Sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 68 - 126)

Trước sức ép về thức ăn, chỗ ở…, người nguyên thủy dường như chưa có nhiều điều kiện để sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần. Dù vậy, ở một mức độ nào đó, thần thoai các dân tộc thiểu số đã bước đầu ghi lại những sáng tạo văn hóa tinh thần. Dân tộc Mường ghi lại sự sáng tạo văn hóa tinh thần của mình qua thần thoại Núi Ả Còm:

Nước lũ ngập khắp nơi, người Mường đang phải đối diện với tử thần bỗng đâu có tiếng hát của thần Dạ Dần:

Lụt lội trời làm gay gắt Ai có trống đánh trống

Ai có chiêng dậy đánh chiêng ………..

Tay trút bỏ cầm ống cắt Tay phải hạ cầm ống kê

[33; tr. 349]

Tiếng hát đó đã giúp mọi người lấy lại tinh thần, họ hành động như lời thần bảo. Nước rút. Dân làng thoát nạn và còn học được nghề dệt. Người Mường cho rằng chính mẹ Dạ Dần đã dạy họ hát và dạy họ thêu thùa…những bài hát ấy đã trở thành tài sản chung của người Mường và đó chính là những bài ca dao thủa sơ khai còn truyền lại.

Thần thoại Pôư Naga của người Chăm có nữ thần Pôư Naga hoặc là Thiên Ya Na là nữ thần văn hóa, dạy dân cày cấy.

Những giá trị văn hóa tinh thần quan trọng nhất trong mỗi cộng đồng là những tri thức kinh nghiệm, những lời giáo huấn về đạo đức, lối sống. Kei

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kamao trong thần thoại cùng tên của người Ra Glai, dạy con cháu "làm lễ cúng thần Yak Sri (tức thần Lúa hay thần Ngũ cốc) cúng gọi tên ta và tên bà Kuek Bia với tên hiệu là Maok Padak Palei, Kei Padak Nagar hay là Po Halau Aia, Nai Bia Banan, con cháu không được bỏ lệ ông bà tổ tiên để lại. Con người bệnh tật già cả sẽ chết, khi đó con cháu phải khóc lóc làm lễ cúng giỗ mười ngày, ba mươi ngày và một năm" [25; tr. 344].

Có thể nói rằng những lời răn dạy của Kei Kamao là những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng quan trọng của người Ra Glai, nhiều giá trị tinh thần ấy vẫn còn có ý nghĩa lớn với cộng đồng này hiện nay.

Việc sáng tạo âm nhạc được ghi lại qua thần thoại Sáng lập vũ trụ của người Gia Rai. "Bung lấy một bầu đất màu mỡ cùng bảy gùi đất khô khan ở cõi U Minh đưa lên. Đất màu mỡ sinh lúa gạo, đất khô khan chỉ là đất. Các vị thần do Bung đưa lên trời, hiệp cùng Bung làm ra mặt trời, mặt trăng, sao. Họ còn làm ra nhạc ngựa, chuông trâu cùng tất cả những gì có âm điệu" [33; tr. 455, 456].

Chi tiết "làm ra nhạc ngựa, chuông trâu cùng tất cả những gì có âm điệu" trong thần thoại Sáng lập vũ trụ giúp chúng ta có thể giải mã được những sáng tạo phong phú của người Gia Rai. Đối với nhiều dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, âm nhạc là một phần vô cùng quan trọng trong đời sống của họ.

Hình ảnh Kei Kamao của dân tộc Ra Glai tập trung trong đó nhiều sáng tạo về văn hóa của con người. Kei Kamao đã sáng tạo ra cách tính ngày tháng để dạy cho con cháu "Tính ngày, thì tính từ ngày chủ nhật đến ngày thứ bảy. Ba mươi ngày là một tháng. Năm thì tính từ tháng một đến tháng mười hai. Tháng mười một gọi là bulan puis, tháng mười hai gọi là bulan mak" [25; 346]. Người anh hùng được người Ra Glai ví như thần thánh đó còn truyền lại cho dân bản bài cúng thần Lúa, thần Bắp…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3. Hình tƣợng thần biểu hiện khát vọng vƣơn lên của các cộng đồng, dân tộc

2.3.1 Khát vọng chinh phục thiên nhiên

Khi tách mình khỏi thiên nhiên hoang dã, con người phải đối diện với biết bao gian khó. Con người không có một sức vóc mạnh mẽ, không còn bộ lông dày…, họ phải đối diện với biết bao khắc nghiệt từ thiên nhiên: mưa, nắng, gió bão…Thức ăn từ thiên nhiên ngày càng khan hiếm, con người phải tìm kiếm thức ăn theo cách của mình. Quá trình sản xuất của con người chịu bao khắc nghiệt, họ tìm cách lí giải rồi tiến tới chinh phục các hiện tượng thiên nhiên. Đa số các dân tộc thiểu số đều có những thần thoại ghi lại quá trình chinh phục thiên nhiên.

2.3.1.1 Chinh phục bầu trời (thiên nhiên theo chiều cao)

Mặt trời, mặt trăng là những hình ảnh quen thuộc, biểu hiện sức mạnh bí ẩn của tự nhiên. Nhiều dân tộc xa xưa cho rằng ban đầu thế gian có rất nhiều mặt trời, mặt trời thiêu đốt nhân gian, nhờ sức mạnh thần thánh bắn hạ mặt trời mà trái đất có được sự mát mẻ như ngày nay. Thần thoại Thế giới

của Then (Phén đin Then) của người Thái kể lại rằng xưa kia có 12 mặt trời

và 10 mặt trăng, sao thì nhiều đến nỗi không ai đếm được. Mặt đất bị hun nóng, vạn vật chết khô, chết héo. Con người kéo nhau lên kiện Then (Trời), Then cho chó sói ăn 11 mặt trời, cho ếch ăn 9 mặt trăng, từ đó mặt đất mới mát mẻ, vạn vật mới sinh sôi nảy nở.

Sự kiện 11 mặt trời và chín mặt trăng được loại bỏ có sự tham gia của cả thần và người đã cho ta thấy vai trò ngày càng lớn của con người, thế giới thần và thế giới người có một mối liên hệ cụ thể. Con người đã phần nào điều chỉnh được thiên nhiên theo ý muốn của mình.

Cùng nằm trong motip bắn hạ mặt trời, Tang ca Kruôz cê của người H' Mông, cho rằng vũ trụ ban đầu có tới chín mặt trời và tám mặt trăng khiến cho:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chiếu cõi trần gian khô nẻ tận đến đất đen Chiếu cõi trần thế khô nứt tận dưới đất vàng Cỏ cây hoa lá trụi hết mầm

Cỏ cây hoa lá thối hết rễ.

Lúc đó có cặp trai gái Giàng Dự và Giàng Dua đã chống trời, đập vỡ cánh cửa nhà trời, chặt cây cổ thụ vườn trời, làm nỏ bắn mặt trời, mặt trăng tìm lại sự sống cho muôn loài:

Mặt trời thò ra chín cái bắn tất Mặt trăng thò ra tám cái bắn hết

[25; tr. 146]

Sau đó chỉ còn lại một đôi mặt trời và mặt trăng. Nhờ gà trống đi gọi, mặt trăng và mặt trời mới về chiếu sáng nhân gian.

Hình ảnh Che Pé A Lòng trong Sự hình thành trái đất và muôn loài có thể coi là một vị thần của người Hà Nhì. Sau khi tạo ra vạn vật, Che Pé A Lòng nặn ra ba mặt trời, ba mặt trăng úp vào ngực rồi hà hơi thả lên không trung. Thế gian bị thiêu nóng, vạn vật không chịu được. A Lòng bèn chặt cây to làm cung tên bắn hạ chỉ còn một mặt trăng và một mặt trời như ngày nay. Hành động đó chứa đựng những yếu tố thần thoại nhưng đằng sau những yếu tố đó là khát vọng làm chủ thiên nhiên, biến cải thiên nhiên theo ý định của mình.

Hành động bắn hạ mặt trời, mặt trăng còn có thể bắt gặp trong nhiều thần thoai khác nữa. Đó là hai anh em Giàng Li Dua, Giàng Li Dử trong tang

ca Kruôz cê của người H' Mông; chàng trai với tài năng và hành động thần

thánh trong "Mười hai ông mặt trời của người Mảng…

Từ khi con người đối diện với thiên nhiên, nhất là từ khi biết đặt tên cho các hiện tượng tự nhiên, người ta đã có nhu cầu lí giải cặn kẽ nó. Bên cạnh mặt trời, mặt trăng, bầu trời còn đầy sấm chớp, mưa giông, các hiện tượng đó, con người đã lí giải và chinh phục theo cách của riêng họ. Thần Sét

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

luôn được tưởng tượng với diện mạo dữ dằn, vũ khí là cây búa sáng chói. Trong truyện Lưỡi búa của thần Sét của người Xê Đăng, hình ảnh thần Sét bị khuất phục trước trí thông minh của một em bé "Thần Sét vừa đặt chân xuống cửa hang thì liền bị mắc vào bẫy của Y Reng. Loay hoay gỡ mãi không được, lại bị cần bẫy siết đau quá nên thần Sét kêu la ầm ĩ. Đợi đến lúc ấy, Y Reng mới ở trong hang chạy ra. Trông thấy Y Reng, thần Sét gầm lên, toan vung búa đánh nhưng bị vướng chân nên đành chịu…" [33; tr. 503].

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, thần Sét, theo quan điểm của người Xê Đăng, cũng chỉ là một người bình thường nếu không còn vũ khí, ở đây chúng ta có thể nhận thấy sự giao thoa mạnh mẽ giữa người và thần, chứng tỏ con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về các hiện tượng tự thiên. Để chinh phục được thiên nhiên, người xưa dùng thủ pháp phóng đại các hình tượng thần, do đó hình tượng các thần luôn được mô tả với dáng thế kì vĩ, sánh với tầm vóc vũ trụ. Nói như học giả Nguyễn Đổng Chi trong Lược khảo

về thần thoại Việt Nam "Trong tâm trí của họ (người nguyên thủy), thần đã là

một hiện tượng siêu việt khác thường. Nhưng hình thể đó không thể không mượn những bộ phận cơ thể của người của vật là những cái có sẵn trong tự nhiên. Trí tưởng tượng của người nguyên thủy vẫn có những giới hạn của nó không thể vượt quá xa tầm mắt của họ được.

Có thể là trong lúc chiêm bao họ thấy được nhiều sự vật kì quái. Họ cho đó là thần đã biểu hiện ra với những trạng mạo như thế. Sau khi tỉnh rồi, trong óc họ vẫn còn lưu lại những hình ảnh kì dị, kinh khủng. Cũng có thể là những hóa thạch đời cổ đào được ở dưới đất, những quái thai của người, của vật đẻ ra cung cấp thêm cho nhân vật thần thoại những trạng mạo lạ lùng hơn nữa" [20; tr. 29, 30].

Ý kiến trên của Nguyễn Đổng Chi đã cho chúng ta một lời giải khá lí thú về diện mạo của các thần. Quả thực hình tượng các thần ngoài sự kì vĩ, lớn lao còn có yếu tố kì quái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người thể hiện rõ nét qua câu chuyện Mặt trời và Mặt trăng của dân tộc Lô Lô. Hình ảnh thần Ánh sáng với hành động kì vĩ "thần đứng phắt dậy, đội bầu trời cao lên". Hình ảnh ông Rơ Xí của dân tộc Xê Đăng đứng dậy đội trời lên thể hiện một khát vọng làm chủ không gian vũ trụ rộng lớn, vô tận của con người "Số là có một lần Trời phơi chăn. Cái chăn Trời lớn rộng quá, căng ra vẫn có chỗ chùng. Sợ chăn chùng làm lấp mặt đất, ông Rơ Xí phải đứng lên núi lấy lưng đỡ cái chăn ấy" [33; tr. 497].

Ngay từ thủa ban đầu, con người đã tìm cách đo khoảng cách giữa trời và đất. Trong bài Tang ca số 10 (Chuyện kể ở cõi âm), hai người anh hùng Chể Tù và Tù Chể Bu giao cho chẫu chuộc và diều hâu đi đo chiều dài của trời, chiều rộng của đất:

Khi xem đi xem lại chẫu chuộc thấy bầu trời hẹp tí chỉ bằng cái vung chõ Không đủ cho chẫu chuộc thu mình ngồi xếp vào đó

Khi xem đi xem lại chẫu chuộc thấy trần gian trái đất hẹp tí chỉ bằng cái đáy bầu

Không đủ cho chẫu chuộc thu mình ngồi để nấp đầu

..Đôi hắc diều hâu lại bay đi, 33 vỗ cánh lật lên, 33 vỗ cánh lật xuống Tụt hẳn xuống trần gian chính giữa đồng

Có một cây gỗ cành xơ xác, đôi hắc diều hâu bay thẳng vào đậu đó Rồi bay đi xem xét bầu trời và trái đất

Xem bầu trời rộng hơn hay trái đất rộng hơn, bầu trời hẹp hơn hay trái đất hẹp hơn

Sau khi xem xét mới thấy bầu trời rộng ơi là rộng Trái đất cũng rộng ơi là rộng

…Thấy bầu trời có phương trời bằng thẳng đứng …Thấy trái đất có hướng bằng thẳng phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ những khảo sát trên, có thể thấy rằng ước vọng chinh phục bầu trời đã xuất hiện ngay từ khi con người mới ra đời. Khát vọng đó thể hiện dưới nhiều sắc thái khác nhau, có khi là một hành động đầy tính hoang tưởng (chống trời, bắn hạ mặt trời, mặt trăng, bắt thần sét…), có khi là những hành động khá duy vật (đo chiều dài từ trời xuống đất…). Tất cả những điều trên chứng tỏ sức tưởng tượng phong phú và khát vọng cao đẹp của con người. Phải chăng những khát vọng chinh phục bầu trời trong thần thoại là những gợi dẫn để truyền thuyết, cổ tích viết tiếp những ước mơ bay bổng hơn cho con người?

2.3.1.2 Chinh phục thiên nhiên ở mặt đất (thiên nhiên theo chiều rộng)

Quá trình chinh phục mặt đất là một quá trình đầy cam go thử thách. Việc chinh phục bầu trời có vẻ quá sức với con người, hình ảnh thần chinh phục chiều cao xem ra phần nhiều là ảo tưởng, hão huyền. Hành động chinh phục mặt đất mang tính thực tế hơn, nó bắt đầu bằng những việc nhỏ nhặt đến những việc to lớn, phức tạp. Đó là những công việc như khai khẩn đất đai, thuần hóa súc vật cây trồng…tất cả những công việc ấy đều được gửi qua hình tượng các vị thần, các anh hùng.

Hình ảnh ông Rơ Xí hiện lên trong thần thoại của dân tộc Xê Đăng là một vị thần khổng lồ với vóc người to lớn như trái núi, khi ông lấy chân khỏa đi khỏa lại trên mặt đất, liền tạo ra một vùng đồng bằng mênh mông rộng lớn. Khi ông quờ tay tìm cái đánh lửa liền tạo ra các dòng suối…Hình ảnh Rơ Xí chính là sức mạnh lao động bao đời của con người kết tinh lại mà thành, ở đó con người đã thể hiện niềm tự hào về quá trình lao động của mình.

Quá trình khai phá đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống của người Tày thể hiện qua hình tượng cặp anh hùng Báo Luông - Lao Cải (Slao Cải). Bàn tay và khối óc, tinh thần đoàn kết đã giúp cho gia đình người anh hùng này khai phá được những cánh đồng màu mỡ của mảnh đất Cao Bằng: Tổng Quảng, Nà Luông, Nà Mò, Nà Cooc, Thác Tháy, Tả Cáp, Tống Pá, Ảng Giàng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phai Chang… Không chỉ khai phá các cánh đồng, mở rộng địa bàn sinh sống, vợ chồng người anh hùng trên còn tìm ra lửa, biết cách trồng lúa, cách dẫn nước vào ruộng, thuần hóa vật nuôi, làm nhà cửa…Đó chính là quá trình con người làm chủ mặt đất, làm chủ cuộc sống của mình, quá trình con người tạo dựng cuộc sống.

Kei Kamao được người Ra Glai coi như ông tổ, người tạo ra trời đất và muôn loài, người được ví như một vị thần bởi đã có công tạo dựng một cuộc sống bình an, giàu có cho buôn làng. Kei Kamao đã giết các loài quái vật (sâu, rắn, chó rừng, quỉ dữ) giết trộm cướp…, dạy con người trồng cấy, cư xử phải đạo với nhau…Hình ảnh Kei Kamao chính là chủ nhân đích thực của mặt đất, đó chính là quá trình con người thích nghi và chinh phục mặt đất.

Trong thần thoại H’ Mông, Chử Làu là vua Trời, khi vũ trụ còn hỗn mang mờ mịt, Chử Làu đã gọi ông Chày bà Chày để tạo ra trời đất. Hai ông bà Chày vâng lời Chử Làu, ông Chày tạo ra bầu trời và bà Chày tạo ra trần gian. Thấy bầu trời vòm thì hẹp mà mặt đất bằng phẳng và rộng nên ông bà Chày bèn nắn mặt đất hẹp lại cho khớp với bầu trời. Do vậy mặt đất bị nhăn nhúm, lồi lõm. Chỗ trồi lên thì thành đồi, chỗ lún xuống thành thung lũng, biển hồ. Diện mạo tự nhiên của mặt đất được khoác lên mình sức sáng tạo thần thánh cho thấy khát vọng biến cải tự nhiên của con người.

Thần thoại Che Pé A Lòng của người Hà Nhì phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên. Thần Che Pé A Lòng chui ra từ lòng đất : "Một hôm ở vùng đất sống nứt ra một vệt dài. Từ lòng đất chui ra một người, đó là Che Pé A Lòng". Hành động của thần Che Pé A Lòng vô cùng kì vĩ : "A Lòng liền

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 68 - 126)