Hình tượng thần gắn với việc sáng tạo những giá trị văn hóa vật chất

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 61 - 68)

Một phẩm chất đặc biệt của con người là khả năng sáng tạo trong cuộc sống. Con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, thích ứng với thiên nhiên và sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất phong phú. Ban đầu con người còn ít ỏi, họ có thể dựa vào những sản phẩm của tự nhiên để sinh tồn. Nhưng con người dần đông đúc, thức ăn có trong tự nhiên ngày càng vơi cạn, việc kiếm đủ miếng ăn là vô cùng gian khó. Hơn nữa, thiên nhiên luôn thay đổi, khiến việc kiếm ăn của con người không phải lúc nào cũng theo như ý muốn. Từ những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vấn đề trên, con người buộc phải sáng tạo ra các công cụ lao động làm cho năng suất lao động ngày càng tăng, thuần hóa vật nuôi để phục vụ cho sản xuất, làm thức ăn dự trữ. Thần thoại đã phản ánh quá trình con người sáng tạo ra các công cụ lao động, thuần hóa gia súc…

2.2.1.1 Những sáng tạo trong lao động nông nghiệp

Việc phát minh ra nông cụ giúp sản xuất đạt năng suất cao đã được thực hiện từ xa xưa. Người xưa cho rằng chính thần thánh đã giúp con người tạo ra nông cụ. Thần thoại của nhiều dân tộc đã phản ánh quá trình sáng tạo những nông cụ: cày, bừa…Thần thoại Đời sống buổi đầu của người Gia Rai có hình ảnh Trời xuất hiện - "xuống đất dạy cho tổ tiên loài người làm mác, rìu, dao, nỏ…đủ thứ đồ dùng…Trời sắp đặt các ngôi sao thành hình cho người ta nhìn thấy mà bắt chước theo" [33; tr. 469] - phản ánh quá trình sáng tạo nông cụ của con người. Việc sáng tạo ấy của loài người được thần thánh hóa, giúp cho những vật dụng trở nên thiêng liêng. Hình ảnh Báo Luông - Slao Cải trong thần thoại Phú Lương Quân của người Tày đã trở thành biểu tượng về sức sáng tạo của con người trong lĩnh vực nông nghiệp. Hành động Báo Luông dùng cây vót nhọn chọc lỗ, tra hạt cho thấy cách thức lao động sơ khai của con người và cách lao động ấy hiện còn hiện hữu trong một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên. Quá trình lao động thúc đẩy người anh hùng tìm cách thuần hóa trâu bò, dùng gỗ làm cày để cày đất. Không chỉ cày đất, Báo Luông còn nghĩ ra chiếc bừa để làm cho đất nhỏ, dễ canh tác. Những đồ dùng trong nhà (cối giã gạo, chảo nấu thức ăn… ), tiếp tục được sáng tạo và đó là những những phát hiện mang tính bước ngoặt trong sinh hoạt (nướng, nấu chín thức ăn…).

Không chỉ sáng tạo ra hệ thống nông cụ, người xưa đã biết tạo ra hệ thống thủy lợi giúp cho công việc sản xuất gặp nhiều thuận lợi, không phải phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Trở lại với hình tượng Báo Luông trong thần thoại Phú Lương Quân của dân tộc Tày, người anh hùng đã tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

"đắp suối để cho nước chảy vào ruộng". Có thể nói đây là hình thức làm thủy lợi sơ khai nhưng rất đặc thù và hiệu quả của người Tày. Ngay cả cho đến ngày nay, ở nhiều vùng, người Tày vẫn lợi dụng các phai (đập) để dâng nước lên các chân ruộng giúp cho canh tác gặp nhiều thuận lợi. Còn trong Xa nhà ca của người Hà Nhì, bà Na Ché Ché Hưu là người đã ý thức tới việc làm thủy lợi và truyền dạy cho con cháu cách sử dụng nước trong sản xuất:

Bà đi làm ruộng xa

Bà đi khơi nước mương cao trở về

[25; tr. 220]

Hành động của Báo Luông, của bà Na Ché Ché Hưu cho ta thấy nhận thức và hành động mang đầy sức sáng tạo của con người trong lao động sản xuất và chúng đặc thù hơn cho cách sản xuất của những tộc người thiểu số khi họ lao động ở những thửa ruộng cao, việc đưa nước vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Quá trình làm thủy lợi như thế đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử sản xuất của con người.

Thức ăn trong tự nhiên cạn dần, con người tìm cách thuần dưỡng vật nuôi, cây trồng. Hình ảnh các vị thần, các anh hùng tìm cách dạy dân thuần hóa vật nuôi, cây trồng tạo nên vẻ đẹp cho nhiều thần thoại. Chúng ta bắt gặp một cặp vợ chồng Báo Luông - Slao Cải trong thần thoại Phú Lương Quân của người Tày đã biết chia số lượng người trong gia đình thành hai nhóm, một nhóm chuyên săn bắn, một nhóm chuyên làm ruộng. Gia đình họ đã biết trồng lúa, làm đất, gieo mạ. Đặc biệt họ đã thuần hóa trâu bò, voi rừng phục vụ sản xuất ("tìm cách bắt sống lấy mươi voi, mươi trâu, mươi bò tót đem về nuôi dạy chúng kéo cày, kéo bừa"). Ngoài ra gia đình họ đã "rình bắt lấy đàn gà gô và gà lôi đem về nuôi ở một quả núi nhỏ,…vào rừng bắt vịt trời, ngỗng trời về nuôi, bắt một đàn lợn cỏ đem về nuôi, trồng rau lang để chăn lợn, bắt vài con chó rừng đem về nuôi…" [33; tr. 517]. Trong Đẻ đất đẻ người của dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mạ, xuất hiện hình ảnh các thần: thần K'

Bung cùng vượn già Đồ Glê trồng chuối, cây cối tạo ra rừng; nữ thần lửa hiện hình qua hai con chim nhỏ đậu trên cây đa và dây leo, phân chim rơi xuống gốc cây thành những hạt lúa đầu tiên. Từ đây có thể thấy một vấn đề, đó là trong thần thoại của các tộc người, hình tượng thần có thể khác nhau về tên gọi nhưng hành động sáng tạo là tương đối thống nhất. Việc sáng tạo ra giá trị gì hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và địa bàn sinh sống của từng dân tộc. Có những vật dụng, cây trồng phù hợp với dân tộc này nhưng lại không phù hợp với dân tộc khác, do đó trong thần thoại của từng dân tộc, những sáng tạo riêng được thể hiện qua hình tượng thần.

Như vậy việc phản ánh quá trình sáng tạo những giá trị văn hóa của người xưa được thực hiện qua lăng kính thần thoại, qua độ lùi thời gian. Việc thần thánh hóa những yếu tố văn hóa vật chất thể hiện ý thức đánh giá cao những sáng tạo của loài người vì người nguyên thủy cho rằng chỉ có thần thánh mới làm được những công việc kì vĩ. Con người đã trở thành thần thánh, thành trung tâm của thế giới. Ý thức thần thánh hóa những sáng tạo vật chất cũng thể hiện thái độ trân trọng lịch sử của người xưa. Tất nhiên trong việc thần thánh hóa ấy, còn có một lí do nữa là họ không tìm hiểu được nguồn gốc các sự kiện sáng tạo văn hóa của cha ông, do đó họ khoác lên các giá trị văn hóa một tấm áo thần thoại (các hình tượng thần với chức năng sáng tạo).

2.2.1.2. Những sáng tạo trong săn bắn

Thức ăn không dễ kiếm khi con người ngày càng đông đúc. Người ta không thể dễ dàng hái lượm hoặc bắt được các con vật. Việc sáng tạo ra vật dụng để săn bắt động vật đã giúp con người có thể giải quyết vấn đề miếng ăn trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình sáng tạo ra vật dụng săn bắn không hề dễ dàng và để ghi lại công việc sáng tạo ấy, người ta lấy hình ảnh các vị thần làm cơ sở. Hành động làm cung tên bắn mặt trời của người khổng lồ Che Pé

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

A Lòng trong thần thoại của người Hà Nhì và chàng trai trong thần thoại

Mười hai ông mặt trời của dân tộc Mảng đã phần nào lí giải cách sử dụng

cung tên của người xưa. Thần thoại của người Cơ Ho và người Mạ ở Lâm Đồng kể lại rằng thần K'

Bung đã dạy người Mạ cách đốn gỗ và chọn gỗ cẩm lai làm nỏ. Những hành động ấy cũng chứng tỏ con người đã biết chế tạo và sử dụng cung tên để săn bắn thú rừng, góp phần cải thiện cuộc sống của mình.

2.2.1.3. Sáng tạo trong thủ công nghiệp

Các nghề thủ công có quá trình ra đời từ xa xưa, việc ra đời các nghề cũng được người xưa gắn với công trạng của các vị thần. Đó là các nghề rèn, dệt, đan lát, thêu thùa, may vá…

Dân tộc Mường có nhiều nghề thủ công rất phát triển. Ngay từ xa xưa, người Mường đã biết dệt những bộ trang phục cho riêng mình. Sự sáng tạo của con người đã được thần thánh hóa trong nhiều thần thoại. Sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước lí giải các họa tiết hoa văn trên trang phục người Mường là do họ bắt chước tấm da của con cọp Mông - Ti - Vi - Tượng - Vượng mà dệt nên. Còn nghề dệt của họ là do nữ thần Dạ Dần phái con gái xuống dạy cho dân bản (Núi Ả Còm).

Thần thoại của dân tộc Srê ghi lại công trạng sáng tạo các đồ dùng thủ công của con người "Thần Sọt Đen và các thần truyền lệnh cho cây cỏ dạy nghề đan lát cho con người. Tre dạy cho con người cách thức chẻ lạt, đan gùi và giỏ. Cỏ lát thì dạy cách làm chiếu…chim chích chòe dạy cách đan lát, kéo từng sợi lát, bao nhiêu sợi trên bao nhiêu sợi dưới. Cây mây dạy cho người cách buộc..Chòm sao Côn Hang do Sọt Đen bố trí hình cái nia, dạy cho người cách thức đan cái nia" [33; tr. 493].

Người Ra Glai gửi những sáng tạo của mình qua hình ảnh người anh hùng Kei Kamao. Kei Kamao dạy cho con người "Hãy chặt lồ ô vót nan, đan gùi để dùng, làm rổ, làm nong để đựng lúa, bắp, rèn cây mí để đâm lỗ trỉa lúa, bắp. Làm cây nỏ để bắn thú, cá, chim" [25; tr. 342].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những khảo sát tư liệu cho chúng ta một nhận định chắc chắn rằng nghề thủ công nghiệp đã ra đời từ lâu và có vị trí quan trọng trong đời sống con người. Quá trình sáng tạo các đồ dùng thủ công ấy không phải ngày một ngày hai, cũng không thể do một vài cá nhân tạo nên mà phải trải qua lịch sử lâu dài và do những thế hệ kế tiếp nhau bồi đắp, cải biến, sáng tạo.

2.2.1.4. Sáng tạo trong kiến trúc

Các hang đá không còn đủ lớn và không còn an toàn cho loài người. Việc chống lại thú dữ, thiên nhiên khắc nghiệt (đặc biệt là ở các vùng núi) đã đặt con người trước một thử thách, làm sao cho mình có một nơi ở phù hợp chống lại thiên nhiên khắc nghiệt và thú dữ. Con người bắt chước thiên nhiên để làm ra nhà cửa. Ghi lại sáng tạo trong kiến trúc nhà ở. Chúng ta bắt gặp thần thoại Nhà ở của dân tộc Srê. Công việc dựng nhà do thần Ndu và thần Bung giúp sức mà thành. Thần Ndu giúp cho lá cây mơhi không thấm nước để người dùng nó mà lợp mái nhà. Thần Bung "cho người ta tất cả những cây to trên rừng, đủ các thứ gỗ cần thiết để xây cất. Bung còn dạy người ta cách đục gỗ bằng cái khoan để chắp nối gỗ với nhau" [33; tr. 488]. Ngày nay rất khó để dựng lại một cách chính xác ngôi nhà ban đầu của loài người nhưng có một điều chắc chắn rằng ngôi nhà mà chúng ta đang ở đã có sự kế thừa phần nào đó từ chính ngôi nhà ban đầu. Hình ảnh các thần trợ giúp con người làm nhà cửa đã cho chúng ta một khẳng định chắc chắn là chính con người đã thần thánh hóa sáng tạo của mình, đó cũng là một cách lưu truyền lịch sử, văn hóa độc đáo và cách lưu truyền này trở thành phổ biến trong văn học, văn hóa dân gian.

Cấu trúc nhà ở truyền thống của người Mường là kiểu nhà sàn có 4 cột, mái nhà hình khum như hình con rùa. Đó là do người anh hùng Lang Đa Cần mô phỏng hình con rùa mà làm thành. Gỗ trở thành vật liệu quen thuộc trong xây cất. Việc tìm những cây gỗ to, quí làm nhà cửa, cung điện được ghi lại trong Đẻ đất đẻ nước. Hình ảnh cây Chu Đồng bị đốn hạ làm cung điện cho ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy suy nghĩ và cách làm nhà cửa của người Mường xưa. Đây là nếp nghĩ và hành động phổ biến đối với nhiều dân tộc thời đó. Ngày nay cho dù có nhiều vật liệu thay thế gỗ nhưng gỗ vẫn là một nguyên vật liệu không thể thiếu trong các công trình kiến trúc của nhân loại. Ngày nay có biết bao kiểu nhà mới lạ nhưng những ngôi nhà cổ của người Mường vẫn tiếp tục được dựng lên, chứng tỏ tư duy thần thoại ăn sâu vào tiềm thức con người, tạo nên dấu ấn văn hóa vô cùng đặc sắc.

Thần thoại Thế giới của Then của người Thái có nhiều chi tiết phản ánh quá trình xây dựng nhà cửa. Then dạy muôn vật cách làm nhà. Then giao cho mỗi con vật một nhiệm vụ, riêng con người tinh khôn, quan sát công việc của các con vật mà tạo ra được ngôi nhà của mình. Mái nhà của người Thái Đen khum khum như hình con rùa do con người nghe theo lời mách bảo của rùa. Còn mái hồi của người Thái Trắng lại bằng như mai con cua do cua mách cho con người làm theo hình dáng chiếc mai của mình.

Thần K'

Bung là một trong những vị thần vô cùng quan trọng với dân tộc Mạ. Không những sáng tạo ra các giống vật nuôi cây trồng, K'

Bung còn "bày cho người biết cách chặt cây gỗ, cắt lá tranh cất ngôi nhà sàn" [33; tr. 372]. Từ đó người Mạ biết làm và ở nhà sàn.

Hình tượng thần (K'

Bung - dân tộc Mạ, Thần Bung và Nđu - dân tộc Srê) và hình tượng người anh hùng thần thoại (Lang Đa Cần) đã thể hiện những dấu ấn đặc trưng của từng dân tộc trong việc dựng nhà cửa. Mỗi dân tộc có thể có kiểu nhà khác nhau nhưng vật liệu ban đầu để xây cất ngôi nhà là tương đối giống nhau, điều đó cho ta thấy ý thức thần thoại mang tính nhân loại chứ không đơn thuần là tính dân tộc.

Bên cạnh những sáng tạo về nhà cửa, một số thần thoại của các dân tộc thiểu số còn phản ánh việc sáng tạo những chiếc thuyền giúp đi lại và vận chuyển hàng hóa trên sông nước. Điều này góp phần khẳng định sức sáng tạo của nhân dân lao động nói chung và nhân dân các dân tộc thiểu số nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong kho tàng thần thoại của các dân tộc thiểu số, nhiều vị thần là ông tổ của các ngành nghề, họ có mặt ở khắp mọi nơi, dạy dân trồng cấy, làm nghề thủ công, làm nhà cửa, sáng tạo những nghề mới…, điều đó thể hiện tư duy năng động cùng khát vọng sáng tạo không ngừng của con người.

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 61 - 68)