Tập tục nghi lễ

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 83 - 126)

Mỗi dân tộc thường có những thói quen về lễ tết, lễ hội. Trong các dịp lễ tết ấy, không thể thiếu những qui định cụ thể cho ngày lễ ngày hội, nghi lễ đó được truyền qua thời gian trở thành nét văn hóa riêng của tộc người.

Thần thoại Kei Kamao của người Ra Glai ghi lại lời dạy của người anh hùng (được ví như thần thánh). Kei Kamao "hiến sinh một con trâu trắng để tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lễ trời đất thì mới được mưa thuận gió hòa. Lúa, bắp làm ra phải cúng thần, thường gọi là ăn đầu lúa, nếu không Thần Trời, Thần Đất sẽ quở phạt, lễ tục này gọi là "tục bà lưu truyền ông lưu giữ" [25; tr. 392].

Những lời phán truyền trên trở thành những tục lệ bao đời nay của người Ra Glai. Có lẽ dấu ấn lớn nhất cho lời phán truyền này là lễ hội cúng lúa mới của người Ra Glai hiện nay. Trong dịp cúng lúa mới, người Ra Glai thường tổ chức một nghi lễ rất quan trọng, đó là lễ đâm trâu (ngày nay người ta có thể dùng trâu đen). Con trâu trở thành sợi dây kết nối giữa người và thần thánh, là lễ vật hiến sinh cho thần thánh, mong ước một cuộc sống no đủ.

2.5. Hình tƣợng thần biểu hiện trình độ phát triển xã hội của các dân tộc

Khi nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội, Mác đã chỉ ra rằng "Chia thần linh ra cấp trên cấp dưới chính là việc của thời kì chế độ nguyên thủy tan rã" [39; tr. 268]. Chúng ta có thể làm rõ nhận xét trên của Mác khi tìm hiểu, xem xét thần thoại của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

2.5.1 Thế giới thần biểu hiện sự phân chia đẳng cấp

Thần thoại phản ánh lịch sử phát triển của loài người. Buổi sơ khai của loài người, thần chỉ có duy nhất một vị, đó là ông Trời (Việt, Ra Đê…), hay Chử Làu của người Mèo, Chang Lô Cô của người Dao, Then của người Tày và người Thái...Xã hội loài người phát triển dẫn đến sự phân chia đẳng cấp, thế giới thần cũng từ đó mà phân chia. Tuy nhiên sự phân chia này ở mỗi dân tộc có khác nhau ít nhiều.

Câu chuyện Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài của người Khơ Me phản ánh quá trình phân chia quyền lực các vị thần. Đứng đầu các vị thần là thần Ma ha Pờ rum, người có quyền phép ban thức ăn (nấm đầu rắn, cỏ ngọt, lúa…) cho con người dưới trần gian, làm phép cho cây cối mọc đầy mặt đất và muôn loài động vật khác chạy nhảy tung tăng khắp nơi. Thần Ma ha Pờ rum giao cho mỗi thần thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Thần Pờ rặc Inh cai quản muôn loài dưới trần gian. Thần Xô ri da và thần Chanh tét cai quản công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc của mặt trời và mặt trăng. Thần Hoét le ha kac Tê vô bách coi việc mưa gió. Nữ thần Pêni Kêkhala coi giữ biển cả và nữ thần Himpơ thôny coi giữ đất đai và các đường nước chảy. Bên dưới, các thần là thuộc hạ của Ma ha Pờ rum có quyền hành nhỏ hơn và chia theo cấp bậc. Chẳng hạn thần Pờ rặc Inh có các thần giúp việc cho mình là Tê vô da xem xét mọi việc ở khắp nơi. Bên dưới thần Tê vô da còn có bốn thần cai quản bốn phương : thần Thét tay rau cai quản hướng Đông, thần Suýt run bát hu cai quản hướng Tây, thần Huýt run la bát hu cai quản hướng Nam và thần Hút hây ruôn cai quản hướng Bắc.

Truyện Thế giới thần linh của người Ra Đê đã ghi lại tương đối chi tiết sự phân hóa trong thế giới thần : "Thế giới thần linh của người Ra Đê gồm có những vị thần cao cấp, trung cấp và vô số các vị thần cai quản về mọi mặt đời sống con người" [33; tr. 475]. Hình ảnh thế giới thần linh chính là quá trình phân chia đẳng cấp, quyền lực trong đời sống của con người. Trong thế giới thần linh ấy, Trời là vị thần tối cao. Bên cạnh trời là vị thần đầy quyền lực - thần Aê Du, dưới thần Aê Du là các thần Yang Liê, thần Yang B riêng, thần H'Bia Dung Day, nữ thần Yang M'

Nút Hara. Sự phân chia thế giới thần phản ánh quá trình phát triển của xã hội loài người. Nói như Mac: sự phân chia đẳng cấp, quyền lực là một bước phát triển của xã hội loài người. Thế giới thần linh đã phân hóa theo giới tính, đẳng cấp, quyền lực, tốt xấu…, đó chính là sự phát triển đa dạng trong xã hội loài người.

2.5.2 Biểu hiện hình thức hôn nhân

Một điều mà các nhà nhân chủng học đã chứng minh là con người xưa kia theo chế độ quần hôn và hôn nhân cận huyết. Sử thi không chỉ là nghệ thuật mà nó còn là lịch sử, một lịch sử được phủ bởi huyền thoại. Cũng giống như nhiều loại thể khác của văn học dân gian, đối tượng phản ánh của sử thi là kí ức, có thể là những điều tự hào của cộng đồng, có khi là những sự kiện đặc biệt khó lí giải. Vấn đề hôn nhân cận huyết có thể coi là vấn đề khó nói, khó lí giải. Có rất nhiều dân tộc đã phản ánh vấn đề hôn nhân cận huyết qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thần thoại. Có thể coi đó là những motip phổ biến, biểu hiện sự giao thoa văn hóa, sự giống nhau về hoàn cảnh ra đời của thần thoại.

Khảo sát thần thoại của các dân tộc thiểu số Việt Nam, ta có thể thấy cách lí giải về nguồn gốc loài người khá lí thú. Motip về sự tái sinh của con người sau trận lụt, ta dễ gặp ở nhiều dân tộc. Từ trận lụt ấy, hai anh em (hoặc chị em) lấy nhau và sinh ra trứng hoặc bầu bí, từ bọc trứng hoặc bầu bí ấy mà sinh ra các tộc người.

Sự kiện đại hồng thủy dẫn tới việc anh em lấy nhau để duy trì nòi giống đã giúp chúng ta ngày nay nhìn nhận vấn đề hôn nhân theo nhiều khía cạnh nhưng không thể phủ nhận rằng điều đó phản ánh kiểu hôn nhân cận huyết cũng như chế độ quần hôn. Người xưa đã tìm cách lí giải vấn đề hôn nhân cận huyết theo một cách rất riêng. Việc hai anh em hoặc hai chị em lấy nhau thường thông qua lời phán truyền của thần thánh (dân tộc Lô Lô, Mảng…) hoặc hai người làm phép thử (lăn cối đá theo hai hướng mà chúng lại lăn chồng lên nhau; …). Sau khi làm phép thử, người xưa cho rằng đây là ý nguyện của thần thánh, do đó họ lấy nhau. Tuy nhiên, hôn nhân cận huyết cũng đã để lại những di chứng cho các thế hệ hậu sinh, những di chứng ấy lại tiếp tục được phủ lên một tấm áo thần thoại, khiến cho chúng ta ngày nay khó có thể tiếp cận và nhìn nhận một cách chính xác. Phải chăng hình ảnh cục thịt, bầu bí, trứng…chính là những quái thai do hôn nhân cận huyết?

Trong thần thoại Sáng tạo loài người của người Lô Lô, Thượng đế lấy thứ đất tinh túy để nặn ra con người. Hai người đầu tiên muốn lấy nhau nhưng vì là anh em (do Thượng đế tạo ra) nên không thể tự nhiên mà lấy nhau. Hai người đứng trên đỉnh núi lăn hai hòn đá, đá chồng lên nhau. Họ tung hai chiếc giầy, hai chiếc rơi xuống dính vào nhau. Hai người cho đó là ý nguyện của thần thánh, muốn họ lấy nhau để duy trì nòi giống, do đó họ kết đôi mà sinh ra quả bầu, quả bầu sinh ra các tộc người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong sử thi thần thoại Ẳm ệt luông của người Thái, các thần kết đôi với nhau mà sinh sôi nảy nở: Tạo Ính - Nàng On sinh ra trời đất, mây gió; ông Chu Cúm - bà Chu Cúm kết đôi mà tạo ra bầu trời, mặt đất; anh em Ẳm - Ý lấy nhau mà sinh ra các dân tộc…Có thể nhận thấy ở sử thi thần thoại này một tư duy khá logic, đặc biệt là tư duy về hôn nhân, đôi lứa gắn kết mà tạo ra sự sinh sôi, phát triển.

2.5.3 Biểu hiện sự lớn mạnh của cộng đồng

Hình ảnh thần chỉ bảo, phán truyền cộng đồng phải đoàn kết xuất hiện nhiều trong thần thoại các dân tộc thiểu số (Kei Kamao, Đẻ đất đẻ người…). Biểu hiện tinh thần đoàn kết rõ nhất chính là các thần thoại góp phần lí giải nguồn gốc con người. Có thể mỗi dân tộc có cách lí giải khác nhau về nguồn gốc dân tộc mình cũng như nguồn gốc loài người (từ trứng hay quả bầu hay do thượng đế tạo ra) nhưng các dân tộc luôn có mối quan hệ huyết thống với nhau (cùng cha mẹ sinh ra). Lời dạy bảo của Lang Đa Cần (dân tộc Mường) hay lời dạy của Kei Kamao (dân tộc Ra Glai) được coi như lời truyền dạy của thần thánh, khuyên bảo dân bản cùng nhau đoàn kết, xây dựng cộng đồng hùng mạnh.

Bên cạnh đó có những dân tộc, tinh thần đoàn kết được biểu hiện thông qua hình ảnh, lời nói của những vị thần hoặc người anh hùng. Tiêu biểu cho kiểu này đó là hình ảnh người anh hùng Kei Kamao (được tôn sùng như thần thánh) của người Ra Glai và Báo Luông của người Tày. Sau khi đã dạy con cháu những kinh nghiệm sản xuất, Kei Kamao răn dạy buôn làng, "Nếu sau này con cháu nghèo đói thì hãy tự kiếm ăn, đầu trong rừng chân trên núi. Kể cả việc chống kẻ thù các người cũng phải cùng nhau chung sức lo liệu. Hãy tập hợp chủ làng, dân làng trên xóm dưới để bàn bạc việc làm ăn kể cả việc chống trả kẻ thù, có như thế con cháu mới sanh sôi nảy nở được" [25; tr. 390].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5.4. Biểu hiện cách nhìn duy vật về thế giới

Mặc dù hình tượng thần cũng như thể loại thần thoại đẫm lối tư duy siêu hình, thể hiện nhận thức non nớt về thế giới và con người nhưng trong quá trình nhận thức ấy chúng ta đã nhận ra những dấu hiệu mang tính duy vật.

Trước tiên chúng ta hãy nhìn những hiện tượng thiên nhiên được phản ánh trong thần thoại. Người xưa đã nhận thức một cách tương đối chính xác đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên: mặt trời nóng, mặt trăng mát mẻ, gió bão gây bao tai họa cho con người, lũ lụt xảy ra vào tháng 7 tháng 8, hình thù của bầu trời là tròn và sâu như cái bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông…Hình dạng của mặt đất là cao thấp, lồi lõm…Tất cả các hiện tượng đó người xưa đều cho rằng thần sáng tạo nên. Cho dù nhận thức như trên được gửi trong vạt áo của các thần nhưng chúng ta vẫn nhận thấy đó là những nhận thức rất đúng đắn về thế giới tự nhiên. Các hiện tượng thiên nhiên không tự nhiên mà có, đúng như định luật bảo toàn của Anhxtanh "Năng lượng không tự sinh ra, cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác" [26; tr. 58]. Các sự vật ra đời, sinh sôi nảy nở phải có các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng…, do đó hình ảnh các thần bắn hạ mặt trời, kéo mặt đất, chống trời chính là tạo cho vạn vật một điều kiện sinh trưởng hợp lí. Cách nhìn duy vật về thế giới tự nhiên đã giúp con người "nhận xét và giải thích hiện tượng tự nhiên để phục vụ sản xuất, cho hoạt động của mình" [30; tr. 20].

Khi nhà khoa học Đacuyn tìm ra qui luật tiến hóa cũng là lúc bí mật về nguồn gốc loài người được làm sáng tỏ. Thần thoại có thể lí giải nguồn gốc loài người là do thần thánh nhưng trong đó người xưa đã có một nhận thức khá lí thú về: hôn nhân, đoàn kết cộng đồng, phân chia quyền lực…Như trên chúng ta đã đề cập, vấn đề hôn nhân cận huyết, chế độ quần hôn là cách con người duy trì nòi giống nhưng chính cách này đã dẫn đến những cặp gen đột biến, tạo nên những quái thai. Ngay cả ngày nay, một số dân tộc thiểu số ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việt Nam vẫn duy trì kiểu hôn nhân cận huyết và kiểu hôn nhân này khiến dân tộc đó đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như: dân tộc Mông, Si La, Pu Péo…

Con người cũng giống như vạn vật, có sinh có tử. Ban đầu người xưa cho rằng thần thánh định đoạt số phận của con người. Dần về sau, người ta nhận ra qui luật về sự sống và cái chết. Người Srê có câu chuyện Thần Chết

thể hiện một tư duy đầy tính duy vật. Thần Chết ở cạnh nhà một đứa trẻ sơ sinh, thần muốn bắt đứa bé. Thần thử xem đứa bé chết bằng cách nào. Khi lao phóng đi, cắm vào cây, thần dừng lại, "Nó sẽ chết vì cọp bắt trong khi đi kiếm cối giã gạo". Một chàng trai nấp bên ngoài nghe và thấy hành động ấy của thần Chết, đã đến xin cha mẹ đứa bé cho cưới đứa bé làm vợ. Người chồng (chàng trai) đã chiến thắng lời nguyền của thần chết: vợ chàng không chết vì bị cọp bắt khi đi kiếm cối giã gạo.

Câu chuyện trên cho ta thấy con người dần mất niềm tin vào thần thánh, họ tin vào khả năng của chính mình, khả năng làm chủ số mệnh của mình.

Cũng giống như con người, để sinh tồn, thần thánh cũng phải lao động hết sức vất vả, phải có mối quan hệ hữu cơ với môi trường sống, với vạn vật xung quanh. Khoa học đã chứng minh rằng cùng với tư duy, ngôn ngữ, lao động giúp con người tách khỏi thế giới động vật và ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Các thần cũng phải lao động hết sức vất vả, cực nhọc. Có thể khẳng định rằng thần thoại chính là những bài ca ca ngợi tinh thần lao động, sức lực, trí tuệ của con người trong buổi đầu khai thiên lập địa. Đó là bài ca ca ngợi chiến công và niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết

Hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam biểu hiện những lớp ý nghĩa vô cùng đa dạng, phong phú. Hình tượng thần là nhận thức về thế giới vật chất sơ khai của con người, tính chất kì vĩ, mênh mông của vũ trụ. Và hơn thế, thế giới hình tượng thần là nơi chứa đựng những khát vọng lớn lao của con người. Chính những khát vọng ấy cùng với thế giới thần đã cho độc giả ngày nay chiêm ngưỡng vẻ đẹp một đi không trở lại của nghệ thuật, của tư duy và những lớp hình ảnh được dựng xây, tô vẽ.

Thế giới hình tượng thần cùng những lớp ý nghĩa phong phú của nó đã được nhào nặn qua thời gian, nó cũng minh chứng cho quá trình phát triển tất yếu của văn học, xã hội cũng như tư duy con người. Tiếp cận với những hình tượng thần, chúng ta phần nào lí giải một cách khá cặn kẽ và chính xác một số tập tục, nghi lễ đang tồn tại trong lòng xã hôi đương thời. Hệ thống tín ngưỡng, tập tục phong phú của nhiều dân tộc đã chứng minh tính chất đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa, tinh thần của các cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam. Vẻ đẹp của các hình tượng thần cũng đặt ra nhiều vấn đề khiến chúng ta suy ngẫm và giải quyết: việc giữ gìn như thế nào vốn văn hóa của cha ông; làm thế nào để các xu hướng văn học phát triển đúng hướng, góp phần giáo dục nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới...? Đó là những vấn đề hết sức cần thiết mà mỗi chúng ta cần nhìn nhận và chung tay giải quyết.

Hình ảnh thần trong thần thoại xét cho cùng cũng chính là hình ảnh con người nhưng hình ảnh ấy đã được thần thoại hóa để trở nên độc đáo và đặc sắc. Nhà mĩ học người Đức là Hêghen đã nhận xét hết sức thú vị về hình ảnh các vị thần "Mặc dầu hình ảnh của các vị thần vĩnh viễn vẫn là hình ảnh của con người, song các vị thần vẫn không phải là người trần bởi vì họ đã vượt

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 83 - 126)