Tính chất cơ lý của các loại đất

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 128 - 135)

Tính chất cơ lý của các đơn nguyên ĐCCT trong vùng được mô tả theo các phức hệ thạch học có các kiểu nguồn gốc khác nhau. Theo chú giải về bản đồ địa chất công trình của hội địa chất công trình quốc tế (IAEG) thì phức hệ thạch học gồm một tập hợp các kiểu thạch học liên quan với nhau về nguồn gốc, phát triển dưới những điều kiện cổ địa lý và địa kiến tạo cụ thể. Theo định nghĩa này khu vực nghiên cứu là thành phố Long Xuyên có những phức hệ thạch học sau:

4.4.5.1.Phức hệ thạch học nguồn gốc nhân sinh (tQIV3)

Phân bố thành dải lớn ở phía Đông, chiếm 1/3 diện tích vùng nghiên cứu và ven đường giao thông thuộc một phần khu vực phường Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Thới và Mỹ Thạnh, bề dày thay đổi từ 0,3m (lỗ khoan LX14) đến 2,0m (lỗ khoan LX9), trung bình 0,9m. Lộ ngay trên bề mặt và phủ trực tiếp lên trên phức hệ thạch học nguồn gốc sông aQIV3 hoặc nguồn gốc sông biển hỗn hợp amQIV2-3.

4.4.5.2.Phức hệ thạch học nguồn gốc sông (aQIV3)

Phân bố liên tục trên phạm vi vùng nghiên cứu và chỉ bị khuyết ở khu vực vực nhỏ ở phường Mỹ Long, lộ ra ở khu vực trung tâm kéo dài từ Bắc đến

Nam, bề dày thay đổi từ 0,5m (lỗ khoan TB) đến 4,1m (lỗ khoan RG4), trung bình 1,8m. Trên mặt cắt chúng lộ trên mặt hoặc bị phức hệ thạch học nguồn gốc nhân tạo tQIV3 che phủ và phủ trực tiếp lên trên phức hệ thạch học nguồn gốc sông - biển amQIV3. Tất cả các lỗ khoan địa chất công trình đều khoan đến phức hệ thạch học này, gồm 3 kiểu thạch học sau:

a. Sét:

Trên mặt cắt ký hiệu là aCQIV3, thành phần là sét màu xám nâu, nâu vàng loang lổ, trạng thái từ dẻo chảy đến nửa cứng. Với 15 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt sét chiếm 52,5% và hạt bụi chiếm 32,9%, hạt cát chỉ chiếm 14,7%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 35,74%; khối lượng thể tích: 1,80g/cm3; khối lượng riêng: 2,65g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên cao: 1,002; lực dính kết cao: 0,327kG/cm2; góc ma sát trong: 10º03. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,71kg/cm2.

b. Sét pha:

Trên mặt cắt ký hiệu là aCMQIV3, thành phần là sét pha màu xám, xám vàng, nâu vàng, trạng thái từ dẻo mềm đến dẻo cứng. Với 04 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt bụi chiếm 49,0% và hạt sét chiếm 24,8%, hạt cát chiếm 26,0%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 32,68%; khối lượng thể tích: 1,84g/cm3; khối lượng riêng: 2,67g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên trung bình: 0,927; lực dính kết cao: 0,221kG/cm2; góc ma sát trong: 12º27. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,37kg/cm2.

c. Cát mịn:

Trên mặt cắt ký hiệu là aSQIV3, thành phần là cát hạt mịn, trạng thái chặt vừa. Với 02 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt cát chiếm 96,0% hạt bụi chỉ chiếm 4,0%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 25,24%; khối lượng thể tích: 1,91g/cm3; khối lượng riêng: 2,67g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,750; góc ma sát trong lớn: 38º39.

4.4.5.3.Phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQIV2-3)

Phân bố liên tục trên phạm vi vùng nghiên cứu và chỉ bị khuyết ở khu vực vực nhỏ ở phía Tây Bắc nơi lộ ra của phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIV1-2, bề dày thay đổi từ 0,6m (lỗ khoan DK1) đến 9,4m (lỗ khoan RG4),

trung bình 2,9m. Lộ ra ở khu vực phía tây vùng nghiên cứu thuộc phường Mỹ Khánh, Mỹ Phước, Mỹ Thới và Mỹ Thạnh, trên mặt cắt chúng lộ trên mặt hoặc bị phức hệ thạch học nguồn gốc nhân sinh tQIV3 và nguồn gốc sông aQIV3

che phủ và phủ trực tiếp lên trên phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIV1-2. Tất cả các lỗ khoan địa chất công trình đều khoan đến phức hệ thạch học này, gồm 5 kiểu thạch học sau:

a. Sét:

Trên mặt cắt ký hiệu là amC

QIV2-3, thành phần là sét màu xám xanh, xám trắng, nâu, trạng thái từ dẻo chảy đến nửa cứng. Với 34 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt sét chiếm 48,3% và hạt bụi chiếm 36,7%, hạt cát chỉ chiếm 14,2%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 39,10%; khối lượng thể tích: 1,76g/cm3; khối lượng riêng: 2,65g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên cao: 1,101; lực dính kết trung bình: 0,199kG/cm2

; góc ma sát trong: 08º57.

b. Sét pha:

Trên mặt cắt ký hiệu là amCMQIV2-3, thành phần là sét pha màu xám đen, nâu, nâu đen, trạng thái từ dẻo chảy đến dẻo mềm. Với 07 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt bụi chiếm 46,6% và hạt sét chiếm 28,0%, hạt cát chỉ chiếm 24,6%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 35,21%; khối lượng thể tích: 1,78g/cm3; khối lượng riêng: 2,67g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên trung cao: 1,031; lực dính kết: 0,115kG/cm2; góc ma sát trong: 06º09. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 0,69kg/cm2.

c. Bùn sét, bùn sét pha:

Trên mặt cắt ký hiệu là amOQIV2-3, thành phần là bùn sét, bùn sét pha màu xám đen, xám nâu. Với 12 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt bụi chiếm 48,0% và hạt sét chiếm 35,9%, hạt cát chỉ chiếm 15,8%. Độ ẩm tự nhiên cao: 56,94%; khối lượng thể tích: 1,60g/cm3; khối lượng riêng: 2,66g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên trung cao: 1,616; lực dính kết nhỏ: 0,092kG/cm2; góc ma sát trong nhỏ: 02º16. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 0,49kg/cm2.

Trên mặt cắt ký hiệu là amSQIV2-3, thành phần là cát hạt mịn màu xám xanh, xám đen, trạng thái chặt vừa. Với 17 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt cát chiếm 90,2% hạt bụi chỉ chiếm 5,9% và hạt sét chiếm 1,8%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 24,03%; khối lượng thể tích: 1,93g/cm3; khối lượng riêng: 2,66g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,693; góc ma sát trong lớn: 29º21.

e. Cát pha:

Trên mặt cắt ký hiệu là amSMQIV2-3, thành phần là cát pha, trạng thái dẻo. Với 01 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt cát chiếm 72,0%; hạt bụi chiếm 14,0%, hạt sét chiếm 8,0%, hạt sỏi chỉ chiếm 6,0%. Độ ẩm tự nhiên thấp: 18,79%; khối lượng thể tích: 1,94g/cm3; khối lượng riêng: 2,65g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,620; lực dính kết nhỏ: 0,079kG/cm2; góc ma sát trong lớn: 25º55. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,48kg/cm2.

4.4.5.4.Phức hệ thạch học nguồn gốc biển (mQIV1-2)

Phân bố liên tục trên phạm vi vùng nghiên cứu, bề dày thay đổi từ 10,4m (lỗ khoan CX) đến 46,7m (lỗ khoan NH2), trung bình 25,8m. Lộ ra một khoảnh nhỏ ở khu vực phía Tây thuộc phường Mỹ Xuyên. Trên mặt cắt chúng bị phủ bởi phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông biển amQIV2-3 và phủ trực tiếp lên trên phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIII. Đáy phức hệ này có xu hướng chìm dần từ tây sang đông và nông dần từ bắc tới nam. Hầu hết các lỗ khoan địa chất công trình đều khoan đến phức hệ thạch học này, gồm 5 kiểu thạch học sau:

a. Sét:

Trên mặt cắt ký hiệu là mCQIV1-2, thành phần là sét màu xám nâu, xám xanh, trạng thái từ dẻo chảy đến dẻo cứng. Với 65 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt sét chiếm 47,9% và hạt bụi chiếm 40,1%, hạt cát chỉ chiếm 11,5%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 42,38%; khối lượng thể tích: 1,76g/cm3; khối lượng riêng: 2,67g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên cao: 1,180; lực dính kết trung bình: 0,223kG/cm2; góc ma sát trong: 08º43. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,20kg/cm2.

Trên mặt cắt ký hiệu là mCMQIV1-2, thành phần là sét pha màu xám đen, xám nâu, trạng thái từ dẻo chảy đến dẻo cứng. Với 22 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt bụi chiếm 44,5% và hạt cát chiếm 37,7%, hạt sét chỉ chiếm 21,1%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 30,36%; khối lượng thể tích: 1,86g/cm3; khối lượng riêng: 2,67g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên trung bình: 0,886; lực dính kết: 0,160kG/cm2; góc ma sát trong: 14º14. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,21kg/cm2.

c. Bùn sét, bùn sét pha:

Trên mặt cắt ký hiệu là mOQIV1-2, thành phần là bùn sét, bùn sét pha màu xám đen, xám nâu. Với 401 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt bụi chiếm 43,0% và hạt sét chiếm 39,7%, hạt cát chỉ chiếm 19,3%. Độ ẩm tự nhiên cao: 56,02%; khối lượng thể tích: 1,62g/cm3; khối lượng riêng: 2,64g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên cao: 1,563; lực dính kết nhỏ: 0,077kG/cm2

; góc ma sát trong nhỏ: 02º58. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 0,49kg/cm2.

d. Cát mịn, trung:

Trên mặt cắt ký hiệu là mS

QIV1-2, thành phần là cát hạt bụi, mịn đến trung màu xám đen, xám vàng, trạng thái rời đến chặt vừa. Với 54 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt cát chiếm 83,9% hạt bụi chỉ chiếm 14,2% và hạt sét chiếm 1,2%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 24,87%; khối lượng thể tích: 1,91g/cm3; khối lượng riêng: 2,66g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,738; góc ma sát trong lớn: 23º22. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,30kg/cm2.

e. Cát pha:

Trên mặt cắt ký hiệu là mSMQIV1-2, thành phần là cát pha màu xám nâu, trạng thái chảy đến dẻo chảy. Với 21 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt cát chiếm 61,7%; hạt bụi chiếm 27,8%, hạt sét chỉ chiếm 8,5%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 27,61%; khối lượng thể tích: 1,88g/cm3; khối lượng riêng: 2,67g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,806; lực dính kết: 0,114kG/cm2

; góc ma sát trong lớn: 22º56. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,48kg/cm2.

4.4.5.5.Phức hệ thạch học nguồn gốc biển (mQIII)

Phân bố liên tục trên phạm vi vùng nghiên cứu song không lộ trên mặt. Trên mặt cắt chúng bị phủ bởi phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIV1-2 và

phủ trực tiếp lên trên phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông biển amQIII. Đáy phức hệ này có xu hướng chìm dần từ tây sang đông và nông dần từ bắc tới nam. Hầu hết các lỗ khoan địa chất công trình chưa khoan thủng phức hệ này song bề dày khoan được thay đổi từ 1,5m (lỗ khoan LX22) đến 40,8m (lỗ khoan CR3), trung bình bề dày khoan được 12,7m, gồm 4 kiểu thạch học sau:

a. Sét:

Trên mặt cắt ký hiệu là mCQIII, thành phần là sét màu xám nâu, vàng, nâu đỏ, trạng thái từ dẻo chảy đến nửa cứng. Với 65 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt sét chiếm 44,0% và hạt bụi chiếm 40,2%, hạt cát chiếm 21,6%, hạt sỏi chỉ chiếm 1,4%. Độ ẩm tự nhiên: 26,49%; khối lượng thể tích: 1,91g/cm3; khối lượng riêng: 2,69g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,784; lực dính kết: 0,241kG/cm2; góc ma sát trong: 13º49. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,57kg/cm2.

b. Sét pha:

Trên mặt cắt ký hiệu là mCMQIII, thành phần là sét pha màu nâu vàng, nâu đỏ, xám đen, xám xanh, xám nâu, trạng thái từ dẻo chảy đến cứng. Với 58 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt cát chiếm 38,3% và hạt bụi chiếm 34,9%, hạt sét chiếm 25,8% và hạt sạn sỏi chỉ chiếm 0,5%. Độ ẩm tự nhiên: 26,09%; khối lượng thể tích: 1,94g/cm3; khối lượng riêng: 2,68g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên trung bình: 0,742; lực dính kết: 0,241kG/cm2; góc ma sát trong: 14º30. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,64kg/cm2.

c. Cát mịn lẫn bột:

Trên mặt cắt ký hiệu là mSQIII, thành phần là cát hạt mịn lẫn bột màu vàng, trạng thái rời. Với 01 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt cát chiếm 79,0% hạt bụi chiếm 18,0%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 32,27%; khối lượng thể tích: 1,87g/cm3; khối lượng riêng: 2,70g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,903; lực dính kết: 0,165kG/cm2;góc ma sát trong: 12º21. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,13kg/cm2.

d. Cát pha:

Trên mặt cắt ký hiệu là mSM

QIII, thành phần là cát pha màu xám xanh, trạng thái dẻo. Với 01 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt bụi

chiếm 55,0%; hạt cát chiếm 38,0%, hạt sét chỉ chiếm 7,0%. Độ ẩm tự nhiên: 24,02%; khối lượng thể tích: 1,92g/cm3; khối lượng riêng: 2,65g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,709; lực dính kết: 0,153kG/cm2; góc ma sát trong: 13º46. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,16kg/cm2.

4.4.5.6.Phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQIII)

Phân bố liên tục trên phạm vi vùng nghiên cứu song không lộ trên mặt. Trên mặt cắt chúng bị phủ bởi phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQIII và phủ trực tiếp lên trên phức hệ thạch học nguồn gốc biển mQII-III. Đáy phức hệ này có xu hướng chìm dần từ tây sang đông và nông dần từ bắc tới nam. Hầu hết các lỗ khoan địa chất công trình chưa khoan thủng phức hệ này song bề dày khoan được thay đổi từ 4,4m (lỗ khoan AG2) đến 37,7m (lỗ khoan GL), bề dày trung bình khoan được 22,2m, gồm 2 loại thạch học sau:

a. Cát mịn trung lẫn bột

Trên mặt cắt ký hiệu là amSQIII, thành phần là cát hạt mịn trung lẫn bột màu đen, xám vàng, trạng thái rời đến chặt vừa. Với 45 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt cát chiếm 79,7%, hạt bụi chiếm 18,6%, hạt sét chỉ chiếm 0,4%. Độ ẩm tự nhiên trung bình: 32,27%; khối lượng thể tích: 1,89g/cm3; khối lượng riêng: 2,66g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,760; lực dính kết: 0,078kG/cm2;góc ma sát trong: 22º01. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,23kg/cm2.

b. Cát pha

Trên mặt cắt ký hiệu là amSM

QIII, thành phần là cát pha màu nâu, nâu vàng, xám đen, trạng thái dẻo. Với 08 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt cát chiếm 51,9%; hạt bụi chiếm 34,4%, hạt sét chỉ chiếm 12,5%. Độ ẩm tự nhiên: 24,59%; khối lượng thể tích: 1,93g/cm3; khối lượng riêng: 2,68g/cm3

; hệ số rỗng tự nhiên: 0,761; lực dính kết: 0,109kG/cm2; góc ma sát trong: 16º59. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,11kg/cm2.

4.4.5.7.Phức hệ thạch học nguồn gốc biển (mQII-III)

Phân bố liên tục trên phạm vi vùng nghiên cứu song không lộ trên mặt. Trên mặt cắt chúng bị phủ bởi phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp sông - biển amQIII. Duy nhất lỗ khoan địa chất công trình CDT bắt gặp phức hệ này ở

độ sâu từ 42,7m song chiều sâu đến 60,0m chưa khoan qua phức hệ này, bề dày khoan được 17,3m, trên mặt cắt ký hiệu là mCQII-III. Chỉ có 1 loại thạch học là sét màu nâu, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Với 6 mẫu đất cho thấy thành phần hạt chủ yếu là hạt sét chiếm 40,5% và hạt bụi chiếm 40,0%, hạt cát chiếm 16,8%. Độ ẩm tự nhiên: 21,76%; khối lượng thể tích cao: 2,03g/cm3; khối lượng riêng: 2,70g/cm3; hệ số rỗng tự nhiên: 0,624; lực dính kết: 0,267kG/cm2; góc ma sát trong: 15º35. Sức chịu tải quy ước tính toán Rt = 1,86kg/cm2.

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 128 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)