Kinh nghiệm trong nƣớc

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh doanh của công ty cổ phần kính viglacera đáp cầu (Trang 34 - 35)

T Nhà sản xuất vào vận Năm đi hành

1.2.2.2. Kinh nghiệm trong nƣớc

Trước năm 1990 ở nước ta không có đơn vị sản xuất kinh xây dựng mà chỉ có một số lò thuỷ tinh sản xuất đồ gia dụng cốc, chén… nhưng hoạt động lay lắt do thiếu chuyên gia, phụ tùng, hóa chất, cộng với thực tế khi đó trong nước rất thiếu nguyên liệu do đó các nhà máy đóng cửa.

Tới năm 1991, nhà máy kính Ðáp Cầu chính thức đi vào hoạt động. Kính sản xuất theo phương pháp Fuco, kéo đứng qua thuyền phương pháp sản xuất cổ điển, công suất 2,3 triệu m2 kính/năm, đánh dấu mốc lịch sử mới cho công nghệ kính ở Việt Nam. Năm 1999, liên doanh kính nổi Việt Nam ra đời với công suất thiết kế là 28 triệu m2 quy tiêu chuẩn /năm (quy chuẩn theo độ dày 2mm). Các năm tiếp theo bước vào thời kỳ mở cửa, nghành kính Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt

nhiều công ty sản xuất kính được thành lập như: Công ty kính nổi Viglacera tại tỉnh Bình Dương (năm 2002), Công ty cổ phần Phú Phong tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2005), Công ty kính nổi Tràng An - Ninh Bình (năm 2010), Công ty kính nổi Chu Lai - Quảng Nam (năm 2010)… Trên thị trường, ngoài lượng kính do các nhà sản xuất trong nước cung cấp thì lượng kính nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN chiếm tỷ trọng khá lớn.

Do điều kiện nền kinh tế mới phát triển nhu cầu hàng hoá tiêu dùng nói chung còn thiếu, các công trình xây dựng có tốc độ phát triển nhanh cho nên thị trường tiêu thụ sản phẩm kính xây dựng rất tiềm năng. Tuy nhiên đại đa số người dân có thu nhập thấp cho nên người tiêu dùng mới chỉ quan tâm đến giá cả nhiều hơn là chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó việc đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực về tài chính mạnh. Để giải quyết vấn đề trên một số doanh nghiệp trong nước lựa chọn công nghệ tầm trung để đầu tư nhằm tiết kiệm chi phí tài chính và nhanh thu hồi vốn đầu tư, tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng không cao, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng cho các công trình cao tầng đang có xu hướng phát triển mạnh.

Như vậy, cho đến nay các doanh nghiệp SXKD sản phẩm kính xây dựng mới chỉ chú trọng việc phát triển theo chiều rộng, đầu tư các công nghệ tầm trung sản xuất các sản phẩm giá rẻ phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm còn xem nhẹ. Trong khi Nhà nước chưa ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, các chính sách khuyến khích hoặc hạn chế thông qua các chính sách của Nhà nước như : thuế, chính sách hỗ trợ tiền thuê đất và hạ tầng kỹ thuật cho doanh nghiệp, việc cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng còn thiếu khoa học dẫn đến có lúc xảy ra tình trạng cung thừa cầu, công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu chưa đồng bộ gây ra nhiều lãng phí, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh trốn lậu thuế vẫn còn xảy ra nhiều gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh doanh của công ty cổ phần kính viglacera đáp cầu (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)