Thực trạng phân phối và sử dụng thuốc kháng sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Song Hà (2011), về hoạt động marketing của một số công ty dƣợc đối với một số thuốc kháng sinh trên thị trƣờng Hà Nội trong những năm gần đây, cho thấy: Các chiến lƣợc marketing về thuốc kháng sinh đã mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các công ty và đồng thời đã giúp cho các bác sĩ, dƣợc sĩ có nhiều cơ hội lựa chọn thuốc kháng sinh tốt hơn

cho ngƣời bệnh. Tuy nhiên, trong hoạt động marketing, vì phải chạy theo doanh số nên nhiều công ty dƣợc cũng đã có những sai phạm nhất định nhƣ trả tỷ lệ % trên đơn thuốc cho bác sĩ kê đơn, “chạy” để thuốc kháng sinh của mình đƣợc vào danh mục thuốc của bệnh viện...tạo ra một thị trƣờng phân phối thuốc kháng sinh cạnh tranh thiếu lành mạnh [49].

Theo kết quả của nghiên cứu về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh và vi khuẩn đề kháng kháng sinh tại Việt Nam: Kênh phân phối dƣợc phẩm trên thị trƣờng Việt Nam, việc phân phối cho cộng đồng qua hệ thống bán lẻ đƣợc hiểu là kênh thƣơng mại chiếm thị phần tới mức 63% trong tổng số thuốc phân phối. Trong hệ thống cung ứng thuốc ở Việt Nam việc quản lý chất lƣợng thuốc và giá thuốc trong chuỗi phân phối còn rất yếu. Ví dụ, kháng sinh phân phối phải qua nhiều khâu trung gian mới đến đƣợc tay ngƣời bệnh dẫn đến tình trạng tăng giá thuốc giả tạo [60]. Giá thuốc ở cấp độ khác nhau trong kênh phân phối: Giá thuốc bán lẻ thƣờng cao hơn giá bán buôn khoảng 15-20% [4]. Trong số 100 loại thuốc có doanh thu cao nhất tại thị trƣờng Việt Nam năm 2002 thì có 21 loại thuốc kháng sinh, chiếm 29% tổng giá trị. Nghiên cứu cho thấy trong hoạt động phân phối thuốc lợi nhuận thu đƣợc từ việc phân phối thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lợi nhuận mà cơ sở phân phối thu đƣợc [59].

Cơ sở bán lẻ thuốc là địa chỉ đầu tiên ngƣời bệnh tìm đến khi đau ốm với mục tiêu tiết kiệm thời gian và chi phí. Hầu hết các thuốc đƣợc bán không có đơn. Ngƣời bệnh mô tả triệu chứng, ngƣời bán thuốc với kiến thức hạn chế về Y, Dƣợc sẽ đƣa ra chỉ dẫn lựa chọn kháng sinh. Hầu hết bệnh nhân mua thuốc kháng sinh điều trị trong một thời gian ngắn, khoảng 3 ngày. Kháng sinh đƣợc bán kèm với vitamin, thuốc hạ sốt và một số thuốc nhóm steroids [59], [60].

Nghiên cứu đánh giá thực trạng phân phối và sử dụng thuốc kháng sinh tại cộng đồng thông qua việc điều tra cơ sở bán lẻ thuốc tại tuyến YTCS Bắc Giang năm 2006 cho thấy: Thuốc kháng sinh đƣợc sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Trình độ, năng lực chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc còn nhiều hạn chế.

Việc thực hiện Qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn còn nhiều bất cập, cụ thể: Thuốc kháng sinh bán lẻ cho cộng đồng có xu hƣớng tăng dần qua các năm từ 38,14% của năm 2001 tăng lên 51,58% trong năm 2005; Chủ cơ sở bán lẻ là dƣợc tá chiếm tới 54,2% , do vậy việc tƣ vấn sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn là rất khó khăn; Tình trạng ngƣời dân tự mua thuốc kháng sinh và bán thuốc kháng sinh không đơn chiếm tới 83,3%; Đặc biệt, ngay cả kháng sinh thế hệ mới nhƣ cefotaxim1g và ofloxacin 200mg bán không có đơn của bác sĩ [67].

Nghiên cứu trong cộng đồng tại Việt Nam về chi phí chăm sóc sức khỏe từ tiền của ngƣời bệnh cho thấy: Chi phí từ tiền của ngƣời bệnh cao khuyến khích ngƣời bệnh trực tiếp mua thuốc bao gồm cả thuốc kháng sinh mà không cần các chẩn đoán phù hợp. Nghiên cứu này đã công bố tổng doanh thu thuốc kháng sinh gần nhƣ tăng gấp 3 lần về giá trị giữa năm 2001-2008, từ 500 triệu đô la Mỹ lên đến 1400 triệu đô la Mỹ. Đây là nhóm thuốc kháng sinh đƣợc sử dụng rộng rãi nhất và thƣờng không hợp lý [59].

WHO cảnh báo tới các quốc gia về tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh không những trong cộng đồng nhƣ tự mua thuốc kháng sinh mà ngay cả việc kê đơn thuốc kháng sinh cũng đang bị lạm dụng [75]. Tình trạng các kháng sinh phổ rộng đƣợc sử dụng thay thế kháng sinh phổ hẹp và ngƣời bệnh thƣờng đƣợc cung cấp các biệt dƣợc mới đắt tiền và đã có hơn 70% bệnh nhân đƣợc kê đơn chỉ định dùng 2 loại kháng sinh [27], [60], [91].

Một nghiên cứu khác khảo sát thực trạng kê đơn kháng sinh tại tuyến y tế xã cho thấy: Tỷ lệ các đơn có chỉ định thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ 73,3%; 3 kháng sinh là amoxicilin, cephalexin và penicilin là kháng sinh đƣợc lựa chọn với tỷ lệ lần lƣợt là 39,9%, 32,9% và 13,5%. Đặc biệt, ở tuyến y tế xã việc chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh chủ yếu do y sĩ thực hiện [53], [55].

Điều đáng quan tâm, trong những năm gần đây các nhà khoa học Hoa Kỳ cảnh báo việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm cũng là

nguyên nhân gây đề kháng kháng sinh và khuyến cáo cần quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm [80].

Nghiên cứu tại Hàn Quốc công bố: Kháng sinh dùng cho nhiễm trùng đƣờng hô hấp từ năm 1994 đến năm 2000 ở ngƣời lớn từ 86,6% đã tăng lên tới 88,7% [87].

Tại Trung Quốc tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại cộng đồng vào thời điểm năm 2008 ở mức từ 40 đến 60% [78].

Nghiên cứu phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh và vi khuẩn đề kháng kháng sinh tại Việt Nam công bố: Phân phối và tự sử dụng kháng sinh tại cộng đồng không hợp lý và tình trạng kê đơn lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân chính gây nên tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh ở Việt Nam ở mức báo động [54], [59].

Hơn 70% vi khuẩn gây bệnh có khả năng đề kháng ít nhất 1 thuốc kháng sinh thông dụng và tỷ lệ này có xu hƣớng tiếp tục tăng nếu không có biện pháp can thiệp [75]. Bằng chứng mới đây nhất là sự lây lan của chủng vi khuẩn đề kháng carbapenem (ndm-1) ở một số quốc gia Châu Âu và Châu Á [59]. Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực [59], [79].

Do vậy, WHO yêu cầu tất cả các quốc gia phải có biện pháp ngăn chặn tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh [93]. Đặc biệt, tuyến YTCS cần có giải pháp can thiệp hƣớng tới mục tiêu sử dụng kháng sinh hợp lý an toàn và hiệu quả [59].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)