Khát vọng về cuộc sống bất tử

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 80 - 126)

Ngay từ khi có mặt trên thế gian, con người đã luôn mơ ước mình sẽ có cuộc sống bất tử, thần thoại của nhiều dân tộc thiểu số cho rằng xưa kia con người không bao giờ chết, con người cũng như con rắn lột xác là có đời sống trẻ lại.

Ông Trời trong thần thoại Đất mẹ Na Ma À Mé của dân tộc Hà Nhì cho con người "được sống mãi không bao giờ chết, trừ khi quá già yếu không còn muốn sống nữa". Hình ảnh ông Trời - người giữ quyền hành sinh sát vạn vật cho phép con người sống mãi khẳng định mơ ước về cuộc sống bất tử của con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thần thoại Giếng trường sinh của người Srê đề cập đến một khía cạnh khác trong mơ ước về cuộc sống bất tử. Thần Nđu thương hại con người vì lười biếng, tham lam đã làm mất hết phép thần buổi ban đầu, thần Nđu muốn lần nữa cho con người có phép thuật. Thần ngồi dưới một giếng lạnh, thấy ai đi qua là thần kêu người đó xuống tắm. Thần bảo "các ngươi hãy xuống giếng này mà tắm thì sẽ được trường sinh bất tử, đến lúc già sẽ cải lão hoàn đồng, trẻ mãi không bao giờ phải chết". Vì nước giếng sâu và lạnh, những người đi qua chỉ dám "nhúng đầu ngón tay, đầu ngón chân xuống nước giếng lạnh, lấy tay vuốt đầu tóc và uống một ngụm nước thôi. Vì thế mà tới ngày nay răng người mọc hai lần, móng chân móng tay và tóc thì cứ mọc mãi" [33; tr. 485].

Câu chuyện trên vừa là cách nhìn nhận thơ ngây về vấn đề sinh lí của con người, vừa gửi trong đó ước muốn cháy bỏng về một cuộc sống trường sinh, bất tử.

Thế giới thần thoại đặc thù bởi những yếu tố thần linh, kì lạ, hoang đường. Dường như thần thoại của dân tộc nào cũng xây dựng một thế giới thần tiên lung linh sắc màu. Thế giới ấy đối lập với thế giới trần gian ở rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố bất tử và quyền lực của thần tiên là yếu tố quan trọng nhất. Thần tiên không bao giờ chết, con người luôn mơ ước được thần tiên giúp đỡ hoặc bay lên trời để được sống với thần tiên, đó chính là ước vọng đã giúp cho con người tưởng tượng ra một thế giới bất tử. Hình ảnh ông Trời - một vị thần đặc biệt - đã trở thành một ý niệm ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân bao đời nay. Ngay cả trong thời hiện đại, ông trời vẫn có sức ám ảnh ghê gớm. Và đặc biệt mơ ước bất tử, mơ ước về một loại thuốc kéo dài tuổi thọ vẫn canh cánh theo đuổi con người. Mơ ước ấy giúp cho con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo.

2.4. Hình tƣợng thần biểu hiện tập tục của các dân tộc

2.4.1 Tập tục sản xuất

Hoạt động sản xuất của con người dần được đúc kết để trở thành tri thức mang tính kinh nghiệm. Những kinh nghiệm liên quan đến sản xuất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp, ứng xử, quan hệ gia đình…, được tìm thấy nhiều trong thần thoại. Tập tục sản xuất lúa nương, nuôi dưỡng trâu bò…, của người Ra Glai được truyền lại từ người anh hùng Kei Kamao (trong thần thoại Kei Kamao). Những thói quen trong sản xuất của người Tày cũng được ghi lại qua thần thoại Phú Lương Quân và người truyền lại cho người Tày những tập tục đó là vợ chồng người anh hùng Báo Luông - Lao Cải.

2.4.2 Tập tục kiêng kị

Cuộc sống với tính đa dạng, phức tạp của nó, cộng đồng cần tới những qui ước, qui định để điều chỉnh cuộc sống. Đó là cơ sở để ra đời những qui tắc, tập tục nhằm duy trì và phát triển cộng đồng. Đó là các qui định về hôn nhân, ứng xử, ma chay, cưới xin…

Tộc người Mạ ở Tây Nguyên có tục kiêng cữ khi trong nhà có người chết. Tập tục đó được hình thành từ lâu đời là do sự chỉ bảo của thần K'

Bung. Vào thời xa xưa, người Mạ còn ngủ chung với người chết, ngủ đến ngày thứ ba thì thấy mùi hôi thối, người Mạ sợ lắm bèn đi hỏi K'

Bung, K' Bung nói với họ : " Người ấy không thích sống với dân làng nữa, nó tìm đến với Yàng rồi, phải cúng lễ đưa hồn nó về với Yàng. K'

Bung còn bày cho người Mạ biết cách kiêng cữ khi trong nhà có người chết. Những tục lệ kiêng cữ của người Mạ ra đời từ đó" [25; tr. 276].

Tập tục trong sinh hoạt của người Ra Glai được thể hiện rõ nét qua thần thoại Kei Kamao. Người Ra Glai coi Kei Kamao như một vị thần, những lời dạy bảo của Kei Kamao đã được tộc người này lưu giữ và trở thành những tập quán quan trọng trong đời sống của họ. Về hôn nhân và ứng xử, Kei Kamao dạy dân bản : "Anh em ruột, một lỗ sinh ra đừng lấy nhau nhé, nếu lấy nhau gọi là loạn luân giữa anh em, cha con. Thần linh sẽ quở phạt, khiến cho hạn hán, nẻ đất, mất làng. Các người hãy lấy chồng lấy vợ ở các làng trên xóm dưới thôi…; con người bệnh tật già cả sẽ chết, khi đó con cháu phải khóc lóc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm lễ cúng giỗ mười ngày, ba mươi ngày và một năm. Các người hãy giữ lấy tục lệ này". Về tập tục đặt tên "con đầu lòng gọi là Kacua, con thứ gọi là Krah, con út gọi là Taluic, còn họ thì gọi theo nơi đất đai, núi rừng mình ở" [25; tr. 385].

Người Tà Ôi truyền lại một tục lệ rất đặc biệt: tục kiêng không ăn thịt chó, không đánh đập chó và khi chó chết thì thương tiếc. Tục lệ này bắt nguồn từ thần thoại Nguồn gốc người Tà Ôi . Chuyện kể lại rằng sau một trận lụt lớn, trên thế gian chỉ còn lại hai anh em và một con chó. Hai anh em không chịu lấy nhau, vì thế loài người không sinh sôi nảy nở được. Một hôm con chó đái vào chỗ nằm của người con gái, người con gái mang thai sinh ra quả bầu mẹ, từ trong quả bầu ấy nhảy ra đôi trai gái, đôi trai gái lấy nhau mà sinh sôi nảy nở ra các dân tộc. Người Tà Ôi cho rằng nhờ có con chó mà người Tà Ôi mới sinh nở đông đúc như bây giờ.

Ở đây ta có thể thấy mối liên hệ gián tiếp giữa con chó với loài người. Hình ảnh con chó đái vào chỗ nằm của người con gái là chi tiết mang tính thần kì, nó như một tín hiệu thần thánh giúp loài người tái sinh sau trận lụt. Ta có thể gặp cấu trúc truyện này ở nhiều dân tộc khác nữa, ở mỗi dân tộc, loài người tái sinh theo cách của riêng mình. Dân tộc Mường là chim Ây cái Ứa đẻ ra trứng rồi sinh ra loài người. Dân tộc Lô Lô là hình ảnh thần cây đa Pọ Đà phán truyền cho hai anh em lấy nhau. Người Phù Lá là ông già thần thánh chỉ bảo hai anh em lấy nhau…Hình ảnh con chó giúp cho người Tà Ôi sinh sôi sau trận lụt đã thể hiện màu sắc đặc thù của dân tộc, nó cũng góp phần lí giải một tập tục hết sức đặc sắc của dân tộc Tà Ôi.

2.4.3 Tập tục nghi lễ

Mỗi dân tộc thường có những thói quen về lễ tết, lễ hội. Trong các dịp lễ tết ấy, không thể thiếu những qui định cụ thể cho ngày lễ ngày hội, nghi lễ đó được truyền qua thời gian trở thành nét văn hóa riêng của tộc người.

Thần thoại Kei Kamao của người Ra Glai ghi lại lời dạy của người anh hùng (được ví như thần thánh). Kei Kamao "hiến sinh một con trâu trắng để tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lễ trời đất thì mới được mưa thuận gió hòa. Lúa, bắp làm ra phải cúng thần, thường gọi là ăn đầu lúa, nếu không Thần Trời, Thần Đất sẽ quở phạt, lễ tục này gọi là "tục bà lưu truyền ông lưu giữ" [25; tr. 392].

Những lời phán truyền trên trở thành những tục lệ bao đời nay của người Ra Glai. Có lẽ dấu ấn lớn nhất cho lời phán truyền này là lễ hội cúng lúa mới của người Ra Glai hiện nay. Trong dịp cúng lúa mới, người Ra Glai thường tổ chức một nghi lễ rất quan trọng, đó là lễ đâm trâu (ngày nay người ta có thể dùng trâu đen). Con trâu trở thành sợi dây kết nối giữa người và thần thánh, là lễ vật hiến sinh cho thần thánh, mong ước một cuộc sống no đủ.

2.5. Hình tƣợng thần biểu hiện trình độ phát triển xã hội của các dân tộc

Khi nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội, Mác đã chỉ ra rằng "Chia thần linh ra cấp trên cấp dưới chính là việc của thời kì chế độ nguyên thủy tan rã" [39; tr. 268]. Chúng ta có thể làm rõ nhận xét trên của Mác khi tìm hiểu, xem xét thần thoại của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

2.5.1 Thế giới thần biểu hiện sự phân chia đẳng cấp

Thần thoại phản ánh lịch sử phát triển của loài người. Buổi sơ khai của loài người, thần chỉ có duy nhất một vị, đó là ông Trời (Việt, Ra Đê…), hay Chử Làu của người Mèo, Chang Lô Cô của người Dao, Then của người Tày và người Thái...Xã hội loài người phát triển dẫn đến sự phân chia đẳng cấp, thế giới thần cũng từ đó mà phân chia. Tuy nhiên sự phân chia này ở mỗi dân tộc có khác nhau ít nhiều.

Câu chuyện Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài của người Khơ Me phản ánh quá trình phân chia quyền lực các vị thần. Đứng đầu các vị thần là thần Ma ha Pờ rum, người có quyền phép ban thức ăn (nấm đầu rắn, cỏ ngọt, lúa…) cho con người dưới trần gian, làm phép cho cây cối mọc đầy mặt đất và muôn loài động vật khác chạy nhảy tung tăng khắp nơi. Thần Ma ha Pờ rum giao cho mỗi thần thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Thần Pờ rặc Inh cai quản muôn loài dưới trần gian. Thần Xô ri da và thần Chanh tét cai quản công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc của mặt trời và mặt trăng. Thần Hoét le ha kac Tê vô bách coi việc mưa gió. Nữ thần Pêni Kêkhala coi giữ biển cả và nữ thần Himpơ thôny coi giữ đất đai và các đường nước chảy. Bên dưới, các thần là thuộc hạ của Ma ha Pờ rum có quyền hành nhỏ hơn và chia theo cấp bậc. Chẳng hạn thần Pờ rặc Inh có các thần giúp việc cho mình là Tê vô da xem xét mọi việc ở khắp nơi. Bên dưới thần Tê vô da còn có bốn thần cai quản bốn phương : thần Thét tay rau cai quản hướng Đông, thần Suýt run bát hu cai quản hướng Tây, thần Huýt run la bát hu cai quản hướng Nam và thần Hút hây ruôn cai quản hướng Bắc.

Truyện Thế giới thần linh của người Ra Đê đã ghi lại tương đối chi tiết sự phân hóa trong thế giới thần : "Thế giới thần linh của người Ra Đê gồm có những vị thần cao cấp, trung cấp và vô số các vị thần cai quản về mọi mặt đời sống con người" [33; tr. 475]. Hình ảnh thế giới thần linh chính là quá trình phân chia đẳng cấp, quyền lực trong đời sống của con người. Trong thế giới thần linh ấy, Trời là vị thần tối cao. Bên cạnh trời là vị thần đầy quyền lực - thần Aê Du, dưới thần Aê Du là các thần Yang Liê, thần Yang B riêng, thần H'Bia Dung Day, nữ thần Yang M'

Nút Hara. Sự phân chia thế giới thần phản ánh quá trình phát triển của xã hội loài người. Nói như Mac: sự phân chia đẳng cấp, quyền lực là một bước phát triển của xã hội loài người. Thế giới thần linh đã phân hóa theo giới tính, đẳng cấp, quyền lực, tốt xấu…, đó chính là sự phát triển đa dạng trong xã hội loài người.

2.5.2 Biểu hiện hình thức hôn nhân

Một điều mà các nhà nhân chủng học đã chứng minh là con người xưa kia theo chế độ quần hôn và hôn nhân cận huyết. Sử thi không chỉ là nghệ thuật mà nó còn là lịch sử, một lịch sử được phủ bởi huyền thoại. Cũng giống như nhiều loại thể khác của văn học dân gian, đối tượng phản ánh của sử thi là kí ức, có thể là những điều tự hào của cộng đồng, có khi là những sự kiện đặc biệt khó lí giải. Vấn đề hôn nhân cận huyết có thể coi là vấn đề khó nói, khó lí giải. Có rất nhiều dân tộc đã phản ánh vấn đề hôn nhân cận huyết qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thần thoại. Có thể coi đó là những motip phổ biến, biểu hiện sự giao thoa văn hóa, sự giống nhau về hoàn cảnh ra đời của thần thoại.

Khảo sát thần thoại của các dân tộc thiểu số Việt Nam, ta có thể thấy cách lí giải về nguồn gốc loài người khá lí thú. Motip về sự tái sinh của con người sau trận lụt, ta dễ gặp ở nhiều dân tộc. Từ trận lụt ấy, hai anh em (hoặc chị em) lấy nhau và sinh ra trứng hoặc bầu bí, từ bọc trứng hoặc bầu bí ấy mà sinh ra các tộc người.

Sự kiện đại hồng thủy dẫn tới việc anh em lấy nhau để duy trì nòi giống đã giúp chúng ta ngày nay nhìn nhận vấn đề hôn nhân theo nhiều khía cạnh nhưng không thể phủ nhận rằng điều đó phản ánh kiểu hôn nhân cận huyết cũng như chế độ quần hôn. Người xưa đã tìm cách lí giải vấn đề hôn nhân cận huyết theo một cách rất riêng. Việc hai anh em hoặc hai chị em lấy nhau thường thông qua lời phán truyền của thần thánh (dân tộc Lô Lô, Mảng…) hoặc hai người làm phép thử (lăn cối đá theo hai hướng mà chúng lại lăn chồng lên nhau; …). Sau khi làm phép thử, người xưa cho rằng đây là ý nguyện của thần thánh, do đó họ lấy nhau. Tuy nhiên, hôn nhân cận huyết cũng đã để lại những di chứng cho các thế hệ hậu sinh, những di chứng ấy lại tiếp tục được phủ lên một tấm áo thần thoại, khiến cho chúng ta ngày nay khó có thể tiếp cận và nhìn nhận một cách chính xác. Phải chăng hình ảnh cục thịt, bầu bí, trứng…chính là những quái thai do hôn nhân cận huyết?

Trong thần thoại Sáng tạo loài người của người Lô Lô, Thượng đế lấy thứ đất tinh túy để nặn ra con người. Hai người đầu tiên muốn lấy nhau nhưng vì là anh em (do Thượng đế tạo ra) nên không thể tự nhiên mà lấy nhau. Hai người đứng trên đỉnh núi lăn hai hòn đá, đá chồng lên nhau. Họ tung hai chiếc giầy, hai chiếc rơi xuống dính vào nhau. Hai người cho đó là ý nguyện của thần thánh, muốn họ lấy nhau để duy trì nòi giống, do đó họ kết đôi mà sinh ra quả bầu, quả bầu sinh ra các tộc người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong sử thi thần thoại Ẳm ệt luông của người Thái, các thần kết đôi với nhau mà sinh sôi nảy nở: Tạo Ính - Nàng On sinh ra trời đất, mây gió; ông Chu Cúm - bà Chu Cúm kết đôi mà tạo ra bầu trời, mặt đất; anh em Ẳm - Ý lấy nhau mà sinh ra các dân tộc…Có thể nhận thấy ở sử thi thần thoại này một tư duy khá logic, đặc biệt là tư duy về hôn nhân, đôi lứa gắn kết mà tạo ra sự sinh sôi, phát triển.

2.5.3 Biểu hiện sự lớn mạnh của cộng đồng

Hình ảnh thần chỉ bảo, phán truyền cộng đồng phải đoàn kết xuất hiện nhiều trong thần thoại các dân tộc thiểu số (Kei Kamao, Đẻ đất đẻ người…). Biểu hiện tinh thần đoàn kết rõ nhất chính là các thần thoại góp phần lí giải nguồn gốc con người. Có thể mỗi dân tộc có cách lí giải khác nhau về nguồn gốc dân tộc mình cũng như nguồn gốc loài người (từ trứng hay quả bầu hay do thượng đế tạo ra) nhưng các dân tộc luôn có mối quan hệ huyết thống với

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 80 - 126)