Biểu hiện hình thức hôn nhân

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 85 - 87)

Một điều mà các nhà nhân chủng học đã chứng minh là con người xưa kia theo chế độ quần hôn và hôn nhân cận huyết. Sử thi không chỉ là nghệ thuật mà nó còn là lịch sử, một lịch sử được phủ bởi huyền thoại. Cũng giống như nhiều loại thể khác của văn học dân gian, đối tượng phản ánh của sử thi là kí ức, có thể là những điều tự hào của cộng đồng, có khi là những sự kiện đặc biệt khó lí giải. Vấn đề hôn nhân cận huyết có thể coi là vấn đề khó nói, khó lí giải. Có rất nhiều dân tộc đã phản ánh vấn đề hôn nhân cận huyết qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thần thoại. Có thể coi đó là những motip phổ biến, biểu hiện sự giao thoa văn hóa, sự giống nhau về hoàn cảnh ra đời của thần thoại.

Khảo sát thần thoại của các dân tộc thiểu số Việt Nam, ta có thể thấy cách lí giải về nguồn gốc loài người khá lí thú. Motip về sự tái sinh của con người sau trận lụt, ta dễ gặp ở nhiều dân tộc. Từ trận lụt ấy, hai anh em (hoặc chị em) lấy nhau và sinh ra trứng hoặc bầu bí, từ bọc trứng hoặc bầu bí ấy mà sinh ra các tộc người.

Sự kiện đại hồng thủy dẫn tới việc anh em lấy nhau để duy trì nòi giống đã giúp chúng ta ngày nay nhìn nhận vấn đề hôn nhân theo nhiều khía cạnh nhưng không thể phủ nhận rằng điều đó phản ánh kiểu hôn nhân cận huyết cũng như chế độ quần hôn. Người xưa đã tìm cách lí giải vấn đề hôn nhân cận huyết theo một cách rất riêng. Việc hai anh em hoặc hai chị em lấy nhau thường thông qua lời phán truyền của thần thánh (dân tộc Lô Lô, Mảng…) hoặc hai người làm phép thử (lăn cối đá theo hai hướng mà chúng lại lăn chồng lên nhau; …). Sau khi làm phép thử, người xưa cho rằng đây là ý nguyện của thần thánh, do đó họ lấy nhau. Tuy nhiên, hôn nhân cận huyết cũng đã để lại những di chứng cho các thế hệ hậu sinh, những di chứng ấy lại tiếp tục được phủ lên một tấm áo thần thoại, khiến cho chúng ta ngày nay khó có thể tiếp cận và nhìn nhận một cách chính xác. Phải chăng hình ảnh cục thịt, bầu bí, trứng…chính là những quái thai do hôn nhân cận huyết?

Trong thần thoại Sáng tạo loài người của người Lô Lô, Thượng đế lấy thứ đất tinh túy để nặn ra con người. Hai người đầu tiên muốn lấy nhau nhưng vì là anh em (do Thượng đế tạo ra) nên không thể tự nhiên mà lấy nhau. Hai người đứng trên đỉnh núi lăn hai hòn đá, đá chồng lên nhau. Họ tung hai chiếc giầy, hai chiếc rơi xuống dính vào nhau. Hai người cho đó là ý nguyện của thần thánh, muốn họ lấy nhau để duy trì nòi giống, do đó họ kết đôi mà sinh ra quả bầu, quả bầu sinh ra các tộc người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong sử thi thần thoại Ẳm ệt luông của người Thái, các thần kết đôi với nhau mà sinh sôi nảy nở: Tạo Ính - Nàng On sinh ra trời đất, mây gió; ông Chu Cúm - bà Chu Cúm kết đôi mà tạo ra bầu trời, mặt đất; anh em Ẳm - Ý lấy nhau mà sinh ra các dân tộc…Có thể nhận thấy ở sử thi thần thoại này một tư duy khá logic, đặc biệt là tư duy về hôn nhân, đôi lứa gắn kết mà tạo ra sự sinh sôi, phát triển.

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 85 - 87)