Lịch sử phát triển ngành sản xuất kính xây dựng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh doanh của công ty cổ phần kính viglacera đáp cầu (Trang 29 - 31)

c. Các yếu tố môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp

1.2.1.2. Lịch sử phát triển ngành sản xuất kính xây dựng ở Việt Nam

Ðầu những năm 1960, Cộng hoà Dân chủ Ðức đã giúp Việt Nam xây dựng nhà máy thủy tinh tại Hải Phòng có quy mô nhỏ nhưng hoạt động lay lắt chẳng được bao lâu rồi lại bị xóa bỏ. Tại Miền Nam, trước năm 1975 có nhà máy kính cán thủ công Vinaglass do Mỹ xây dựng nhưng cũng không hoạt động được lâu rồi ngừng sản xuất do thiếu chuyên gia vận hành, nguyên liệu, hoá chất.

Đến năm 1977, với sự giúp đỡ của Liên Xô (nay là Cộng hòa liên bang Nga) dự án nhà máy sản xuất kính đầu tiên được triển khai xây dựng theo chương trình hỗ trợ Việt Nam xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Trong khi dự án còn trong giai đoạn thiết kế, khảo sát địa điểm xây dựng, thăm dò địa chất thì chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra nên dự án tạm ngừng triển khai cho đến năm 1984 công trình mới chính thức được khởi công. Sau một thời gian dài xây dựng với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, ngày 17/4/1990 sản phẩm kính đầu tiên ra đời đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của ngành công nghiệp kính của Việt Nam.

Đến năm 1993, các chuyên gia của Triều Tiên đã trợ giúp Nhà máy kính Đáp Cầu thực hiện việc cải tạo và mở rộng sản xuất nâng công suất từ 2.380.000m2/năm lên thành 3.800.000m2/năm (quy tiêu chuẩn độ dày là 2mm, viết tắt là qtc). Ngày 30/7/1994 theo quyết định 4851/BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng đã ký quyết định đổi tên Nhà Máy kính Đáp Cầu thành Công ty Kính Đáp Cầu trực thuộc Bộ Xây dựng. Cho đến năm 1998, trong nước chỉ có duy nhất Công ty kính Đáp Cầu thực hiện sản xuất sản phẩm kính. Năm 2005 công ty kính Đáp Cầu thực hiện cổ phần hóa và chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Đến đầu năm 2007 công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu theo chính sách xây dựng thương hiệu chung của Tổng công ty Viglacera.

Năm 1999, liên doanh kính nổi Việt Nam ra đời giữa Tổng công ty Viglacera (công ty mẹ của Công ty cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu) với tập đoàn Nippont của Nhật Bản thực hiện đầu tư dây chuyền sản xuất kính với công suất thiết kế là 28 triệu m2 quy chuẩn /năm (quy chuẩn theo độ dày 2mm). Các năm tiếp theo nhiều công ty sản xuất kính được thành lập như: công ty kính nổi Viglacera tại tỉnh Bình Dương (năm 2002), công ty kính Kỳ Anh tại thành phố Hải phòng (năm 2002), Công ty Kính Việt Hưng tại Hưng Yên (năm 2005), công ty cổ phần Phú Phong tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2005), công ty kính nổi Tràng An - Ninh Bình (năm 2010) , công ty kính nổi Chu Lai - Quảng Nam (năm 2010)…

Như vậy, so với đầu năm 1990 Việt Nam mới chỉ có Công ty kính Đáp Cầu với công suất 2,3 triệu m2/năm thì đến nay đã có nhiều nhà máy sản xuất kính đang vận hành với sản lượng trên 128,8 triệu m2/năm (năm 2011). Trên thị trường kính ở nước ta hiện nay, ngoài lượng kính do các nhà sản xuất trong nước cung cấp thì lượng kính nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kính trong nước đang nỗ lực phấn đấu tăng sản lượng để đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và đẩy lùi kính nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu.

Bảng 1.1. Các nhà máy sản xuất kính xây dựng đến năm 2011

T

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh doanh của công ty cổ phần kính viglacera đáp cầu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)