Phương pháp phân tích ảnh máy bay và ảnh vệ tinh

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 34 - 36)

3.2.2.1.Giới thiệu

Viễn thám là một môn khoa học - công nghệ về việc thu nhận các thông tin của một vật thể bằng các đo đạc được tiến hành cách xa vật thể một khoảng cách nào đó, không cần có sự tiếp xúc trực tiếp với nó.

Thông số vật lý cơ bản được đo đạc là phổ phản xạ của các đối tượng với mọi bức xạ mà chủ yếu là bức xạ mặt trời. Thông thường, mỗi một đối tượng trên bề mặt trái đất có đặc điểm phổ phản xạ riêng. Phổ phản xạ này được mã hóa bằng các giá trị số ( giá trị xám độ) và được thể hiện trên các tư liệu viễn thám khác nhau. Trên ảnh tương tự, phổ phản xạ được giải đoán bằng tôn ảnh, màu, sắc màu, trên ảnh số thì phổ phản xạ được thể hiện bằng các giá trị số từ 0 đến 255 cho từng điểm ảnh (pixel). Bằng các thuật toán và chương trình, ta có thể biến đổi các giá trị số đó để thu được các tư liệu trực quan hơn, rõ nét hơn.

Phương pháp phân tích ảnh máy bay và ảnh vệ tinh hay phương pháp giải đoán các tư liệu viễn thám, gọi tắt là phương pháp viễn thám là kỹ thuật phân tích, giải đoán, giải đọc, nhận dạng các đối tượng trên bề mặt trái đất bằng các tư liệu viễn thám mà chủ yếu là ảnh máy bay và ảnh vệ tinh nhằm giải quyết một nhiệm vụ nghiên cứu nào đó - kể cả đối với nghiên cứu địa chất công trình.

Phương pháp viễn thám đặc biệt có hiệu quả ở các vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, điều kiện thi công phức tạp, nơi còn nghèo về điều kiện địa chất, ĐCCT… Trong lập bản đồ ĐCCT, sử dụng phương pháp viễn thám cho phép nâng cao hiệu quả đo vẽ (rút ngắn thời gian lập bản đồ, giảm bớt khối lượng khảo sát mặt đất, giảm cây số lộ trình, giảm bớt khối lượng công trình khai đào…). Phương pháp viễn thám còn được dùng để vạch lộ trình, bố trí công trình khoan đào, khai đào làm sáng tỏ các vấn đề đã được khảo sát thực địa.

3.2.2.3.Giải đoán các tư liệu viễn thám

Giải đoán các tư liệu viễn thám là nhiệm vụ bắt buộc trong hệ thống phương pháp áp dụng đối với công tác lập bản đồ ĐCCT. Tuy nhiên ở những vùng có điều kiện ĐCCT rất đơn giản, diện tích quá nhỏ có thể không dùng phương pháp viễn thám.

3.2.2.4.Phương pháp viễn thám

Phương pháp viễn thám phải được sử dụng trong suốt quá trình lập bản đồ ĐCCT từ giai đoạn “Chuẩn bị, lập đề án” cho tới giai đoạn “Lập báo cáo tổng kết”. Mỗi giai đoạn đều có các sản phẩm với nội dung và yêu cầu cụ thể,

Phương pháp giải đoán các tư liệu viễn thám gồm: - Giải đoán trực tiếp bằng mắt thường, kính lúp. - Giải đoán bằng các dụng cụ quang học

- Giải đoán bằng các phần mềm trên máy vi tính: Xử lý ảnh số, phân loại ảnh số và tổng hợp màu.

3.2.2.5.Mức độ giải đoán

Cách thức tiến hành và yêu cầu kỹ thuật thể hiện các kết quả, giải đoán tư liệu địa chất được chia làm 3 mức:

Giải đoán sơ bộ: Phục vụ cho giai đoạn chuẩn bị và lập đề án.

Giải đoán bổ sung (giải đoán lặp lại): Được tiến hành trong giai đoạn thi công đề án (sau khi đã có kết quả nghiên cứu thực tế).

Giải đoán chi tiết: Được tiến hành ở giai đoạn thi công đề án phục vụ cho việc nghiên cứu chi tiết ở các diện tích cần thiết.

Giải đoán sơ bộ được tiến hành cho toàn diện tích của đề án. Giải đoán bổ sung và chi tiết có thể được tiến hành cho toàn bộ diện tích hoặc một phần diện tích của đề án.

Một phần của tài liệu Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)