2.4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu để phân tích, đánh giá chất lƣợng hệ thống phân phối thuốc: Trong nghiên cứu này lấy 01 cơ sở bảo quản tồn trữ thuốc (kho thuốc tuyến tỉnh) và 09 cơ sở phân phối trung gian tuyến huyện và 208 cơ sở bán lẻ tại thời điểm 1/2009 (TCT) và 12/2010 (SCT).
Số mẫu kháng sinh để phân tích, đánh giá chất lƣợng kho thuốc đáp ứng nhu cầu thuốc kháng sinh cho hệ thống bán lẻ: Lấy toàn bộ 140 loại thuốc KS (trong tổng số 882 loại thuốc) đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ năm 2009 (TCT) và 196 loại thuốc KS (trong tổng số 1.189 loại thuốc) đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ năm 2010 (SCT).
Cỡ mẫu về thuốc kháng sinh; Cỡ mẫu về số lƣợt ngƣời mua thuốc kháng sinh để đánh giá về thái độ, hành vi và khả năng thực hành của chủ cơ sở bán lẻ thuốc đƣợc tính theo công thức trong dịch tễ học mô tả [2]:
2 2 α/2) (1 d p) .p.(1 Z n Trong đó:
n - Cỡ mẫu nghiên cứu; p = 50% (cỡ mẫu tối đa);
Z(1-/2) - Hệ số tin cậy phụ thuộc vào giới hạn tin cậy (1-/2)ở mức α/2 =
0,05 tra bảng tƣơng ứng Z(1/2) = 1,96;
d - Sai số tuyệt đối cho phép không quá 5% (d = 0,05). Tính đƣợc n = 384.
Trong nghiên cứu này chúng tôi lấy 400 mẫu.
2.4.2. Kỹ thuật lấy mẫu
Đối với số mẫu kháng sinh để đánh giá các chỉ số kho thuốc đáp ứng nhu cầu thuốc cho hệ thống bán lẻ: Cách thu thập mẫu, lấy toàn bộ số loại thuốc trong đó có thuốc kháng sinh đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ năm trong 2009 (TCT) và trong năm 2010 (SCT).
Đối với 400 mẫu thuốc KS: Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu theo chỉ tiêu, mẫu đƣợc lấy tại 20 cơ sở bán lẻ đại diện cho hệ thống bán lẻ (10 cơ sở bán lẻ thuộc nhóm N1; 10 cơ sở bán lẻ thuộc nhóm N2), mỗi cơ sở bán lẻ lấy 20 mẫu và lấy mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Trƣờng hợp mẫu kháng sinh nhập về chƣa bán sẽ đƣợc loại trừ và thay thế bằng mẫu kháng sinh đã qua giai đoạn nhập, xuất, tồn.
Đối với 400 mẫu về số lƣợt ngƣời mua thuốc kháng sinh: Áp dụng kỹ thuật quan sát số lƣợt ngƣời mua thuốc KS tại 20 cơ sở bán lẻ (10 cơ sở thuộc nhóm N1 và 10 cơ sở thuộc nhóm N2). Mỗi cơ sở quan sát số lƣợt ngƣời mua thuốc KS theo đơn hoặc không đơn là 20 lƣợt ngƣời. Quan sát theo thứ tự liên tiếp từ lƣợt ngƣời mua thuốc KS thứ 01 cho đến lƣợt ngƣời mua thuốc KS thứ 20. Nếu trƣờng hợp có lƣợt ngƣời vừa mua thuốc kháng sinh sản xuất tại Việt Nam vừa mua thuốc kháng sinh ngoại nhập sẽ đƣợc loại trừ và thay bằng lƣợt ngƣời thuốc kháng sinh sản xuất tại Việt Nam hay thuốc kháng sinh ngoại nhập.
2.5. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TRONG ĐỀ TÀI
2.5.1. Chỉ số đánh giá chất lƣợng hệ thống phân phối thuốc
Chỉ số đánh giá về chất lƣợng hệ thống phân phối thuốc thông qua việc áp dụng các nguyên tắc tiêu chuẩn: GSP, GDP và GPP do Bộ Y tế qui định.
Bảng 2.1. Biến số đạt GSP, GDP và GPP
Biến số Loại biến Chỉ số/định nghĩa
GDP Định lƣợng Số cơ sở đạt GDP/Số cơ sở khảo sát
GSP Định lƣợng Số cơ sở đạt GSP/Số cơ sở khảo sát
GPP Định lƣợng Số cơ sở đạt GPP/Số cơ sở khảo sát
2.5.2. Chỉ số đánh giá mức độ quản lý cơ sở bán lẻ thuốc
Bảng 2.2. Biến số về mức độ quản lý cơ sở bán lẻ
Biến số Loại biến Định nghĩa
Quản lý không toàn diện Định tính Chủ cơ sở bán lẻ nhóm N1
Quản lý toàn diện Định tính Chủ cơ sở bán lẻ nhóm N2
2.5.3. Chỉ số đánh giá chất lƣợng hoạt động kho thuốc
Chất lƣợng hoạt động của kho thuốc trong việc cung cấp thuốc cho hệ thống bán lẻ đƣợc đánh giá theo các biến số sau:
Bảng 2.3. Biến số về cung cấp thuốc kháng sinh cho hệ thống bán lẻ Biến số Loại biến Chỉ số và cách tính Dự trù mua thuốc KS Định lƣợng
Tỷ lệ % số dự trù mua thuốc KS thực hiện đƣợc = 100% - (số dự trù KS không thực hiện đƣợc/Tổng số dự trù đặt mua trong năm) x100%.
Thuốc sản xuất tại Việt Nam
Định lƣợng
Tỷ lệ % thuốc KS sản xuất tại Việt Nam = 100% - (Thuốc kháng sinh ngoại nhập/Tổng số thuốc KS khảo sát) x100%. Số lƣợng thuốc cephalexin Định lƣợng Tỷ lệ % số lƣợng cephalexin 500mg đáp ứng đƣợc cho hệ thống bán lẻ = 100% - (Số lƣợng cephalexin 500 mg không đáp ứng đƣợc/Tổng số lƣợng cephalexin 500 mg đặt mua trong năm) x100%.
Báo cáo tồn kho
Định lƣợng
Tỷ lệ % số báo cáo tồn kho KS chính xác = 100% - (Số báo cáo kiểm kê thuốc KS không chính xác/Tổng số báo cáo kiểm kê thuốc KS trong năm) x 100%
2.5.4. Chỉ số đánh giá chất lƣợng phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh
Các chỉ số đánh giá về chất lƣợng quản lý nguồn gốc xuất xứ của thuốc kháng sinh và giá thuốc kháng sinh thông qua các biến số sau:
Bảng 2.4. Biến số về thực hiện nhập và niêm yết giá thuốc kháng sinh Biến số Loại biến Chỉ số và cách tính Hóa đơn hợp lệ Định tính rời rạc
Tỷ lệ % số mẫu thuốc KS có hóa đơn hợp lệ = 100% - (số mẫu KS có hóa đơn không hợp lệ/Tổng số mẫu khảo sát) x100 %. Niêm yết giá đúng Định tính rời rạc
Tỷ lệ % số mẫu thuốc KS niêm yết giá đúng = 100% - (số mẫu KS niêm yết giá sai và không niêm yết giá/Tổng số mẫu khảo sát) x100%.
Các chỉ số đánh giá về chất lƣợng hoạt động bán lẻ thuốc kháng sinh tại hệ thống phân phối bán lẻ thông qua các biến số:
Bảng 2.5. Biến số về thực hiện bán lẻ thuốc kháng sinh
Biến số Loại biến Chỉ số và cách tính
Thăm hỏi ngƣời mua
Định tính rời rạc
Tỷ lệ % số lƣợt thăm hỏi = 100% - (số lƣợt không đƣợc thăm hỏi/Tổng số lƣợt khảo sát ) x100 %. Đơn thuốc
của bác sĩ
Định tính rời rạc
Tỷ lệ % số lƣợt bán thuốc có đơn = 100% - (số lƣợt bán không đơn/Tổng số lƣợt khảo sát) x100%. Thời gian sử dụng thuốc Định tính rời rạc Tỷ lệ % số lƣợt dùng thuốc ≥5 ngày = 100% - (số
lƣợt dùng thuốc < 5 ngày/Tổng số lƣợt khảo sát) x 100% Hƣớng dẫn sử dụng thuốc Định tính rời rạc Tỷ lệ % số lƣợt hƣớng dẫn sử dụng = 100% - (số lƣợt không hƣớng dẫn sử dụng/Tổng số lƣợt khảo sát) x 100%
Chỉ số đánh giá chất lƣợng ghi sổ theo dõi xuất, nhập thuốc kháng sinh tại hệ thống bán lẻ qua các biến số:
Bảng 2.6. Biến số về ghi sổ theo dõi nhập, xuất thuốc kháng sinh
Biến số Loại biến Chỉ số và cách tính
Số lô sản xuất và hạn
dùng
Định tính rời rạc
Tỷ lệ % số mẫu KS ghi sổ theo dõi đƣợc số lô và hạn dùng = 100% - (số mẫu KS không ghi sổ đƣợc số lô và hạn dùng/Tổng số mẫu khảo sát) x100%
Tên, địa chỉ ngƣời mua
Định tính rời rạc
Tỷ lệ % số mẫu KS ghi sổ theo dõi đƣợc tên địa chỉ ngƣời mua = 100% - (số mẫu KS không ghi sổ đƣợc tên địa chỉ ngƣời mua/Tổng số mẫu khảo sát) x 100%
2.6. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.6.1. Thu thập số liệu theo phƣơng pháp định tính và xử lý số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thu thập thông qua các cuộc hội thảo theo chủ đề đƣợc kết hợp vào các buổi giao ban định kỳ hàng tháng do lãnh đạo công ty chủ trì thành phần gồm:
Ngƣời quản lý và điều hành hệ thống phân phối bán lẻ, kho thuốc và đại diện chủ cơ sở bán lẻ.
Nội dung hội thảo: Nguyên nhân cơ sở bán lẻ tồn tại thuốc kháng sinh không có hóa đơn hợp lệ, thực hiện niêm yết giá chỉ là hình thức, không ghi sổ theo dõi đƣợc các thông tin về thuốc. Có hay không sự khác biệt giữa 2 nhóm bán lẻ do tƣ nhân sở hữu và công ty sở hữu trong việc thực hiện nhập thuốc kháng sinh không hợp pháp và tuân thủ các qui định trong bán lẻ thuốc thuốc kháng sinh.
Các giải pháp ngăn chặn tình trạng nhập thuốc KS không hợp pháp (Phụ lục số 8).
* Phương pháp xử lý số liệu:
Các ý kiến tham luận trong hội thảo đƣợc bàn luận đi đến nhận định cho từng vấn đề và đƣợc lãnh đạo công ty kết luận công khai tại hội nghị. Phòng Tổ chức - Hành chính ghi chép lại và đƣợc trích dẫn trong kết quả nghiên cứu.
2.6.2. Thu thập số liệu theo phƣơng pháp định lƣợng và xử lý số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu:
Các số liệu đƣợc nhóm nghiên cứu ghi vào phiếu điều tra (có mẫu kèm theo) nhƣ sau:
+ Phân tích, đánh giá chất lượng hệ thống phân phối thuốc:
Để đánh giá mô hình phân phối thuốc tại thời điểm tháng 1/2009 (TCT) và tại thời điểm tháng 1/2013 (SCT).
Thu thập thông tin tại Phòng Tổ chức - Hành chính: Về tổ chức hệ thống phân phối thuốc: Tổng số cơ sở bán lẻ, cơ sở phân phối trung gian, kho thuốc của công ty.
Thu thập thông tin tại Phòng quản lý chất lƣợng về việc áp dụng các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP/GDP/GPP, bao gồm thông tin: Số cơ sở đạt GSP, đạt GDP và đạt GPP tại thời điểm TCT và SCT (Phụ lục số 7).
+ Phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động kho thuốc cung cấp thuốc kháng sinh cho hệ thống bán lẻ
Để đánh giá kho thuốc cung cấp thuốc kháng sinh nói chung và cephalexin 500mg nói riêng cho hệ thống bán lẻ. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin về số dự trù (đơn hàng) thuốc kháng sinh của hệ thống bán lẻ và thông tin về số dự trù không đáp ứng đƣợc trong năm 2009 (TCT) và 2010 (SCT).
Hồi cứu và tiến cứu dữ liệu thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng do kho thuốc đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ năm 2009 (TCT) và năm 2010 (SCT).
Dùng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại thuốc trong đó có thuốc kháng sinh đã cung cấp trong năm 2009 để làm căn cứ dự báo nhu cầu thuốc cho năm 2010.
Kỹ thuật phân tích ABC gồm các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Tổng hợp danh mục thuốc bao gồm từng loại thuốc đã cung cấp cho hệ thống phân phối bán lẻ trong năm: Tên thuốc, hàm lƣợng, dạng bào chế, nơi sản xuất/nƣớc sản xuất.
Bƣớc 2: Điền các thông tin cho từng loại thuốc: Đơn giá của từng loại thuốc (tính theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất); Số lƣợng từng loại thuốc đã cung cấp. Bƣớc 3: Tính giá trị cung cấp cho từng loại thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lƣợng từng loại thuốc. Tổng giá trị cung cấp sẽ bằng giá trị đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ của từng loại thuốc cộng lại.
Bƣớc 4: Tính giá trị phần trăm cho từng loại thuốc bằng cách lấy giá trị đã cung cấp của từng loại thuốc chia cho tổng giá trị cung cấp cho hệ thống bán lẻ. Sắp xếp lại các loại thuốc theo thứ tự phần trăm giảm dần.
Bƣớc 5: Tính giá trị phần trăm tích lũy cho nhóm thuốc, bắt đầu từ loại thuốc thứ nhất sau đó cộng với loại thuốc tiếp theo trong danh mục thuốc đã xắp xếp theo thứ tự giảm dần.
Bƣớc 6: Phân hạng nhóm thuốc nhƣ sau:
Hạng A: Gồm những loại thuốc chiếm xấp xỉ bằng 70% tổng giá trị. Hạng B: Gồm những loại thuốc chiếm xấp xỉ bằng 20% tổng giá trị. Hạng C: Gồm những loại thuốc chiếm xấp xỉ bằng 10% tổng giá trị.
Cơ cấu các thuốc kháng sinh có giá trị cung cấp lớn nhất cho hệ thống bán lẻ (nhóm A).
Số liệu thuốc KS sau can thiệp (năm 2010) đƣợc so sánh với số liệu thuốc KS trƣớc can thiệp (năm 2009) theo báo cáo xuất kho về thuốc kháng sinh trong năm 2009 và 2010 (Phụ lục số 3 và phụ lục số 4).
+ Phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh:
Thu thập thông tin về các cơ sở bán lẻ thực hiện nhập thuốc, niêm yết giá thuốc và ghi sổ theo dõi thuốc kháng sinh. Mẫu thuốc kháng sinh có tại cơ sở bán lẻ: Tham chiếu với hóa đơn nhập thuốc hợp lệ; Tham chiếu với giá bán lẻ; Tham chiếu dữ liệu ghi sổ theo dõi số lô hạn dùng, tên địa chỉ ngƣời mua (Phụ lục số 5).
Thu thập thông tin về các cơ sở bán lẻ thực hiện hoạt động bán lẻ thuốc kháng sinh bằng phƣơng pháp quan sát: Lƣợt ngƣời mua thuốc kháng sinh đƣợc thăm hỏi; Lƣợt ngƣời mua kháng sinh theo đơn; Lƣợt ngƣời mua kháng sinh sản xuất tại Việt Nam; Lƣợt ngƣời mua kháng sinh dùng tối thiểu đƣợc 5 ngày; Lƣợt ngƣời mua thuốc kháng sinh có hƣớng dẫn sử dụng theo 1 trong 3 hình thức: Bằng lời nói hoặc bằng cách viết lên giấy hoặc kết hợp cả hai. Các chỉ tiêu hƣớng dẫn: Liều lƣợng, cách dùng và các trƣờng hợp chống chỉ định (Phụ lục số 6).
* Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu thu thập đƣợc làm sạch, mã hóa, nhập dữ liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích, xử lý bằng SPSS 18.0 và Office 2007 (Excel).
2.7. GIỚI HẠN LUẬN ÁN VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 2.7.1. Giới hạn của luận án 2.7.1. Giới hạn của luận án
Luận án lần đầu tiên nghiên cứu hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh của một hệ thống bán lẻ tại tuyến YTCS. Do vậy, kết quả của nghiên cứu thu đƣợc không có sự so sánh với kết quả của các nghiên cứu khác. Nên đây có thể đƣợc xem là sự giới hạn của luận án.
2.7.2. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc sự đồng ý và chấp nhận tham gia nghiên cứu, thu thập số liệu của kho thuốc và 20 cơ sở bán lẻ đƣợc chọn nghiên cứu.
Các đối tƣợng khi tham gia nghiên cứu đƣợc giải thích rõ về mục đích nghiên cứu.
Các thông tin cá nhân, các hoạt động bán lẻ thuốc đƣợc đảm bảo bí mật chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC KHÁNG SINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM BẮC GIANG KHÁNG SINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM BẮC GIANG TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ NĂM 2009
3.1.1. Đặc điểm hoạt động của hệ thống phân phối thuốc 3.1.1.1. Đƣờng đi của thuốc trong hệ thống phân phối 3.1.1.1. Đƣờng đi của thuốc trong hệ thống phân phối
Ghi chú: đường đi của thuốc
Hình 3.1. Mô hình đƣờng đi của thuốc trong hệ thống phân phối thuốc
Kho thuốc/cơ sở phân phối tuyến tỉnh nhập thuốc từ cơ sở sản xuất/nhập khẩu, để phân phối cho hệ thống bán buôn bán lẻ. Các cơ sở phân phối trung gian tuyến huyện nhập thuốc từ kho thuốc tuyến tỉnh và các cơ sở khác để cung cấp cho cơ sở bán lẻ. Đặc biệt, các cơ sở bán lẻ nhập thuốc từ hệ thống phân phối của công ty, cơ sở phân phối khác trong đó có cả cơ sở phân phối không hợp pháp. Quốc gia Tỉnh Huyện Xã/Phƣờng/ Thịtrấn Thuốc sản xuất/nhập khẩu
Cơ sở phân phối tuyến tỉnh đạt GDP
Cơ sở phân phối tuyến huyện
Cơ sở bán lẻ trên địa bàn
3.1.1.2. Cơ cấu hệ thống bán lẻ thuốc
Bảng 3.1. Cơ cấu loại hình bán lẻ thuốc năm 2009
TT Loại hình bán lẻ Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Nhà thuốc 1 0,5
2 Quầy thuốc 91 43,8
3 Đại lý thuốc 116 55,7
Tổng cộng 208 100,0
Tính tới thời điểm tháng 01/2009, cơ cấu về loại hình bán lẻ trong hệ thống phân phối tồn tại: Đại lý thuốc của doanh nghiệp 55,7% điều này cho thấy phạm vi cung cấp thuốc thiết yếu của hệ thống bán lẻ bị hạn chế vì đại lý thuốc không đƣợc bán thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn trong đó có kháng sinh.
Bảng 3.2. Áp dụng nguyên tắc GDP và GPP
TT Loại hình Huyện/Thành phố
Cơ sở phân phối Cơ sở bán lẻ
Số cơ sở Đạt GDP Số cơ sở Đạt GPP 1 Thành phố Bắc Giang 1 1 6 0 2 Huyện Sơn Động 1 0 11 0 3 Huyện Lục Ngạn 1 0 16 0 4 Huyện Lục Nam 1 0 24 0