Nội dung và phương pháp thành lập

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 80 - 92)

3.3.3.1.Nội dung của bản đồ ĐCCT

Bản đồ ĐCCT được thành lập trên nền bản đồ địa chất cùng tỷ lệ. Để thể hiện được những nội dung chuyên môn ĐCCT trên bản đồ, cho phép lược bỏ hay giảm bớt những ký hiệu về địa hình, địa vật lý ít quan trọng. Đường đồng

mức địa hình có thể lược bỏ bớt để khoảng cách giữa các đường không dày quá 1mm nhưng không làm sai lệch các yếu tố địa hình. Đối với vùng đồng bằng phải có ký hiệu và độ cao các điểm địa hình đặc trưng phân bố đều trên diện tích bản đồ. Địa hình mạng đường xá và các điểm dân cư được thể hiện bằng màu xám nhạt. Đường đồng mức địa hình thể hiện bằng đường nâu nhạt. Dòng nước, vũng nước và các biểu hiện về nước khác thể hiện bằng màu xanh lam.

Trên bản đồ ĐCCT phải thể hiện các yếu tố của điều kiện ĐCCT dưới đây:

- Cấu trúc địa chất: Các thành tạo đất đá (được phân chia theo nguồn gốc, tuổi , thành phần thạch học) thế nằm đất đá, uốn nếp, đứt gãy. Diện phân bố và bề dày của các loại thạch học chủ yếu.

- Địa mạo: Độ cao, độ dốc của địa hình, bãi bồi và thềm sông.

- ĐCTV: Độ sâu mực nước ngầm, đặc tính ăn mòn của nước dưới đất, các nguồn nước lộ quan trọng.

- Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực.

- Vật liệu xây dựng thiên nhiên: có tiềm năng khai thác, các mỏ đang khai thác.

Ngoài ra, trên bản đồ ĐCCT còn thể hiện các yếu tố khác như vị trí các loại công trình đặc trưng (lỗ khoan, hố đào lẫy mẫu ĐCCT hay đổ nước thí nghiệm, mặt cắt ĐCCT…)

3.3.3.2.Phương pháp thể hiện các yếu tố của điều kiện ĐCCT trên bản đồ ĐCCT

Mỗi loại thạch học (magma xâm nhập, magma phun trào), biến chất khu vực, biến chất tiếp xúc, biến chất nhiệt, trầm tích lục nguyên, trầm tích cacbonat, trầm tích hóa học, trầm tích aluvi, proluvi, trầm tích biển, trầm tích hồ, eluvi, deluvi, nguồn gốc hữu cơ (đầm lầy), nhân tạo được biểu hiện bằng màu quy ước. Trường hợp loạt thạch học nguồn gốc hỗn hợp thì sử dụng hỗn hợp các màu, trong đó màu chính là màu của tập thạch học có nguồn gốc và bề dày chiếm ưu thế.

Ví dụ loạt thạch học nguồn gốc sông biển (am) thì màu chính là màu của tập thạch học nguồn gốc sông, còn màu của tập thạch học nguồn gốc biển là màu phụ.

Thành phần thạch học của kiểu thạch học chính thuộc phức hệ thạch học thứ 2 ( nằm dưới) được thể hiện bằng ký hiệu thạch học quy ước màu xám.

Bề dày kiểu thạch học hay phức hệ thạch học thứ nhất được thể hiện bằng hướng nét trải của ký hiệu loại thạch học chính của phức hệ thạch học đó theo các khoảng chia: nhỏ hơn 2m, từ 2-5m 5-10m, và lớn hơn 10m. Phức hệ thạch học thứ 2 không thể hiện chiều dày.

Điều kiện ĐCTV được thể hiện bằng các ký hiệu quy ước màu xanh da trời về đặc điểm xuất lộ nước, hướng dòng chảy, chiều sâu mực nước cao nhất và tính ăn mòn của nước.

các quá trình và hiện tượng địa chất động lực được thể hiện bằng các quy ước màu đỏ.

Các công trình nhân tạo như lỗ khoan, điểm xuyên tĩnh, hào hố giếng lấy mẫu và thí nghiệm đổ nước thể hiện bằng ký hiệu màu đen.

Các ký hiệu khác như tuổi, nguồn gốc, đứt gãy, thế nằm đá, vật liệu xây dựng…áp dụng theo quy chế địa chất.

Để thể hiện trật tự cấu trúc nền đất trên bản đồ ĐCCT trong giới hạn chiều sâu nghiên cứu sử dụng dạng phân số theo thứ tự các phức hệ thạch học từ trên mặt xuống dưới (gồm nguồn gốc, kiểu thạch học, tuổi của phức hệ thạch học).

Hướng dẫn chú giải chi tiết thể hiện trên bản đồ ĐCCT được minh họa từ Hình 3-1 đến Hình 3-12.

Hình 3-1. Chú giải hướng dẫn thể hiện các thành tạo đệ tứ trên bản đồĐCCT

Hình 3-3. Chú giải hướng dẫn thể hiện các thành tạo trước đệ tứ trên bản đồ ĐCCT

Hình 3-4. Chú giải hướng dẫn thể hiện các thành tạo trước đệ tứ trên bản đồ ĐCCT

Hình 3-8. Chú giải về thành phần thạnh học

Hình 3-10. Chú giải các ranh giới địa chất

Hình 3-12. Các ký hiệu điểm nghiên cứu

3.3.3.3.Mặt cắt địa chất công trình

Bản đồ ĐCCT bắt buộc phải kèm theo các mặt cắt ĐCCT. Hướng mặt cắt được chọn như thế nào để chúng có thể cắt qua số lượng lớn các phân vị (đơn vị) ĐCCT của lãnh thổ đo vẽ và vuông góc với đường phương của các lớp đất đá và cấu trúc địa chất. Chiều sâu thuyết minh cấu trúc của các lớp đất đá cần phải tương ứng với chiều sâu ảnh hưởng của các công trình đã có.

Hướng của các mặt cắt được thể hiện trên bản đồ ĐCCT bằng một đường mảnh màu đen. Đường mặt cắt có thể thẳng hoặc gấp khúc ở hai đầu và ở những nơi gấp khúc được đánh dấu bằng các chứ in Việt Nam.

Trên mặt cắt ĐCCT phải thể hiện đầy đủ các đẳng cấp đất đá trên bản đồ và mối quan hệ của chúng, mực nước trong công trình và mức áp lực (kèm màu xanh lam bên cạnh ký hiệu công trình), vị trí mực nước cao nhất của tầng chứa nước thứ nhất kể từ mặt đất, vị trí lấy mẫu cơ lý đất đá và thí nghiệm ĐCCT. Các dấu hiệu quy ước và màu sắc thể hiện trên mặt cắt phù hợp với bản đồ

ĐCCT. Trong trường hợp ở mặt cắt thể hiện các phân vị ĐCCT nằm sâu không có trên bản đồ (do sử dụng tài liệu khoan hoặc địa vật lý) thì ở phần chú giải cũng thể hiện phân vị đó và ghi “chỉ có trong mặt cắt”. Tỷ lệ ngang của các mặt cắt như ở tỷ lệ bản đồ tương ứng, còn tỷ lệ đứng cần tăng hơn xuất phát từ sự cần thiết để phản ánh các yếu tố ĐCCT cơ bản, nhưng không quá 100 lần và chỉ nên sử dụng đối với vùng đất đá nằm ngang hoặc thoải. Các lỗ khoan hoặc các công trình chuyên môn (như xuyên tĩnh, hố đào đổ nước hay lẫy mẫu thí nghiệm cơ lý đất đá, lỗ khoan quan trắc ĐCTV- ĐCCT) nằm trùng hoặc gần đường mặt cắt đi qua thì cần đánh dấu trên mặt cắt bằng một đường màu đen liên tục (đối với các lỗ khoan nằm trên mặt cắt) hoặc đường màu đen đứt đoạn (đối với các lỗ khoan ở gần đường mặt cắt ) có đường gạch ngang ở phần đáy của ký hiệu. Ở phần trên ghi số hiệu và độ cao tuyệt đối miệng lỗ khoan (hay công trình), ở phần đáy ghi độ sâu lỗ khoan (hay công trình).

Ở hai bên điểm cuối của mặt cắt cần chỉ ra thang tỷ lệ thẳng đứng và ký hiệu chữ biểu thị phương vị của mặt cắt. Trên mỗi mặt cắt ĐCCT cần ghi rõ cốt 0,0 m (mực nước biển), các địa danh sông suối, đỉnh núi, điểm dân cư mà đường mặt cắt đi qua. Mỗi mặt cắt cần ghi rõ tiêu đề tên gọi mặt cắt (ví dụ mặt cắt theo đường A-B) và chỉ dẫn tỷ lệ ngang, đứng. Các chú giải trên mặt cắt được minh học trên Hình 3-13 và Hình 3-14.

Hình 3-13. Chú giải các công trình nghiên cứu trên mặt cắtĐCCT

Hình 3-14. Các chú giải khác trên mặt cắt

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)