Hệ thống chỉ tiêu phán ánh quy mô, kết quả phát triển kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh doanh của công ty cổ phần kính viglacera đáp cầu (Trang 43 - 45)

b. Mô hình chuỗi giá trị (the Value chain Phân tích môi trƣờng bên trong)

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phán ánh quy mô, kết quả phát triển kinh doanh

Sử dụng các chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng, phát triển của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, diện tích nhà xưởng vật tư, máy móc thiết bị, …), của các yếu tố đầu ra của SXKD (sản phẩm, giá trị sản xuất…)

+ Lao động

Lao động: Bao gồm tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp (còn được gọi là nguồn nhân lực) từ giám đốc đến quản đốc, nhân công đến nhân viên văn phòng, công nhân trong dây chuyền lắp ráp, người bán hàng,...

+ Tiền vốn:

Tiền vốn là tất cả tiền của cho hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Những tiền của này có thể là vốn đầu tư của chính chủ doanh nghiệp, các cổ đông, của các thành viên, là tiền vay ngân hàng hay lợi nhuận kinh doanh được giữ lại.

Chúng được sử dụng để mua nguyên liệu, trả lương công nhân, lắp đặt máy móc, thiết bị mới hay xây dựng nhà xưởng, mở rộng nhà máy. vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm hai lại là vốn cố định (dùng để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắn máy móc thiết bị) và vốn lưu động (dùng để mua nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho hoạt động SXKD)

+ Diện tích nhà xưởng

Diện tích nhà xưởng là toàn bộ diện tích nhà xưởng kho bãi, diện tích đất sử dụng cho hoạt động SXKD.

+ Sản lượng sản xuất

Sản lượng sản xuất là khối lượng sản phẩm hàng hóa các loại sản xuất ra được tính cho một thời kỳ nhất định thường được tính trong một năm.

+ Tổng doanh thu

Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình SXKD, để trả tiền lương và tiền thưởng cho người lao động, trích nộp bảo hiểm, nộp các khoản thuế theo luật định. Doanh thu là điều kiện để thực hiện tái sản xuất đơn giản cũng như mở rộng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp : Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc cung cấp dịch vụ lao vụ, Giá bán sản phẩm, Chất lượng sản phẩm, Kết cấu mặt hàng, Công tác tổ chức kiểm tra và tiếp thị.

Phương pháp xác định doanh thu

Công thức tính Tổng doanh thu = ΣPq Trong đó: + P: đơn giá bán sản phẩm hàng hoá.

+ q: khối lượng sản phẩm tiêu thụ

+ Lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ thu nhập còn lại, sau khi đã bù đắp những chi phí SXKD mà doanh nghiệp phải bỏ ra, để có được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận: Lợi nhuận thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ hay dịch vụ của doanh nghiệp (còn gọi là

lãi thu từ kết quả SXKD); Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính liên doanh liên kết và lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận là nguồn gốc để doanh nghiệp tích luỹ tái đầu tư, tăng trưởng, phát triển, là điều kiện để góp phần nâng cao đời sống và điều kiện làm việc của người lao động trong doanh nghiệp.

Công thức:

Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh - chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh doanh của công ty cổ phần kính viglacera đáp cầu (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)