tQIV3.
Khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc nhân sinh phân bố ở khu vực phía Đông, chủ yếu theo các trục giao thông chính, dọc bên bờ sông Hậu Giang và các sông rạch nhỏ trong vùng.
- Đặc điểm cấu trúc nền
- Trên cùng là phức hệ thạch học nguồn gốc nhân sinh tQIV3 có bề dày 0,3 - 2,0m, trung bình 0,9m. Loại thạch học chiếm chủ yếu là sét, sét pha và vật liệu đất đắp thô có sức chịu tải từ yếu đến trung bình.
- Tiếp theo là phức hệ thạch học nguồn gốc sông aQIV3 có bề dày 0,5 - 4,1m, trung bình 1,8m. Loại thạch học chiếm ưu thế là sét, sét pha có sức chịu tải từ trung bình đến khá. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là bùn sét, bùn sét pha có sức chịu tải yếu.
- Tiếp theo là phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông - biển amQIV2- 3 có bề dày 0,6 - 9,4m, trung bình 2,9m. Loại thạch học chiếm ưu thế là sét, bùn sét, bùn sét pha có sức chịu tải từ yếu đến trung bình. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là cát mịn và sét pha có sức chịu tải yếu đến trung bình.
- Tiếp theo là phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIV1-2 có bề dày 10,4 - 46,7m, trung bình 25,8m. Loại thạch học chiếm ưu thế là bùn sét, bùn sét pha có sức chịu tải yếu. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là sét, sét pha và cát hạt mịn có sức chịu tải trung bình.
- Dưới cùng là phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIII có bề dày trung bình lớn hơn 12,7m. Loại thạch học chiếm ưu thế là sét có sức chịu tải tốt. Loại thạch học kém chiếm ưu thế là sét pha có sức chịu tải tốt.
- Đặc điểm địa chất thủy văn: Mực nước dưới đất ở đây rất nông, thường nhỏ hơn 2,0m. Nước phổ biến có tính ăn mòn rửa lũa và ăn mòn carbonic.
- Đặc điểm địa động lực: Ảnh hưởng của đặc điểm địa động lực trong vùng không lớn, chỉ có một số dấu hiệu của hoạt động tân kiến tạo hình thành nên những vùng nâng hạ Pleistocen dẫn đến sự biến động bề dày của lớp đất yếu Holecen. Các quá trình và hiện tượng địa chất công trình động lực chủ yếu là: xâm thực và tích tụ bờ.
- Đánh giá mức độ thuận lợi cho xây dựng: Thuận lợi cho các công trình xây dựng. Khi khai thác khu này nên áp dụng các biện pháp đối với đất chịu nén vừa và không đều, móng nông. Nếu tải trọng công trình lớn cần sử dụng móng cọc, độ sâu đáy cọc thay đổi từ 20m đến 50m, chủ yếu từ 44m đến là 47m hoặc lớn hơn phụ thuộc vào tải trọng công trình.