T Nhà sản xuất vào vận Năm đi hành
2.2.4.2. Sử dụng các mô hình phân tích và dự báo môi trƣờng kinh doanh a Mô hình ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
a. Mô hình ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Việc sử dụng mô hình SWOT để tổng hợp những phân tích đánh giá môi trường vĩ mô, môi trường vi mô (môi trường ngành) và nội tại doanh nghiệp, để chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với một doanh nghiệp, từ đó xây dựng các giải pháp một cách phù hợp nhất cho doanh nghiệp… Ma trận SWOT được mô tả như Hình 2.1 dưới đây.
Ma trận SWOT Ma trận SWOT Những điểm mạnh (S) 1……. 2……. 3……. ……… Những điểm yếu (W) 1……. 2……. 3……. ……..
Các cơ hội (O)
1……. 2……. 3……. ……… Các chiến lƣợc S + O Sử dụng các điểm mạnh để khai thác các cơ hội
Các chiến lƣợc W + O
Khắc phục các điểm yếu để tận dụng các cơ hội
Các mối đe dọa (T)
1……. 2……. 3……. ……… Các chiến lƣợc S + T Sử dụng các điểm mạnh để tránh các mối đe dọa
Các chiến lƣợc W + T
Giảm thiểu những điểm yếu và tránh các mối đe
dọa
Sau khi tập hợp và liệt kê các yếu tố chủ yếu của việc phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong lên ma trận SWOT, chúng ta sẽ tiến hành kết hợp các yếu tố đó lại, việc kết hợp này là một nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển ma trận SWOT theo từng cặp sau:
S + O: Xây dựng chiến lược nhằm khai thác các điểm mạnh của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội bên ngoài
S + T: Xây dựng chiến lược nhằm khai thác điểm mạnh của doanh nghiệp để né tránh các mối đe dọa từ phía bên ngoài
W + O: Xây dựng chiến lược nhằm khắc phục, hạn chế những điểm yếu kém của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội bên ngoài.
W + T: Xây dựng các chiến lược nhằm khắc phục, hạn chế những điểm yếu để né tránh các mối đe dọa từ phía bên ngoài.
Cuối cùng sẽ kết hợp tất cả các yếu tố để hình thành các chiến lược, giải pháp mà qua đó giúp cho doanh nghiệp sử dụng tối đa những mặt mạnh để khai thác tốt các cơ hội và hạn chế những rủi ro cũng như thách thức, đồng thời hạn chế dần những yếu kém của mình.