Tiêu chuẩn phân loại đất đá

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 68 - 70)

Tiêu chuẩn phân loại cho tất cả đất đá được sử dụng trong lập bản đồ ĐCCT, khảo sát ĐCCT ở tỷ lệ nhỏ đến lớn.

Tiêu chuẩn được thành lập trên cơ sở Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 45-78 hay CHиП II-15-74, ГOTC -25 100-82 (Liên Xô cũ) kết hợp với sử dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5747-1993.

3.2.7.1.Những vấn đề chung

Phân loại đất đá gồm các đơn vị sau được phân chia theo các nhóm dấu hiệu được Hiệp hội địa chất công trình quốc tế ( IAEG) đề nghị sử dụng trong tài liệu hướng dẫn lập bản đồ ĐCCT (1976).

a/ Loạt thạch học (Lithological Suite): Gồm nhiều phức hệ thạch học cùng nguồn gốc thành tạo.

b/ Phức hệ thạch học (Lithological Complex): gồm một tập hợp các kiểu thạch học có tương đồng về thành phần (như sét, sét pha, cát pha…) và cùng nguồn gốc thành tạo, phát triển dưới những điều kiện cổ địa lý và địa kiến tạo cụ thể.

c/ Kiểu thạch học (Lithological Type) bao gồm đất đá có cùng thành phần, kiến trúc và cấu tạo, nhưng không nhất thiết đồng nhất về trạng thái vật lý.

Như vậy, mỗi kiểu thạch học chỉ được thể hiện ý niệm chung về tính chất ĐCCT với một khoảng giá trị nhất định, mà không thể cung cấp những giá trị trung bình đáng tin cậy của các chỉ tiêu cơ học của chúng. Còn trong phạm vi một phức hệ thạch học, sự phân bố không gian của các kiểu thạch học là đồng nhất và phân biệt rõ ràng cho phức hệ đó, nhưng một phức hệ thạch học không cần thiết phải đồng nhất về đặc điểm thạch học hoặc trạng thái vật lý. Vì thế không thể xác định được tính chất vật lý và cơ học của toàn bộ phức hệ thạch học mà chỉ có thể cung cấp thông tin về những kiểu thạch học riêng biệt tạo nên phức hệ đó và chỉ ra những tính chất chung của toàn bộ phức hệ thạch học.

Đối với đá (cứng và nửa cứng) của các thành tạo địa chất trước Đệ tứ được chia ra các loại phức hệ và kiểu thạch học theo Bảng 3-15. Đối với đất của các thành tạo địa chất Đệ tứ được chia ra các loại phức hệ và kiểu thạch học như Bảng 3-16.

Bảng 3-15. Phân loại đất đá

Loạt thạch học Phức hệ thạch học Kiểu thạch học

Magma phun trào Các loại Magma phun

trào Bazan, andecit, dacit ryolit, trachyt, picrit Magma xâm nhập Các đá magma xâm nhập Gabrro, diorit, , granit, sycnit, peridotit,

dunit…

Biến chất khu vực Các đá biến chất khu vực Gneis, quait, đá hoa, amfibolit, đá phiến kết

tinh

Biến chất tiếp xúc Các đá biến chất tiếp xúc Đá phiến sét sừng hóa, tufoliparit, sừng hóa

Biến chất trao đổi Các đá biến chất trao đổi Greisen hóa, quarzit thứ sinh

Trầm tích lục

nguyên

hạt thô cuội kết, sạn kết, sỏi kết

hạt trung cát kết

hạt mịn bột kết, sét kết

Trầm tích sinh hóa silic

spongilit, diatomit, đá vôi sét, radioliarit,

trepel

cacbonat đá vôi, dolomit, đá vôi sét, đá macno

Trầm tích hóa học sulfat halozen anhydrit, thạch cao, halit, xinvin, xivinit, carnalid Bảng 3-16. Phân loại đất Loại thạch học phức hệ thạch học kiểu thạch học Nguồn gốc 1. Sông (aluvi) 2. Biển 3. Hồ 4. Gió 5. Đầm lầy (hữu cơ) 6. Proluvi 7. Eluvi, deluvi 8. Nhân tạo 9. Hỗn hợp (sông-biển, biển- sông, biển-đầm

lầy, biển-gió…)

Hạt thô (kèm theo nguồn gốc và tuổi thành tạo) • Chia theo thành phần hạt đất:

1- đá tảng: Khối lượng khối đá lớn hơn 200mm chiếm hơn

50%.

2- Cuội (hay dăm): Khối lượng hạt đất lớn hơn 10mm chiếm hơn 50%.

3- Sỏi (hay sạn): Khối lượng hạt đất lớn hơn 2 mm chiếm hơn 50%.

Lưu ý: Khi trong thành phần hạt thô có chứa hơn 40% hạt

cát ( 2- 0,05mm) hay hạt bụi ( 0,05- 0,005 mm và hạt sét (

nhỏ hơn 0,005 mm) chiếm lớn hơn 30% tổng khối lượng đất

khô tuyệt đối thì tên gọi đất hạt thô cần kèm theo tên gọi của

thành phần phụ: “chứa cát”, “chứa bụi” hay “chứa sét” hoặc

Loại thạch học phức hệ thạch học kiểu thạch học Hạt cát (kèm theo nguồn gốc và tuổi thành tạo) • Chia theo thành phần hạt đất:

1- Cát sỏi (sạn): Khối lượng hạt đất lớn hơn 2mm chiếm hơn

50%.

2- Cát thô: Khối lượng hạt đất lớn hơn 0,5mm chiếm hơn

50%.

3- Cát trung: Khối lượng hạt đất lớn hơn 0,25mm chiếm hơn

50%.

4- Cát nhỏ: Khối lượng hạt đất lớn hơn 0,1mm chiếm hơn

75%.

5- Cát bụi: Khối lượng hạt đất lớn hơn 0,1mm chiếm nhỏ hơn 75%. Hạt bụi-sét (kèm theo nguồn gốc và tuổi thành tạo)

• Chia theo chỉ số dẻo Ip,%: 1- Cát pha: 1 ≤ Ip ≤ 7 2- Sét pha: 7 <Ip ≤ 17 3- Sét: Ip > 17

Lưu ý: Nếu trong đất bụi sét, khối lượng hạt đất lớn hơn

2mm chiếm từ 15-25% thì tên gọi đất cần kèm theo tên gọi thành phần phụ “lẫn cuội” (hay dăm), “lẫn sỏi” (hay sạn)

…tương ứng. Hoặc chiếm từ 25-50% thì kèm theo “chứa cuội” hay dăm, “chứa sỏi” hay sạn tương ứng.

Đất hữu cơ (

Kèm theo nguồn gốc

và tuổi

thành tạo)

1- Bùn: độ ẩm vượt quá giới hạn chảy và hệ số rỗng e ≥0,9 a, Bùn cát pha: e ≥ 0,9

b, Bùn sét pha: e ≥ 1,0 c, Bùn sét: e ≥ 1,5

2, Than bùn: Đất chứa 50% hàm lượng hữu cơ.

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)