Khát vọng về cuộc sống no đủ

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 79 - 80)

Ngoài câu hỏi muôn đời "Ta là ai? Ta từ đâu tới?..." Con người còn nhiều câu hỏi muôn thủa: làm thế nào để cuộc sống giàu có và no đủ? Làm thế nào để có cuộc sống bất tử?..Những câu hỏi ấy khiến con người không bao giờ hết mơ ước.

Mơ ước về một cuộc sống yên lành thể hiện rất rõ qua thần thoại Nữ

thần Đăng Giai của dân tộc Xê Đăng. Thần Đăng Giai là vợ của thần My

Kây. Động lòng trước nhân đức của vị vua và cũng muốn xuống trần gian để diệt trừ yêu quái, nữ thần đã đầu thai làm con của vị vua xứ nọ. Chim hung thần xuất hiện, thần Đăng Giai (lúc này là hiện thân công chúa) đã giết chết con ác điểu, đem lại cuộc sống yên lành cho buôn làng. Hình ảnh nữ thần Đăng Giai trong thần thoại trên có những nét tương đồng với những nhân vật trong các truyện cổ tích thần kì. Có thể thần thoại trên ra đời tương đối muộn nên có điểm gần với cổ tích hoặc chính cổ tích đã kế thừa những nội dung tư tưởng trong thần thoại để phát triển những tư tưởng đó theo cách riêng của mình. Dù sao, khát vọng về một cuộc sống hòa bình đã mang đến cho hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tượng các thần nói riêng và thần thoại nói chung những tư tưởng giàu chất nhân văn.

Khát vọng về một cuộc sống giàu có, hòa bình còn được thể hiện rõ nét hơn trong nhiều thần thoại của dân tộc Mường. Hình ảnh cây Chu đồng với "hoa sinh cá, lá sinh ra cơm" là chi tiết thật đặc biệt thể hiện khát vọng về một cuộc sống no đủ.

Thần thoại Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài của người Khơ Me thể hiện khá rõ nét khát vọng, mơ ước một cuộc sống no đủ. Sau khi sáng tạo vũ trụ, thần Ma ha Pờ Rum "thấy quả đất trơ trụi quá bèn làm phép cho cây cối mọc đầy mặt đất và muôn loài động vật khác chạy nhảy tung tăng khắp nơi. Thần thấy cỏ cây xanh tươi lấy làm vừa lòng, thấy muôn thú tung tăng lấy làm vừa ý. Nhưng rồi thần lại nghĩ phải cho loài người thêm cái ăn nên làm phép cho lúa "sờ râu phân sa li" mọc xen kẽ với cây cỏ khắp nơi. Lúa "sờ râu phân sa li" kết hạt to như quả dừa, ăn rất ngon mà không phải nấu nướng gì cả" [33; 473].

Hình ảnh hạt lúa to, tự bò về nhà, chúng ta còn có thể bắt gặp trong thần thoại của các dân tộc Gia Rai, Mơ Nông, Mạ…, điều đó thể hiện khát vọng về một cuộc sống no đủ luôn cháy bỏng trong suy nghĩ của con người thời cổ.

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 79 - 80)