Tập tục kiêng kị

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 82 - 83)

Cuộc sống với tính đa dạng, phức tạp của nó, cộng đồng cần tới những qui ước, qui định để điều chỉnh cuộc sống. Đó là cơ sở để ra đời những qui tắc, tập tục nhằm duy trì và phát triển cộng đồng. Đó là các qui định về hôn nhân, ứng xử, ma chay, cưới xin…

Tộc người Mạ ở Tây Nguyên có tục kiêng cữ khi trong nhà có người chết. Tập tục đó được hình thành từ lâu đời là do sự chỉ bảo của thần K'

Bung. Vào thời xa xưa, người Mạ còn ngủ chung với người chết, ngủ đến ngày thứ ba thì thấy mùi hôi thối, người Mạ sợ lắm bèn đi hỏi K'

Bung, K' Bung nói với họ : " Người ấy không thích sống với dân làng nữa, nó tìm đến với Yàng rồi, phải cúng lễ đưa hồn nó về với Yàng. K'

Bung còn bày cho người Mạ biết cách kiêng cữ khi trong nhà có người chết. Những tục lệ kiêng cữ của người Mạ ra đời từ đó" [25; tr. 276].

Tập tục trong sinh hoạt của người Ra Glai được thể hiện rõ nét qua thần thoại Kei Kamao. Người Ra Glai coi Kei Kamao như một vị thần, những lời dạy bảo của Kei Kamao đã được tộc người này lưu giữ và trở thành những tập quán quan trọng trong đời sống của họ. Về hôn nhân và ứng xử, Kei Kamao dạy dân bản : "Anh em ruột, một lỗ sinh ra đừng lấy nhau nhé, nếu lấy nhau gọi là loạn luân giữa anh em, cha con. Thần linh sẽ quở phạt, khiến cho hạn hán, nẻ đất, mất làng. Các người hãy lấy chồng lấy vợ ở các làng trên xóm dưới thôi…; con người bệnh tật già cả sẽ chết, khi đó con cháu phải khóc lóc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm lễ cúng giỗ mười ngày, ba mươi ngày và một năm. Các người hãy giữ lấy tục lệ này". Về tập tục đặt tên "con đầu lòng gọi là Kacua, con thứ gọi là Krah, con út gọi là Taluic, còn họ thì gọi theo nơi đất đai, núi rừng mình ở" [25; tr. 385].

Người Tà Ôi truyền lại một tục lệ rất đặc biệt: tục kiêng không ăn thịt chó, không đánh đập chó và khi chó chết thì thương tiếc. Tục lệ này bắt nguồn từ thần thoại Nguồn gốc người Tà Ôi . Chuyện kể lại rằng sau một trận lụt lớn, trên thế gian chỉ còn lại hai anh em và một con chó. Hai anh em không chịu lấy nhau, vì thế loài người không sinh sôi nảy nở được. Một hôm con chó đái vào chỗ nằm của người con gái, người con gái mang thai sinh ra quả bầu mẹ, từ trong quả bầu ấy nhảy ra đôi trai gái, đôi trai gái lấy nhau mà sinh sôi nảy nở ra các dân tộc. Người Tà Ôi cho rằng nhờ có con chó mà người Tà Ôi mới sinh nở đông đúc như bây giờ.

Ở đây ta có thể thấy mối liên hệ gián tiếp giữa con chó với loài người. Hình ảnh con chó đái vào chỗ nằm của người con gái là chi tiết mang tính thần kì, nó như một tín hiệu thần thánh giúp loài người tái sinh sau trận lụt. Ta có thể gặp cấu trúc truyện này ở nhiều dân tộc khác nữa, ở mỗi dân tộc, loài người tái sinh theo cách của riêng mình. Dân tộc Mường là chim Ây cái Ứa đẻ ra trứng rồi sinh ra loài người. Dân tộc Lô Lô là hình ảnh thần cây đa Pọ Đà phán truyền cho hai anh em lấy nhau. Người Phù Lá là ông già thần thánh chỉ bảo hai anh em lấy nhau…Hình ảnh con chó giúp cho người Tà Ôi sinh sôi sau trận lụt đã thể hiện màu sắc đặc thù của dân tộc, nó cũng góp phần lí giải một tập tục hết sức đặc sắc của dân tộc Tà Ôi.

Một phần của tài liệu hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)