Tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 49 - 169)

* Giới thiệu về công ty:

Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang tên giao dịch nƣớc ngoài:

Bacgiang pharmaceutical Joint stock Company, tên viết tắt: BAGIPHARM. Mã số doanh nghiệp: 2400277401.

Trụ sở điều hành mọi hoạt động và giao dịch của công ty đặt tại: Lô Q3 Đƣờng Nguyễn Thị Minh Khai - Thành phố Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang.

Hệ thống chi nhánh phân phối thuốc đặt tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hệ thống cơ sở bán lẻ thuốc đƣợc phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

* Lịch sử hình thành công ty:

Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang tiền thân là Công ty Dƣợc Bắc Giang.

Công ty Dƣợc Bắc Giang đƣợc thành lập theo Quyết định số 277/QĐ-UB ngày 10 tháng 4 năm 1997 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc thành lập Công ty Dƣợc Bắc Giang.

Ngày 17 tháng 01 năm 2001 Công ty Dƣợc Bắc Giang đƣợc thành lập theo Quyết định số 229/2000/QĐ-UB ngày 30/12/2000 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc chuyển Công ty Dƣợc Bắc Giang thành Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang để hoạt động theo Điều lệ của công ty và Luật doanh nghiệp.

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang có nội dung chi phối đến hoạt động phân phối thuốc nhƣ sau [48]:

* Phương hướng phát triển của công ty:

Nâng cao năng lực trong kinh doanh thuốc, giữ vai trò chủ đạo trong phân phối thuốc thiết yếu trên địa bàn.

Phát huy sức mạnh nội lực và tăng cƣờng liên doanh liên kết để đầu tƣ phát triển hệ thống phân phối thuốc đạt nguyên tắc tiêu chuẩn GSP, GDP và GPP theo lộ trình của Bộ Y tế.

* Ngành nghề kinh doanh, quyền hạn, nghĩa vụ và phương hướng phát triển công ty:

Ngành nghề kinh doanh: Phân phối bán buôn, bán lẻ thuốc, thực phẩm chức năng, thiết bị vật tƣ y tế và hóa chất; Sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng; Nuôi trồng chế biến dƣợc liệu.

Quyền hạn: Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc để đảm bảo đƣợc ngành nghề kinh doanh. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh. Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa và dịch vụ trừ các sản phẩm do nhà nƣớc định giá.

Nghĩa vụ: Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Chịu trách nhiệm trƣớc khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty kinh doanh. Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo qui định của pháp luật.

* Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý điều hành công ty:

Công ty cổ phần dƣợc phẩm Bắc Giang tổ chức bộ máy quản lý và điều hành theo cơ cấu trực tuyến và chức năng.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng chức năng và đơn vị trực thuộc:

Trong luận án này chúng tôi chỉ tổng quan một số phòng chức năng và đơn vị trực thuộc liên quan đến hoạt động phân phối thuốc của công ty tại tuyến YTCS tỉnh Bắc Giang.

* Phòng Tổ chức - Hành chính:

Nhiệm vụ: Tuyển dụng lao động theo qui định của công ty; Theo dõi và quản lý lao động tiền lƣơng; Đề xuất về công tác tổ chức, công tác thi đua khen thƣởng và kỷ luật; Thực hiện các chính sách đối với ngƣời lao động theo qui định của Bộ luật lao động.

Quyền hạn: Quản lý lao động và tổ chức bộ máy hoạt động theo qui định của công ty; Kiểm tra giám sát các đơn vị trực thuộc công ty trong việc thực hiện Nội quy lao động, qui chế quản lý nội bộ và các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty.

* Phòng Kế hoạch -Tài Chính:

Nhiệm vụ: Lập kế hoạch về tài chính, tín dụng, khai thác các nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động sản xuất của công ty; Hƣớng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật, chế độ chính sách cho các đơn vị trực thuộc công ty trong sản xuất kinh doanh và đồng thời kiểm soát các hoạt động liên quan về tài chính.

Quyền hạn: Đƣợc quyền thay mặt giám đốc công ty để kiểm tra giám sát việc quản lý tiền, hàng theo chế độ thống kê và kế toán.

* Phòng quản lý chất lượng:

Nhiệm vụ: Xây dựng các qui trình kỹ thuật quản lý chất lƣợng và tổ chức thực hiện qui trình quản lý chất lƣợng đã đƣợc giám đốc phê duyệt; Đảm bảo chất lƣợng thuốc mua vào qua hệ thống GSP/GDP thông qua các qui trình đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quyền hạn: Kiểm tra và giám sát chất lƣợng từ công ty, chi nhánh và cơ sở bán lẻ thông qua hệ thống sổ sách (theo biểu mẫu thống nhất).

* Phòng nghiệp vụ kinh doanh thuốc:

Nhiệm vụ: Điều hành quản lý qui trình cung ứng thuốc từ công ty tới chi nhánh và cơ sở bán lẻ trực thuộc.

Quyền hạn: Xây dựng các phƣơng án kinh doanh, điều hành hoạt động kinh doanh theo kế hoạch đã đƣợc giám đốc phê duyệt.

* Phòng kho vận:

Nhiệm vụ: Đặt mua thuốc theo nhu cầu của hệ thống bán lẻ tồn trữ và bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc đƣợc qui định bằng văn bản, xuất thuốc khi có hóa đơn hợp lệ.

Quyền hạn: Đƣợc quyền từ chối, nhập xuất thuốc khi không có chứng từ hợp lệ hoặc thuốc không đảm bảo chất lƣợng.

* Chi nhánh trực thuộc:

Nhiệm vụ: Đảm bảo thuốc theo theo dự trù hợp lệ cho cơ sở bán lẻ thuộc phạm vi địa bàn chi nhánh quản lý; Hàng tháng dự trù toàn bộ nhu cầu thuốc bán lẻ về Phòng nghiệp vụ kinh doanh thuốc; Báo cáo thống kê số lƣợng mặt hàng, doanh số mua vào bán ra trong tháng về Phòng Kế hoạch- Tài chính.

Quyền hạn: Hƣớng dẫn kiểm tra giám sát các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn trong việc thực hiện các qui định về bán lẻ thuốc.

Cơ sở bán lẻ do công ty đầu tƣ (thuộc quyền sở hữu của công ty). Trách nhiệm của chủ cơ sở bán lẻ: Nhập thuốc từ kho công ty, có hóa đơn hợp lệ của Công ty. Chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của công ty. Trách nhiệm của công ty: Thực hiện các chế độ lao động đối với chủ cơ sở bán lẻ theo qui định hiện hành [62]. Chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý nhà nƣớc và ngƣời bệnh về thuế, về chất lƣợng thuốc do công ty cung cấp [64].

Cơ sở bán lẻ do ngƣời lao động đầu tƣ (thuộc quyền sở hữu của tƣ nhân). Trách nhiệm của chủ cơ sở bán lẻ: Nhập thuốc từ kho công ty, có hóa đơn hợp lệ của công ty. Không chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của công ty. Trách nhiệm của công ty: Thực hiện các chế độ lao động đối với chủ cơ sở bán lẻ theo thỏa thuận đƣợc qui định trong Hợp đồng lao động [62]. Chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý nhà nƣớc và ngƣời bệnh về thuế, về chất lƣợng thuốc do công ty cung cấp [64].

Để đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã chọn Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang với các lý do nhƣ sau:

Một là, công ty duy nhất có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ thuốc rộng khắp trong tuyến YTCS tỉnh Bắc Giang.

Hai là, Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang tự nguyện thực hiện giải pháp can thiệp theo mục tiêu của nghiên cứu

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Ngƣời điều hành hệ thống phân phối thuốc và ngƣời phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ.

Đối với hệ thống phân phối bán buôn: Kho thuốc tuyến tỉnh và 9 cơ sở phân phối tuyến huyện.

Đối với hệ thống phân phối bán lẻ đƣa vào nghiên cứu can thiệp: Lựa chọn 20 cơ sở bán lẻ đại diện cho hệ thống bán lẻ bao gồm 10 cơ sở bán lẻ thuộc quyền sở hữu của tƣ nhân (gọi tắt là nhóm N1) và 10 cơ sở bán lẻ thuộc quyền sở hữu của công ty (gọi tắt là nhóm N2), cách lựa chọn: Mỗi huyện và thành phố lựa chọn 02 cơ sở bán lẻ, 01 cơ sở thuộc quyền sở hữu của công ty và 01 cơ sở bán lẻ thuộc quyền sở hữu của tƣ nhân. Tiêu chuẩn lựa chọn: Cơ sở bán lẻ luôn có sẵn tối thiểu 20 loại kháng sinh đã đƣợc mua vào và bán ra; Cơ sở đủ điều kiện triển khai nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP theo yêu cầu của nghiên cứu; Cơ sở đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Trƣờng hợp trên địa bàn huyện không cùng một lúc lựa chọn đƣợc 02 cơ sở bán lẻ theo tiêu chí trên. Khi đó, nhóm nghiên cứu tiến hành lựa chọn 02 cơ sở bán lẻ ở địa bàn huyện khác tƣơng đƣơng về điều kiện khu vực để thay thế.

2.2. ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trong hệ thống phân phối thuốc của Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang tại tuyến YTCS tỉnh Bắc Giang.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả: Chất lƣợng hoạt động phân phối thuốc kháng sinh của Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang tại tuyến YTCS giai đoạn 2009-2013.

Nghiên cứu đa can thiệp: Tác động vào hệ thống phân phối thuốc của Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Bắc Giang từ 1/2010 đến 1/2013.

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả có phân tích và nghiên cứu đa can thiệp.

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu mô tả

Phƣơng pháp nghiên cứu mô tả có phân tích về chất lƣợng hoạt động phân phối thuốc kháng sinh đƣợc thiết kế nhƣ sau: Thiết kế bảng kiểm, chủ đề hỏi, tiến hành phỏng vấn theo chủ đề, quan sát và đo lƣờng các chỉ số nghiên cứu. Hồi cứu và tiến cứu các số liệu của kho bảo quản tồn trữ thuốc.

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu can thiệp không đối chứng 2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu can thiệp 2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu can thiệp

Thiết kế nghiên cứu can thiệp gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị tài liệu, các cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn có liên quan để xây dựng các chỉ số đánh giá.

Giai đoạn 2: Đầu tƣ cơ sở vật chất, xây dựng các qui trình phân phối thuốc, thiết lập mẫu sổ sách đáp ứng cho các giải pháp can thiệp. Triển khai can thiệp.

Giai đoạn 3: Đánh giá và so sánh kết quả đạt đƣợc từ các giải pháp đa can thiệp tại thời điểm trƣớc can thiệp (TCT) và sau can thiệp (SCT).

2.3.2.2. Mô tả về công cụ sử dụng cho các giải pháp đa can thiệp.

Can thiệp 1 (CT1): Nâng cao chất lƣợng hệ thống phân phối thuốc

Kho thuốc tuyến tỉnh: Áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn GDP từ năm 2008, nay nâng cấp để đạt nguyên tắc tiêu chuẩn GSP.

Cơ sở phân phối trung gian tuyến huyện: Nâng cấp cơ sở phân phối đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GDP. Mỗi huyện/thành phố triển khai 2 cơ sở bán lẻ thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP.

Giải pháp can thiệp tác động vào hệ thống bán lẻ với mục tiêu triển khai 20 cơ sở bán lẻ trong hệ thống bán lẻ đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP theo qui định tại Chỉ thị số 01/2008/CT-BYT [16]. Giải pháp can thiệp đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Giải pháp chung áp dụng cho cả 2 nhóm cơ sở bán lẻ N1 và N2: Đào tạo tập huấn cho chủ cơ sở bán lẻ thuốc theo nội dung đƣợc qui định trong nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP. Phòng quản lý chất lƣợng xây dựng tối thiểu 6 qui trình về hoạt động bán lẻ thuốc theo hƣớng dẫn tại Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế trình giám đốc công ty phê duyệt [12].

Giải pháp riêng áp dụng cho từng nhóm cơ sở bán lẻ N1 hoặc N2: Đối với cơ sở bán lẻ thuộc quyền sở hữu của công ty (N2), Phòng Kế hoạch -Tài chính cân đối tài chính, bố trí kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị đáp ứng theo tiêu chuẩn của GPP. Đối với cơ sở bán lẻ thuộc quyền sở hữu của tƣ nhân (N1): Phòng quản lý chất lƣợng có trách nhiệm hƣớng dẫn các cơ sở bán lẻ về đầu tƣ cơ sở bán lẻ theo mô hình đƣợc qui định tại Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế [12].

Can thiệp 2 (CT2): Nâng cao chất lƣợng hoạt động của kho thuốc trong việc đảm bảo thuốc kháng sinh cho hệ thống bán lẻ

Đối tƣợng can thiệp: Kho bảo quản và tồn trữ thuốc và chi nhánh tuyến huyện (cơ sở phân phối tuyến huyện).

Kho tồn trữ thuốc kháng sinh đảm bảo đủ thuốc và cung cấp kịp thời cho hệ thống bán lẻ.

Giảm chi phí trong khâu phân phối lƣu thông để tăng khả năng cạnh tranh về giá bán lẻ của thuốc cùng loại trên địa bàn.

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu này, bộ phận quản lý và điều hành kho thuốc cần áp dụng “Một số nguyên lý cơ bản về quản trị tồn kho thuốc”:

Xây dựng danh mục thuốc kháng sinh và ký hợp đồng với nơi sản xuất/nhập khẩu ổn định trong 01năm. Thực hiện giá bán buôn trong hệ thống đúng bằng giá bán buôn của nhà sản xuất/nhập khẩu. Theo đó, giá bán lẻ đƣợc xây dựng với thặng số không quá 20% so với giá bán buôn. Xây dựng định mức tồn kho và tồn quầy theo nguyên tắc theo tỷ lệ 1/1 (bán ra 01 đồng đƣợc tồn trữ 01 đồng).

Thực hiện qui trình mua và tồn trữ thuốc kháng sinh nhóm A: Ƣu tiên mua thuốc nhóm A cho để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu bán lẻ thuốc kháng sinh. Ƣu tiên mua thuốc kháng sinh sản xuất tại Việt Nam.

Thực hiện mua và tồn trữ thuốc cephalexin 500mg theo mô hình khấu trừ giá (QDM): Thực hiện mỗi lần mua thuốc đạt đƣợc số lƣợng ở mức đƣợc khấu trừ giá do nhà sản xuất qui định.

Can thiệp 3 (CT3): Nâng cao chất lƣợng hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh

Nhóm nghiên cứu tham mƣu cho Ban giám đốc tác động vào các cơ sở bán lẻ theo 3 nội dung cơ bản sau:

* CT3.1.Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thuốc kháng sinh và giá thuốc kháng sinh:

Áp dụng các qui định về nguyên tắc nhập thuốc và bán lẻ thuốc theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 03/2009/TT-BYT của Bộ Y tế [21].

Thứ nhất, hệ thống bán lẻ của công ty nhập thuốc từ nguồn thuốc do công ty cung cấp thay cho trƣớc đây các cơ sở bán lẻ nhập thuốc của công ty cung cấp chỉ là hình thức.

Tập huấn, hƣớng dẫn các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện qui trình nhập thuốc từ cơ sở phân phối thuốc của công ty theo các qui định hiện hành.

Thuốc có tại cơ sở bán lẻ đƣợc chứng minh là thuốc mua từ cơ sở phân phối hợp pháp là thuốc phải có trong hóa đơn xuất bán lẻ hợp lệ của công ty.

Mọi vấn đề bất cập về giá thuốc, chất lƣợng thuốc phải đƣợc giải quyết sau 2 ngày kể từ ngày cơ sở bán lẻ nhận đƣợc thuốc.

Thứ hai, thực hiện việc bán lẻ thuốc theo giá qui định của công ty, giá thuốc bán lẻ đƣợc công khai bằng hình thức niêm yết giá theo giá ghi trên hóa đơn xuất bán lẻ của công ty.

Tập huấn, hƣớng dẫn cho các cơ sở bán lẻ về các qui định của pháp luật chi phối đến các hoạt động liên quan đến giá thuốc dùng cho ngƣời. Theo đó, yêu cầu cơ sở bán lẻ tuân thủ việc niêm yết giá bán lẻ nhƣ sau:

Thuốc bày bán tại cơ sở bán lẻ phải đƣợc niêm yết giá bằng cách ghi hay in giá trực tiếp trên bao bì đựng thuốc. Giá niêm yết đƣợc tính theo công thức sau:

Giá niêm yết = Giá ghi trên hóa đơn xuất bán lẻ + 5% VAT [65].

* CT3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bán lẻ thuốc kháng sinh:

Để các cơ sở bán lẻ thuốc có năng lực chuyên môn về hƣớng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn. Công ty tổ chức tập huấn cho các đối tƣợng là chủ cơ sở bán lẻ về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý và

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 49 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)