Nguyên tắc thành lập bản đồ ĐCCT

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 79 - 80)

Bản đồ ĐCCT được thành lập theo nguyên tắc chung sau:

Bản đồ ĐCCT dù ở tỷ lệ nào cũng là một loại bản đồ địa chất và phải được thành lập trên cơ sở phân tích lịch sử tự nhiên của lãnh thổ lập bản đồ. Do đó, nó phải chứa đựng một số thông tin đã được thể hiện trên các bản đồ khác, nhưng lại rất cần thiết để nhận thức quy luật hình thành và biến đổi điều kiện động tác công trình lãnh thổ nói chung và đất đá nói riêng. Biểu thị các thông tin tối thiểu về địa chất đó trên bản đồ ĐCCT hoàn toàn không có nghĩa là việc làm trùng lặp vô ích.

Các thành tạo đất đá phải được thể hiện trên bản đồ ĐCCT sao cho người làm công tác ĐCCT cũng như nhà thiết kế đều sử dụng được. Vì vậy, bên cạnh việc thể hiện thành phần thạch học, đặc điểm kiến trúc cấu tạo và tính chất, nhất thiết phải xét đến lịch sử tự nhiên của quá trình hình thành và biến đổi đất đá (nguồn gốc và tuổi).

Việc phân chia đất đá trên bản đồ ĐCCT phải tuân thủ hoặc gần trùng lặp với bản phân loại ĐCCT trong các tiêu chuẩn và định mức xây dựng.

Mỗi đẳng cấp phân loại đất đá phải được đặc trưng bằng một hoặc vài chỉ tiêu phân loại. Chỉ tiêu phân loại đất đá của mỗi đẳng cấp nào đó phải được sử dụng nhất quán từ đầu đến cuối trong khi phân chia đất đá thuộc đẳng cấp phân loại trên nó.

Tùy thuộc mức độ nghiên cứu ĐCCT (tỷ lệ bản đồ) mà chỉ tiêu phân loại đất đá phải đi từ định tính đến định lượng. Ngoài ra chỉ tiêu phân loại của dẳng cấp sau phải là một trong những yếu tố quyết định sự khác nhau của đất đá.

Bản đồ ĐCCT lấy nguyên tắc chỉ đạo là thạch học nguồn gốc, vì đất đá là yếu tố hay đối tượng quan trọng nhất khi tiến hành điều tra ĐCCT nói chung và đo vẽ lập bản đồ ĐCCT nói riêng.

Đẳng cấp phân loại đất đá trong đo vẽ lập bản đồ ĐCCT dựa vào đẳng cấp phân loại trong hướng dẫn lập bản đò ĐCCT của Hội địa chất công trình quốc tế (IAEG) năm 1976, bao gồm:

- Loạt thạch học nguồn gốc - Phức hệ thạch học

- Kiểu thạch học

Trong đó kiểu thạch học là đơn vị đồng nhất về thành phần, kiến trúc, cấu tạo (như thành phần thạch học, thành phần hạt ,chỉ số dẻo…) nhưng không nhất thiết phải có sự đồng nhất về trạng thái vật lý. Còn phức hệ thạch học là tập hợp các kiểu thạch học có tương đồng về thành phần (như sét, sét pha, cát pha…) và có cùng nguồn gốc thành tạo, phát triển dưới những điều kiện có địa lý và địa kiến tạo cụ thể. Bản đồ ĐCCT phải thể hiện đến phức hệ thạch học. Phân loại thạch học dựa theo tiêu chuẩn TCXD 45-78.

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)