ra và cần có biện pháp đề phòng.
4.4.2.2.Vùng đồng bằng thấp tây nam sông Hậu
Vùng này chiếm diện tích ½ vùng nghiên cứu. Bề mặt địa hình khá bằng phẳng, độ cao tuyệt đối dao động trong khoảng 0,6 ¸ 2m, trên đó còn một số dải trũng hẹp, độ cao tương đối khoảng 0,3 ¸ 0,5m. Thành phần trầm tích khá
đồng nhất gồm sét bột, đôi chỗ lẫn mùn thực vật, thuộc các trầm tích có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển.
Đặc điểm cần chú ý là vào mùa mưa lũ, vùng thường xuyên bị ngập với thời gian từ 3,5 ¸ 4,5 tháng/năm, ở một số nơi tới 5 tháng/năm. Độ sâu ngập lũ trung bình 1 ¸ 1,5m., ở các bồn, dải trũng tới 2m.
Hiện nay, hầu hết diện tích của vùng đang trồng lúa, ngoài ra ở ven kêng, mương dẫn nước là nơi phát triển dân cư.
Đây là dạng địa hình không thuận lợi đối với công tác xây dựng, thường phát triển các quá trình lầy hóa, ngập lụt, phá hủy và tái tạo bờ.
Nhìn chung đặc điểm địa mạo của vùng nghiên cứu đặc trưng cho vùng đồng bằng hạ lưu châu thổ, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng và được thành tạo bởi các trầm tích trẻ, phần lớn đều chưa được nén chặt, không thuận lợi đối với công tác xây dựng. Các quá trình địa mạo hiện đại diễn biến phức tạp, đan xen lẫn nhau cùng với các hoạt động nhân sinh đã tạo nên một bức tranh phức tạp về đặc điểm địa mạo của vùng nghiên cứu.