Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 100 - 108)

4.2.1.1.Vị trí địa lý

Vùng nghiên cứu là khu vực thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang, nằm về phía hữu ngạn sông Hậu Giang và thuộc miền Tây Nam Bộ.

Trên diện tích lập bản đồ 45,03 km2 bao gồm phường Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh và được giới hạn trong tọa độ địa lý:

Từ 10018’35’’đến 10024’10’’ vĩ độ Bắc

Từ 105024’10’’ đến 105029’30’’ kinh độ Đông

4.2.1.2.Đặc điểm địa hình

Vùng nghiên cứu có hai dạng địa hình chính: bãi bồi và đồng bằng. Địa hình bãi bồi phân bố thành dải dọc theo sông Hậu Giang. Độ cao phân bố từ 2,0 - 3,0m.

Địa hình đồng bằng phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu. Độ cao phân bố phổ biến từ 1,0 - 2,0 m. Đặc biệt có vài số nơi phía Tây Bắc và Tây Nam vùng nghiên cứu địa hình rất thấp từ 0,6 - 0,9m.

Nhìn chung địa hình vùng nghiên cứu là tương đối bằng phẳng, nhưng bị phân cắt mạnh bởi các sông và kênh rạch rất phát triển trong vùng.

4.2.1.3.Mạng thủy văn

Hệ thống sông suối và kênh rạch trong vùng nghiên cứu rất phát triển. Song chi phối nguồn nước và các đặc điểm thủy văn toàn vùng là sông Hậu Giang. Chiều dài sông Hậu Giang chảy qua vùng nghiên cứu khoảng 15km. Đặc biệt rạch Long Xuyên là một rạch lớn và cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm thủy văn trong vùng (chiều dài chảy qua đô thị là 11km). Ngoài ra còn có một số kênh rạch khác như rạch Gòi Lớn, rạch Gòi Bé, rạch Cái Dung, rạch Cái Sao...

Sông Hậu: nằm về phía Đông Bắc thành phố Long Xuyên. Sông rộng 500-1000m, sâu 12-16m. Dòng chảy của sông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vận tốc dòng chảy tương đối lớn, từ 1,0 - 2,98m/s. Lưu lượng dòng chảy rất lớn, từ 8.162 m3/s (mùa cạn) đến 23.600 m3/s (mùa lũ). Tài liệu quan trắc mực nước nhiều năm trên sông Hậu Giang cho thấy, cao độ mực nước cao nhất trạm Châu Đốc là 4,91m (năm 1937), thấp nhất là -0,68m (năm 2005)( xem Hình 4-4). Trạm Long Xuyên cao nhất là 2,66m (năm 1995), thấp nhất là - 0,97m (năm 2005) (xem Hình 4-5).

Rạch Long Xuyên: nối với sông Hậu Giang (tại trung tâm thành phố Long Xuyên), chảy theo hướng Đông Tây, về phía thành phố Rạch Giá - Kiên Giang và đổ ra vịnh Thái Lan. Sông rộng 80 -100m. Vận tốc dòng chảy trung bình 1,674 m/s. Lưu lượng dòng chảy từ 40 m3/s (mùa cạn) đến 78 m3

/s (mùa lũ).

Ngoài ra còn một số kênh rạch khác nữa phân bố rải rác khắp vùng nghiên cứu. Các kênh rạch này bị chi phối bởi sông Hậu Giang và rạch Long Xuyên. Các sông và kênh rạch trong vùng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều theo chế độ bán nhật chiều và tình trạng lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long.

Nhìn chung hệ thống sông và kênh rạch vùng nghiên cứu rất phát triển. Mật độ sông và kênh rạch dày đặc: khoảng 0,6 km/km2, tạo thành một mạng lưới giao thông thủy khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên do mật độ sông dày, địa hình thấp, lại ở vào vị trí đầu nguồn nước và lượng nước phân bố không đều theo thời gian... đã gây quy luật thủy văn diễn biến phức tạp như lũ lụt, thủy triều, chua phèn, phù xa, sạt lở lòng sông...

4.2.1.4.Đặc điểm khí hậu

Vùng nghiên cứu mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của miền nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Các yếu tố khi tương thủy văn của vùng nghiên cứu:

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ và Cục Niên Gián Thống Kê An Giang.

Hình 4-4. Mực nước cao nhất, trung bình và thấp nhất trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc (từ năm 1927 đến năm 2005).

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ và Cục Niên Gián Thống Kê An Giang.

Hình 4-5. Mực nước cao nhất, trung bình và thấp nhất trên sông Hậu tại trạm Long Xuyên (từ năm 1940 đến năm 2005).

a/ Lượng mưa

Tổng lượng mưa hàng năm (theo tài liệu khí tượng từ năm 2000 đến năm 2005) dao động trong khoảng 704,1mm (năm 2002) đến 1908,5mm (năm 2000), lượng mưa trung bình hàng năm là 1414,9 mm. Mưa thường tập trung nhiều nhất vào các tháng 8-11. Lượng mưa vào mùa mưa cao, trung bình là 1251,7mm, chiếm 88% tổng lượng mưa hàng năm. Mùa khô lượng lượng mưa thấp, trung bình là 163,2mm, chiếm 12% lượng mưa hàng năm (xem Bảng 4-1).

Bảng 4-1. Lượng mưa các tháng trong năm (2000 - 2005),mm

Tháng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TB 1 53,1 29,7 - 20,1 0,4 - 25,8 2 52,4 - - - 52,4 3 34,7 31,4 - 2,6 - 0,1 17,2 4 232,5 153,4 40,4 16,8 9 90,4 5 272,7 74,9 15,4 147,6 200,7 75,4 131,1 6 68,2 91,9 93 120,5 153,7 117,1 107,4

Tháng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TB 7 109,3 98,1 68,1 239,5 55,9 240 135,2 8 307,4 210,3 129,8 182,1 85,9 121,8 172,9 9 156,3 131,6 88,6 93,6 241,5 209,3 153,5 10 249,9 436,6 88,5 251,6 375,1 341,2 290,5 11 253,2 24,4 131,5 106,6 120,4 388,6 170,8 12 118,8 8,9 48,8 40,6 - 121,6 67,7 Tổng 1908,5 1291,2 704,1 1221,6 1242,6 1615,1 1414,9

Nguồn: Cục Niên Gián Thống Kê An Giang.

b/ Độ bốc hơi

Tổng độ bốc hơi hàng năm khá lớn dao động từ 1100 đến 1200mm. Tháng có độ bốc hơi cao nhất là tháng 3 và 4 từ 130 đến 160mm. Tháng có độ bốc hơi thấp nhất là tháng 11 khoảng 80mm. Lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô xấp xỉ bằng lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa.

c/ Độ ẩm

Độ ẩm trung bình trong các tháng mùa mưa thường đạt trên 80%. Độ ẩm lớn nhất trong năm xảy ra vào tháng 10 (83,2%). Độ ẩm thấp nhất là tháng 3 (76,3%). các tháng dao động từ 71% đến 86%. Độ ẩm trung bình năm là 80,4%.Những tháng mùa mưa có độ ẩm cao hơn hẳn những tháng mùa khô. Độ ẩm bình quân trong năm khoảng 80,3% (xem Bảng 4-2).

Bảng 4-2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (2000 - 2005), %

Tháng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TB 1 79 81 78 80 81 78 79,5 2 80 81 81 80 77 80 79,8 3 81 80 75 78 71 73 76,3 4 82 79 78 76 75 74 77,3 5 84 82 80 84 79 80 81,5 6 84 81 80 83 81 84 82,2 7 85 81 80 84 80 85 82,5 8 81 83 83 83 81 81 82,0 9 82 82 81 83 82 84 82,3 10 85 85 81 84 81 83 83,2

Tháng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TB 11 79 76 80 80 78 82 79,2 12 79 75 82 78 78 77 78,2 TB 81,8 80,5 79,9 81,1 78,7 80,1 80,3

Nguồn: Cục Niên Gián Thống Kê An Giang.

d/ Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình các tháng trong nhiều năm dao động từ 25,4oC đến 29,6oC, và có sự thay đổi không lớn giữa hai mùa. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (29,6oC) và thấp nhất vào tháng 1 (25,4oC). Nhiệt độ trung bình các tháng trong nhiều năm là 27,6oC (xem Bảng 4-3).

Bảng 4-3. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (2000 - 2005), 0C

Tháng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TB 1 26,5 26,6 25,6 25,4 26,0 25,4 25,9 2 26,5 26,5 25,8 26,4 26,0 26,8 26,3 3 27,3 27,6 27,5 27,9 28,1 27,9 27,7 4 28,2 29,0 29,2 29,4 29,5 29,6 29,2 5 28,1 28,5 29,4 28,1 28,6 29,1 28,6 6 27,6 27,9 28,5 28,2 27,5 28,5 28,0 7 27,4 28,0 28,4 27,3 27,8 27,4 27,7 8 27,7 27,4 27,4 28,0 27,8 28,2 27,8 9 27,8 28,3 27,9 27,5 28,0 27,8 27,9 10 27,2 27,7 28,0 27,4 27,6 28,0 27,7 11 27,2 26,6 27,9 27,5 27,7 27,5 27,4 12 27,4 26,7 27,6 25,4 26,0 26,0 26,5 TB 27,4 27,6 27,8 27,4 27,6 27,7 27,6

Nguồn: Cục Niên Gián Thống Kê An Giang.

e/ Gió - bão

Hướng gió chủ đạo thay đổi theo mùa, có hai hướng gió chính là Đông Bắc, Bắc, Bắc - Đông Bắc và Tây Nam, Nam - Tây Nam.

Gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa, tốc độ gió trung bình 1,5 đến 3,0m/s. Gió Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô, tốc độ gió trung bình 1,0 đến 2,5m/s. Trong vùng ít có bão, ảnh hưởng do bão gây ra là không đáng kể.

4.2.1.5.Thổ nhưỡng và thảm thực vật

a/ Thổ nhưỡng

Trong khu vực nghiên cứu, tồn tại chủ yếu nhóm đất phù sa. Đất phù sa có nguồn gốc và môi trường trầm tích đa dạng. Đất có đặc tính là chứa nhiều hữu cơ, pH thấp, ít bị bào mòn, xâm thực mà chủ yếu được bồi đắp hàng năm với mức độ khác nhau trong những điều kiện trầm tích khác nhau .

b/ Thảm thưc vật

Trong vùng nghiên cứu gồm có hai thảm thực vật chính: thảm thực vật ven sông rạch và thảm thực vật nổi.

Thảm thực vật ven sông rạch: Ở ven sông Hậu và các kênh rạch lớn thuộc các vùng phù xa. Thảm thực vật chủ yếu là các loài cà na, chiếc, gáo, cà dăm, nổ, lăng, lác nước, lác hến, lác chiếu, ráng gạc nai, bồn bồn, tầm bứt, lúa trồm, cỏ mồm, đưng, đế, sậy, nga...Ven sông rạch ở các vùng đất nhiễm phèn còn có các loại bình bát, gừa, trâm, mây nước, bòng bong, dây vác, dây mủ, dây cương, dây choại và các loại cây bụi khác như ô rô, cóc kèn, ráng dại, mua...

Thảm thực vậy nổi: Chủ yếu là các loài tảo bao gồm: tảo lục chlorophyta, tảo sillic bacillariphyta, tảo lam cyanophyta, tảo mắt euglenophyta, tảo vàng xanchophyta, tảo giáp pyrrophyta. Có nhiều loài tảo là thức ăn tốt cho tôm cá.

4.2.1.6.Giao thông, kinh tế, dân cứ

a/ Giao thông

Mạng lưới giao thông ở thành phố Long Xuyên khá đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Đường bộ: Quốc lộ 91 chạy qua nối dài từ thành phố Cần Thơ qua Long Xuyên đi thị xã Châu Đốc. Ngoài ra còn có các tuyến đường liên huyện, liên xã. Các tuyến đường đã được trải nhựa, hệ thống cầu cống trên đường được nâng cấp nên việc đi lại tương đối thuận lợi.

Đường thủy: Sông Hậu Giang chảy qua, ngoài ra còn có rạch Long Xuyên và nhiều Kênh rạch nhỏ khác. Hệ thống sông và kênh rạch trong vùng tạo thành mạng lưới giao thông thủy tương đối hoàn chỉnh. Trên sông Hậu

Giang hiện tại có cảng Mỹ Thới thuộc loại cảng vừa, là nơi tiếp nhận hàng hóa vận chuyển theo đường thủy, ngoài ra còn có bến phà An Hòa và phà Vàm Cống có khả năng đưa đón khách và phương tiện qua sông Hậu Giang với nhu cầu rất lớn và thuận tiện.

Đường hàng không: Có sân bay Long Xuyên cũ, hiện nay chưa được khai thác sử dụng.

Nhìn chung thành phố Long Xuyên có đầy đủ điều kiện để phát triển giao thông vận tải đặc biệt là giao thông đường thủy.

b/ Kinh tế

Kinh tế của tỉnh có nhiều ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ ... Trong đó khu vực dịch vụ có đóng góp giá trị lớn nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh với 7.282 tỉ đồng, chiếm 46,67%. Tiếp đó là nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản 5.904 tỉ đồng, chiếm 37,84%. Công nghiệp và xây dựng đạt 1.672 tỉ đồng, chiếm 10,72%. Trong tương lai, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh khu vực dịch vụ để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhằm đưa thành phần này ngày càng chiếm tỉ trọng lớn từ 50 - 55% tổng giá trị sản phẩm của tỉnh.

Ngoài ra do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sẽ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hoá, bởi đây là khu vực có lực lượng lao động đông nhất. Việc phát triển mạnh lĩnh vực này sẽ tận dụng được phần lớn sức lao động, để ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

c/ Dân cư

Dân số tỉnh An Giang có khoảng 2.194.218 người, trong đó phần lớn ở nông thôn (1.578.082 người), ở thành thị 616.136 người. Thành phần dân tộc bao gồm: Kinh, Chăm, Khơme, Hoa và một số dân tộc khác. Mật độ dân số trung bình khoảng 621 người/km2. Trong đó thành phố Long Xuyên có mật độ dân số cao nhất (2.342 người/km2). Huyện Tri Tôn có mật độ dân số thấp nhất (203 người/km2). Số người trong độ tuổi lao động là 1.092.019 người. Cơ cấu lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp 726.090 người; thương nghiệp

84.310 người, công nghiệp chế biến 65.690 người; giáo dục 20.663 người; xây dựng 20.932 người v.v...

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 100 - 108)