Các môtíp thể hiện hành động phi thường

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 93 - 126)

3.1.2.1 Môtíp chống trời

Motip này xuất hiện trong nhiều thần thoại của các dân tộc thiểu số như: Mặt trời và mặt trăng (dân tộc Lô lô); Trời đất, địa ngục (dân tộc Gia Rai); Rơ xí (dân tộc Xê đăng); Đẻ đất đẻ người (dân tộc Mạ), Trời đất và cuộc sống (dân tộc Mạ)…Người xưa cho rằng ban đầu bầu trời và mặt đất dính liền nhau hoặc gần nhau quá, vạn vật không thể phát triển được (nóng quá, lạnh quá…) sau đó một vị thần xuất hiện chống trời cao lên, giúp vạn vật sinh sôi, phát triển. Tùy vào mỗi dân tộc, mỗi vị thần mà hành động chống trời có thể khác nhau chút ít, có thần dùng kèn để chống trời, có thần dùng chân đẩy trời lên, và có thần dùng lưng đỡ bầu trời…

Thần Sáng của người Lô lô được mô tả như sau "Trước họa muôn loài đang bị đe dọa diệt vong, trên trái đất bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ tên là ông Sáng. Bất thình lình thần đứng phắt dậy, đội bầu trời lên cao. Do thần đứng dậy nhanh và đột ngột quá, bảy mặt trời và 7 mặt trăng rơi xuống vực sâu" [34; tr. 421].

Thần K' Yút của dân tộc Mạ có hành động chống trời thật độc đáo "Ông K' Yút thổi kèn rất dài chống trời lên, ông nằm xuống đưa chân đẩy trời cho cao thêm" [34; tr. 268].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dân tộc Mạ cho rằng xưa kia trời đất chưa phân chia, thần linh và con người sống lẫn lộn với nhau. Người khổng lồ Dút "vươn vai chống trời xa dần khỏi mặt đất làm cho trần gian sáng sủa". Cũng có quan điểm giống với người Mạ, đó là người Xê đăng. Họ tưởng tượng xưa kia trời và đất liền nhau, ông Rơ Xí mới đứng lên núi, lấy lưng mà đỡ bầu trời cho đến khi "bầu trời vom cong lại mà không bị chùng nữa". Hành động lấy lưng đỡ bầu trời của ông thần Rơ Xí có nét giống với thần Trụ trời của người Kinh hay thần Nữ Oa của Trung Quốc, điều đó chứng tỏ motip chống trời là motip rất quen thuộc, trở thành một nếp nghĩ chung của con người thủa sơ khai. Motip trên một lần nữa khẳng định sức tưởng tượng phong phú của con người, khát vọng cháy bỏng của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. Ngay từ những ngày đầu tách mình khỏi thiên nhiên, con người đã có ý thức mong muốn làm chủ thế giới, chính mong muốn ấy đã giúp cho con người không ngừng sáng tạo và khẳng định khả năng vô hạn của con người trong cuộc sống, lao động, khám phá và kiếm tìm.

3.1.2.2 Môtip bắn mặt trời, mặt trăng

Môtip này chúng ta có thể bắt gặp trong hầu hết thần thoại của các dân tộc. Đó là chuyện về người khổng lồ mang tên Che Pé A Lòng của người Hà Nhì: Trước tình cảnh thế gian bị thiêu đốt do chính những mặt trăng và mặt trời do mình làm ra, A Lòng bèn "chặt cây to làm cung tên bắn hạ, chỉ còn một mặt trăng và một mặt trời như ngày nay".

Người H'

Mông trong tang ca Kruôc cê, cho rằng vũ trụ ban đầu có tới chín mặt trời và tám mặt trăng, khiến cho đất đai nứt nẻ, cây cối chết khô. Lúc đó có cặp trai gái là Giàng Dự và Giàng Dua đã chống trời, đập vỡ cánh cửa nhà trời, chặt cây cổ thụ vườn trời, làm nỏ bắn mặt trời, mặt trăng, tìm lại sự sống cho muôn loài:

Mặt trời thò ra chín cái bắn tất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người Chăm có nhiều truyện xây dựng motip bắn mặt trời, mặt trăng, đó là các truyện: Sự tích gà gáy sáng; Nữ thần Pônagar. Truyện Nữ thần

Pônagar kể lại rằng "May có thần Nomaisabaicadong giương cung bắn tan các

mặt trời. Vũ trụ trở nên tối tăm, u ám. Đó là thời mạt thế. Đến ngày thứ hai mồng 6 tháng năm, năm con Chuột, ông thụ sắc của bà Átmưhêcắt, từ trong cõi u tối ra đời. Sau mười năm tu luyện, ông làm cho trời đất sáng sủa" [24; tr. 145].

Có thể thấy rằng motip bắn hạ mặt trời, mặt trăng thường có trong thần thoại của các cư dân sống ở những nơi thường xuyên có nhiệt độ cao, do đó họ mong muốn nhiệt độ hạ thấp để cuộc sống của mình thuận lợi hơn. Và một điều nữa có thể thấy rất rõ, đó là đa phần mặt trăng, mặt trời đều được bắn hạ bởi cung tên, điều đó giúp chúng ta có thể phỏng đoán về thời gian ra đời của các thần thoại cũng như vai trò của công việc săn bắn đối với các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Bên cạnh hành động bắn mặt trời, mặt trăng của các thần, chúng ta còn bắt gặp hành động người thường bắn hạ mặt trăng, mặt trời trong thần thoại của các dân tộc như Mạ, Mường, Lô lô…

3.1.2.3 Môtip sáng tạo con người một cách kì lạ

Theo quan điểm của người xưa, vạn vật đều do thần thánh tạo nên. Từ khi ra đời, con người đã ý thức được vị trí đặc biệt của mình. Con người là trung tâm của vũ trụ. Con người có thể là sản phẩm trực tiếp của thần thánh, thượng đế. Kiểu môtip này xuất hiện trong thần thoại một số dân tộc như Hà Nhì, Lô Lô,H' Mông.

Người Lô Lô và người Hà Nhì cho rằng con người trực tiếp do thần thánh tạo ra. Thần thoại Sáng tạo loài người của người Lô Lô kể rằng buổi ban đầu chưa có vạn vật, Thượng đế liền lấy đất tinh túy nặn ra con người. Con người theo người Hà Nhì là do Che Pé A Lòng lấy đất nặn thành. Bên cạnh các dân tộc trên, thần thoại của một số dân tộc khác cũng có chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

motip: con người do thần thánh sáng tạo trực tiếp (thần thoại của các dân tộc H' Mông, Ba Na, Xê Đăng, Khơ Me…). Chính ý thức tự tôn con người đã giúp cho người xưa tưởng tượng ra nguồn gốc thần thánh của mình. Môtip này một lần nữa khẳng định tư duy thần thoại là đặc điểm của xã hội xưa bởi có những dân tộc dường như không có mối liên hệ về địa lí, lịch sử nhưng lại có cách suy nghĩ và tưởng tượng tương đối giống nhau.

Bên cạnh cách sáng tạo trực tiếp, con người cũng có thể được thượng đế, thần thánh sáng tạo một cách gián tiếp sau trận lụt, chỉ có hai người sống sót nhờ vật thần kì, họ lấy nhau để duy trì nòi giống. Một điều lí thú ở đây là việc hai người sống sót sau trận hồng thủy thường có dấu ấn của thần linh và việc hai người lấy nhau đa phần cũng do thần linh mách bảo. Hình ảnh quả bầu thường gắn liền với nạn hồng thủy hoặc việc mang thai của người vợ - người vợ sinh bầu (bí), từ quả bầu đó mà các giống người mới ra đời. Khảo sát thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có hơn 30 thần thoại cùng chung kiểu sinh nở gián tiếp, trong đó có 14 truyện người vợ sinh ra bầu bí: Bà mẹ của trăm con (Hà Nhì); Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc

(Mảng); Nguồn gốc loài người (Phù lá); Quả bầu vàng (Ê đê)…Ngày nay người phụ nữ mang thai vẫn được dân gian gọi là mang bầu, phải chăng ngoài hình dáng khi mang thai, cách gọi đó còn mang dấu ấn văn hóa nguyên thủy mà chúng ta vừa xem xét trên đây? Dầu sao đó cũng là cách gọi dân dã nhưng lại rất cao đẹp.

3.1.2.4. Môtip san lấp mặt đất

Người xưa cho rằng mặt đất chỗ bằng phẳng, chỗ lồi lõm, nơi vực sâu, nơi lại núi cao…tất cả đều do bàn tay thần thánh tạo nên. Từ quan niệm này mà hình thành nên những ông thần với khả năng san lấp, định hình mặt đất. Thần thoại Ông Rơ Xí của người Xê Đăng lí giải mặt đất lồi lõm là do "bàn chân của ông nặng quá làm cho mặt đất trở nên lồi lõm. Lúc vui ông lấy chân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khỏa qua khỏa lại trên mặt đất, thế là hiện lên một vùng đồng bằng rộng mênh mông". Motip trên đây, chúng ta còn thấy trong thần thoại Sự hình thành trái

đất và muôn loài của người Hà Nhì. Ché Pe Á Lòng (Ché Pe A Lòng) sau khi

lấy đất nặn ra muôn loài, lo sợ loài vật không đủ chỗ sống liền "lấy đất sống ném sang bên đất chết, trộn lẫn, đất chết biến thành đất sống. Đất mới trộn chưa khô, Á Lòng tranh thủ ngủ một giấc để lấy sức san cho mặt đất bằng phẳng. Trong lúc Á Lòng ngủ, chẳng may có một cây sò tu ma, gióng to, đổ đè lên người. Á Lòng chết, xương biến thành đá, thịt biến thành đất. Đời này tiếp đời khác người ta cứ kể chuyện cho nhau nghe: Vì Á Lòng chưa kịp san xong nên mặt đất có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ nào đã được Á Lòng san thì bằng phẳng, nay gọi là đồng bằng" [24; tr. 161, 162]..

Hành động san lấp mặt đất có khi gắn liền với hành động lao động sản xuất của các vị thần. Ải Lậc Cậc trong thần thoại người Thái là một minh chứng sinh động. Ải khai phá đất đai tạo nên 4 cánh đống Tây Bắc. Khi đánh rơi hòn đá lửa, Ải lấy chân gạt tìm làm lòng sông trở nên phẳng…Đặc biệt người Thái đã sáng tạo ra các Chô Công (thần), mỗi thần làm một nhiệm vụ, tạo nên bầu trời và mặt đất như chúng ta có ngày nay.

Bên cạnh những môtip trên, trong thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam, còn nhiều môtip khác nữa như: giết kẻ thù, truyền dạy phép thuật… Những môtip trên không thật sự tiêu biểu trong thể loại thần thoại và tần số xuất hiện của chúng cũng không nhiều. Do đó, trong luận văn, chúng tôi không đi sâu khảo sát.

Môtip là những nét quen mà không nhàm chán của thần thoại nói riêng và truyện dân gian nói chung. Thần thoại có một hệ thống môtip đặc thù, theo thời gian, những motip ấy có thể biến đổi và đi vào các thể loại khác với một màu sắc và ý nghĩa mới mẻ hơn.

Như vậy có thể lấy ý kiến của PGS.TS Nguyễn Bích Hà trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam để thay cho lời bàn luận: "Sự khổng lồ về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kích thước, sự khoáng đạt và vĩ đại trong hành trạng của những vị thần - anh hùng cộng đồng tạo ra vẻ đẹp kì vĩ và đầy lãng mạn, hết sức độc đáo của thần thoại các dân tộc" [19; tr. 26].

3.2. Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu để xây dựng hình tƣợng thần trong thần thoại của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Để có những hình tượng thần kì vĩ, khoáng đạt như trên, thần thoại cần đến những thủ pháp nghệ thuật cụ thể. Những biện pháp nghệ thuật cơ bản đó là phóng đại, so sánh và ẩn dụ. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng đây là những biện pháp nghệ thuật không tự giác. Chính điều này đã tồn tại trong tư duy của người nguyên thủy. Họ suy nghĩ, tưởng tượng theo kiểu phóng đại, so sánh và ẩn dụ, thậm chí không hề biết rằng đó là biện pháp nghệ thuật. Cái gọi là biện pháp nghệ thuật chỉ là sự gán ghép của chúng ta ngày nay khi nhận thức thần thoại vừa như là văn hóa, vừa như là nghệ thuật.

3.2.1. Phóng đại

Thần thoại có thể coi là một ký ức xa xăm về thế giới của loài người. Thời kì đó, con người đối diện với bao vấn đề về mưu sinh, trong khi tư duy còn non nớt, nhận thức còn nhiều ấu trĩ. Con người ước muốn có một lực lượng siêu nhiên có thể biết hết, làm hết giúp mình và vì thế thế giới thần được nhào nặn từ những ước mơ hết sức lãng mạn, chất phác. Con người đối diện với vũ trụ mênh mông, bí hiểm, với biết bao hiểm nguy rình rập, đối diện với nhu cầu sinh tồn. Thế giới thần trong thần thoại vì vậy được phóng đại về mặt kích thước và hành trạng để trở nên độc đáo, phi thường. Hầu hết thần trong thần thoại đều được tô vẽ bằng trí tưởng tượng cùng với hiện thực trước mắt, do đó thế giới thần không phải là sản phẩm hoang tưởng mà có căn nguyên từ thực tiễn. Nghệ thuật phóng đại giúp người xưa có thể tái hiện lại thế giới vũ trụ bao la, bí hiểm cùng với việc khái quát lịch sử khai phá thiên nhiên, kiến tạo xã hội của nhân loại theo thời gian. Về cơ bản hình tượng thần thường được phóng đại từ hai phương diện: kích thước ngoại hình và hành động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1.1 Phóng đại về kích thước ngoại hình:

Với mục đích tạo ra một lực lượng có thể giúp mình làm được những việc phi thường, người xưa đã tạo ra một hệ thống hình tượng thần có vóc dáng khổng lồ đôi khi kì quái so với tưởng tượng của chúng ta ngày nay. Trí tưởng tượng của con người được phát huy tối đa, cách phóng đại được sử dụng thường xuyên để làm nên những hình tượng thần có kích thước, sức vóc sánh cùng bà mẹ tự nhiên. (Xin xem nội dung phân tích trong mục 3.1.1.

Môtip hình dạng khổng lồ).

Một điều dễ nhận thấy trong cách phóng đại của người xưa, đó là xu hướng lấy cái rộng lớn kì vĩ của thiên nhiên, vũ trụ làm chuẩn, do đó hình tượng các thần gần với thiên nhiên vũ trụ hơn là với con người. Hình tượng thần chưa được miêu tả mà mới chỉ được hình dung qua vài nét sơ lược. Điều này giúp chúng ta có cơ sở khẳng định rằng thần thoại nói chung và hình tượng thần nói riêng là sản phẩm tự phát, nó chính là sợi dây để con người gắn kết chặt chẽ với tự nhiên và đồng thời là một phương tiện hữu hiệu để người xưa tri giác, nhận thức về tự nhiên.

3.2.1.2 Phóng đại hành động

Sống là một quá trình chiến đấu lâu dài, cam go với thiên nhiên. Trong cuộc chiến ấy, người nguyên thủy có thể chiến thắng và cũng nhiều lần thất bại. Họ mơ ước có một ai đó có thể giúp mình vượt qua các thử thách và họ cho rằng chỉ có thần thánh mới có những khả năng giúp họ vượt qua được những gian khó này. Hình tượng các thần với những hành động độc đáo, phi thường được hình dung, tưởng tượng một các hết sức thơ ngây, tự nhiên. Chuỗi hành động của mỗi thần được sáng tạo tùy thuộc vào trí tưởng tượng, tư duy của mỗi tộc người. Người Tày sống dựa vào nương rẫy, canh tác lúa nước, họ mơ về một ông thần có khả năng xẻ rừng, bạt núi và đó là cơ sở để hình tượng thần Nông ra đời "Vợ chồng Thần làm việc suốt ngày đêm. Từng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khu rừng hoang nối tiếp nhau đổ dưới bàn tay của hai vợ chồng Thần. Mặt trời đưa đến đâu, cây rừng mới bị ngả đều khô hết. Ngả cây xong, Thần Nông phóng lửa đốt. Rồi chồng phía đông, vợ phía tây, hai thần thi nhau làm việc. Trâu của hai thần làm việc rất khỏe, đất lật lên từng mảng nhỏ, thấp cao như những trái đồi, trái núi" [34; tr. 502].

Vợ chồng người anh hùng Báo Luông - SLao Cải (Lao Cải) gắn với lịch sử khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, phát triển cộng đồng của người Tày. Hành động của vợ chồng Báo Luông - Slao Cải vừa mang dáng dấp người thường, vừa mang dáng dấp thần thánh: Đem lúa dại trồng cấy thành lúa nhà, khám phá cách nấu gạo thành cơm, chế ra cày đất, lấy đá ném trâu rừng đá rơi xuống Tĩnh Túc làm cho núi đá lún xuống thành vùng mỏ thiếc Tĩnh Túc ngày nay, hai bó củi đặt xuống biến thành hai quả núi đá, một quả ở Tổng Ngả, một quả ở Cốc Lai; thuần hóa voi, trâu bò làm sức kéo; thuần dưỡng lợn, gà, chó, ngựa, mèo làm vật nuôi…trăm con của họ lấy nhau lập ra

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 93 - 126)