Mặc dù hình tượng thần cũng như thể loại thần thoại đẫm lối tư duy siêu hình, thể hiện nhận thức non nớt về thế giới và con người nhưng trong quá trình nhận thức ấy chúng ta đã nhận ra những dấu hiệu mang tính duy vật.
Trước tiên chúng ta hãy nhìn những hiện tượng thiên nhiên được phản ánh trong thần thoại. Người xưa đã nhận thức một cách tương đối chính xác đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên: mặt trời nóng, mặt trăng mát mẻ, gió bão gây bao tai họa cho con người, lũ lụt xảy ra vào tháng 7 tháng 8, hình thù của bầu trời là tròn và sâu như cái bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông…Hình dạng của mặt đất là cao thấp, lồi lõm…Tất cả các hiện tượng đó người xưa đều cho rằng thần sáng tạo nên. Cho dù nhận thức như trên được gửi trong vạt áo của các thần nhưng chúng ta vẫn nhận thấy đó là những nhận thức rất đúng đắn về thế giới tự nhiên. Các hiện tượng thiên nhiên không tự nhiên mà có, đúng như định luật bảo toàn của Anhxtanh "Năng lượng không tự sinh ra, cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác" [26; tr. 58]. Các sự vật ra đời, sinh sôi nảy nở phải có các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng…, do đó hình ảnh các thần bắn hạ mặt trời, kéo mặt đất, chống trời chính là tạo cho vạn vật một điều kiện sinh trưởng hợp lí. Cách nhìn duy vật về thế giới tự nhiên đã giúp con người "nhận xét và giải thích hiện tượng tự nhiên để phục vụ sản xuất, cho hoạt động của mình" [30; tr. 20].
Khi nhà khoa học Đacuyn tìm ra qui luật tiến hóa cũng là lúc bí mật về nguồn gốc loài người được làm sáng tỏ. Thần thoại có thể lí giải nguồn gốc loài người là do thần thánh nhưng trong đó người xưa đã có một nhận thức khá lí thú về: hôn nhân, đoàn kết cộng đồng, phân chia quyền lực…Như trên chúng ta đã đề cập, vấn đề hôn nhân cận huyết, chế độ quần hôn là cách con người duy trì nòi giống nhưng chính cách này đã dẫn đến những cặp gen đột biến, tạo nên những quái thai. Ngay cả ngày nay, một số dân tộc thiểu số ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việt Nam vẫn duy trì kiểu hôn nhân cận huyết và kiểu hôn nhân này khiến dân tộc đó đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như: dân tộc Mông, Si La, Pu Péo…
Con người cũng giống như vạn vật, có sinh có tử. Ban đầu người xưa cho rằng thần thánh định đoạt số phận của con người. Dần về sau, người ta nhận ra qui luật về sự sống và cái chết. Người Srê có câu chuyện Thần Chết
thể hiện một tư duy đầy tính duy vật. Thần Chết ở cạnh nhà một đứa trẻ sơ sinh, thần muốn bắt đứa bé. Thần thử xem đứa bé chết bằng cách nào. Khi lao phóng đi, cắm vào cây, thần dừng lại, "Nó sẽ chết vì cọp bắt trong khi đi kiếm cối giã gạo". Một chàng trai nấp bên ngoài nghe và thấy hành động ấy của thần Chết, đã đến xin cha mẹ đứa bé cho cưới đứa bé làm vợ. Người chồng (chàng trai) đã chiến thắng lời nguyền của thần chết: vợ chàng không chết vì bị cọp bắt khi đi kiếm cối giã gạo.
Câu chuyện trên cho ta thấy con người dần mất niềm tin vào thần thánh, họ tin vào khả năng của chính mình, khả năng làm chủ số mệnh của mình.
Cũng giống như con người, để sinh tồn, thần thánh cũng phải lao động hết sức vất vả, phải có mối quan hệ hữu cơ với môi trường sống, với vạn vật xung quanh. Khoa học đã chứng minh rằng cùng với tư duy, ngôn ngữ, lao động giúp con người tách khỏi thế giới động vật và ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Các thần cũng phải lao động hết sức vất vả, cực nhọc. Có thể khẳng định rằng thần thoại chính là những bài ca ca ngợi tinh thần lao động, sức lực, trí tuệ của con người trong buổi đầu khai thiên lập địa. Đó là bài ca ca ngợi chiến công và niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết
Hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam biểu hiện những lớp ý nghĩa vô cùng đa dạng, phong phú. Hình tượng thần là nhận thức về thế giới vật chất sơ khai của con người, tính chất kì vĩ, mênh mông của vũ trụ. Và hơn thế, thế giới hình tượng thần là nơi chứa đựng những khát vọng lớn lao của con người. Chính những khát vọng ấy cùng với thế giới thần đã cho độc giả ngày nay chiêm ngưỡng vẻ đẹp một đi không trở lại của nghệ thuật, của tư duy và những lớp hình ảnh được dựng xây, tô vẽ.
Thế giới hình tượng thần cùng những lớp ý nghĩa phong phú của nó đã được nhào nặn qua thời gian, nó cũng minh chứng cho quá trình phát triển tất yếu của văn học, xã hội cũng như tư duy con người. Tiếp cận với những hình tượng thần, chúng ta phần nào lí giải một cách khá cặn kẽ và chính xác một số tập tục, nghi lễ đang tồn tại trong lòng xã hôi đương thời. Hệ thống tín ngưỡng, tập tục phong phú của nhiều dân tộc đã chứng minh tính chất đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa, tinh thần của các cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam. Vẻ đẹp của các hình tượng thần cũng đặt ra nhiều vấn đề khiến chúng ta suy ngẫm và giải quyết: việc giữ gìn như thế nào vốn văn hóa của cha ông; làm thế nào để các xu hướng văn học phát triển đúng hướng, góp phần giáo dục nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới...? Đó là những vấn đề hết sức cần thiết mà mỗi chúng ta cần nhìn nhận và chung tay giải quyết.
Hình ảnh thần trong thần thoại xét cho cùng cũng chính là hình ảnh con người nhưng hình ảnh ấy đã được thần thoại hóa để trở nên độc đáo và đặc sắc. Nhà mĩ học người Đức là Hêghen đã nhận xét hết sức thú vị về hình ảnh các vị thần "Mặc dầu hình ảnh của các vị thần vĩnh viễn vẫn là hình ảnh của con người, song các vị thần vẫn không phải là người trần bởi vì họ đã vượt qua những thiếu sót của tồn tại hữu hạn và trực tiếp, đã chiến thắng những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG THẦN
TRONG THẦN THOẠI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
3.1. Những môtíp cơ bản trong cấu trúc hình tƣợng thần
3.1.1. Môtip hình dạng khổng lồ
Môtíp là những yếu tố cấu thành của truyện cổ tích, mang tính chất cố định (bất biến), được lặp lại ở những truyện cổ tích khác nhau. Môtíp có thể là một hình ảnh, một hình tượng, một chi tiết, một hành động... mang những đặc tính trên. Môtíp lúc đầu chỉ được sử dụng trong nghiên cứu truyện cổ tích. Sau này, các nhà khoa học đã vận dụng để nghiên cứu một số thể loại truyện dân gian, trong đó có thần thoại.
Hình ảnh về các vị thần chính là nét hấp dẫn nhất của thần thoại. Chân dung của các vị thần được phác họa qua những nét vẽ tuy sơ sài nhưng vô cùng khỏe khoắn. Vũ trụ vô cùng rộng lớn, "ông chủ" của thế giới ấy cũng phải có một diện mạo to lớn, kì vĩ khác thường. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh các vị thần với diện mạo như thế trong nhiều thần thoại: Pú Lương Quân (Tày), Ải Lậc Cậc (Thái), Bàn Cổ (Dao), Ai Đi ê (Ê đê), Mặt Trời (Mơ Nông)…Thực chất diện mạo của các vị thần chính là những đặc điểm của thế giới tự nhiên rộng lớn cộng với những đặc điểm của con người được trí tưởng tượng nhào nặn tạo thành (những chi tiết vừa quen vừa lạ mà ta chỉ có thể bắt gặp trong thần thoại mà thôi). Nói như nhà nghiên cứu người Nga, V.Ia Prôp: "Diện mạo khổng lồ, có phần quái đản với chúng ta ngày nay chính là một nét thẩm mĩ chuyển tải những suy xét, nhìn nhận của người xưa về vũ trụ và vạn vật nói chung. Diện mạo không được miêu tả mà chủ yếu được hình dung và gán ghép cho hình tượng chứ không hoàn toàn hình tượng đó như vậy" [43].. Diện mạo của thần Pú Cáy được chú ý quan sát lúc thần ngủ, yếu tố nào cũng khoáng đạt, kì vĩ: "Thần nằm gối đầu lên một quả núi ngang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đường chắn cả dòng sông rộng mênh mông, không cho ai qua lại. Lúc ngủ, thần ngáy ầm ầm như sấm, hơi thở ào ào như bão, mồm thần há hốc, có hàng đàn trăn gấu, hổ báo đi ra đi vào nô rỡn nhau. Thần ngủ đến hai ba năm, muốn đánh thức thần phải dùng một cái búa bằng đồng to như quả núi, quai vào mũi ba mươi cái thì Thần mới dậy" [33; tr. 378].
Còn đây là hình ảnh người anh hùng Báo Luông trong thần thoại Pú Lương Quân cũng của người Tày: "thân cao như cây lai, tay to bằng cánh trám, bước đi nửa dặm, đi đâu cũng nhanh nhẹn lạ thường" [33; tr. 502].
Chàng Ải Lậc Cậc của người Thái với dáng vóc lạ thường: "người to bằng ba quả núi, tai bằng chiếc quạt lúa, má phính tựa trái nhà, đùi to bằng năm người ôm không xuể…Ải cao đến trên bảy tám ngàn sải nên lều của Ải cao đến tận trời xanh. Ải gánh tro than, hai bên gánh của Ải đổ xuống thành hai trái núi. Một bên này tạo thành Pú Thán (Mường Phăng, Điện Biên), một bên là Pú Tau (Mường Bắc, Thuận Châu), gánh cỏ ngựa của Ải che lấp mặt trời, làm trời tối sầm lại"[25; tr. 491].
Người Dao có thần Bàn Cổ (còn có tên gọi là Nhiêu Vương) với một diện mạo thật lớn lao: đầu thần là trời, chân thần là đất, mắt bên trái của thần là mặt trời, mắt bên phải của thần là mặt trăng.
Với tộc người Ê Đê ở Tây Nguyên, thần Ai Đi ê cũng có vóc dáng kì vĩ lạ thường: đầu tròn của thần là bầu trời, trán thần nhăn là mây bay lượn, lưng thần trở thành không khí, hai cánh tay thần là hai cây trụ phân chia trời đất thành hai cõi tách riêng.
Người Mơ Nông tưởng tượng ra vị thần Mặt Trời (còn có các tên gọi khác là Yang Nar, Yang TNghe, Yang Măt), một ông thần to lớn, có giọng nói dữ tợn, có thanh gươm chặt ra lửa.
Cho dù có những điểm khác nhau trong cách tưởng tượng nhưng các vị thần đều có một điểm chung, đó là diện mạo hết sức kì vĩ, có phần quái đản so với nhận thức của chúng ta ngày nay. So với những hình tượng của văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viết, hình tượng thần trong thần thoại chỉ là những nét vẽ thô mộc nhưng chính chất thô mộc ấy lại làm nên vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thần bởi nó phản ánh được tư duy chất phác, những hình dung ban đầu của con người về thế giới và nhất là nó thể hiện một thứ nghệ thuật không tự giác của người nguyên thủy, đúng như nhận xét của PGS - TS Nguyễn Thị Huế:
"Nhân vật của thần thoại là kết quả của sự tưởng tượng mộng mơ của con người thời cổ đại. Do vậy nhân vật của thần thoại hầu như đều được mô tả với hình dạng khổng lồ, có sức mạnh to lớn và tính cách đơn giản, một chiều"[26].
3.1.2. Các môtíp thể hiện hành động phi thường
3.1.2.1 Môtíp chống trời
Motip này xuất hiện trong nhiều thần thoại của các dân tộc thiểu số như: Mặt trời và mặt trăng (dân tộc Lô lô); Trời đất, địa ngục (dân tộc Gia Rai); Rơ xí (dân tộc Xê đăng); Đẻ đất đẻ người (dân tộc Mạ), Trời đất và cuộc sống (dân tộc Mạ)…Người xưa cho rằng ban đầu bầu trời và mặt đất dính liền nhau hoặc gần nhau quá, vạn vật không thể phát triển được (nóng quá, lạnh quá…) sau đó một vị thần xuất hiện chống trời cao lên, giúp vạn vật sinh sôi, phát triển. Tùy vào mỗi dân tộc, mỗi vị thần mà hành động chống trời có thể khác nhau chút ít, có thần dùng kèn để chống trời, có thần dùng chân đẩy trời lên, và có thần dùng lưng đỡ bầu trời…
Thần Sáng của người Lô lô được mô tả như sau "Trước họa muôn loài đang bị đe dọa diệt vong, trên trái đất bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ tên là ông Sáng. Bất thình lình thần đứng phắt dậy, đội bầu trời lên cao. Do thần đứng dậy nhanh và đột ngột quá, bảy mặt trời và 7 mặt trăng rơi xuống vực sâu" [34; tr. 421].
Thần K' Yút của dân tộc Mạ có hành động chống trời thật độc đáo "Ông K' Yút thổi kèn rất dài chống trời lên, ông nằm xuống đưa chân đẩy trời cho cao thêm" [34; tr. 268].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dân tộc Mạ cho rằng xưa kia trời đất chưa phân chia, thần linh và con người sống lẫn lộn với nhau. Người khổng lồ Dút "vươn vai chống trời xa dần khỏi mặt đất làm cho trần gian sáng sủa". Cũng có quan điểm giống với người Mạ, đó là người Xê đăng. Họ tưởng tượng xưa kia trời và đất liền nhau, ông Rơ Xí mới đứng lên núi, lấy lưng mà đỡ bầu trời cho đến khi "bầu trời vom cong lại mà không bị chùng nữa". Hành động lấy lưng đỡ bầu trời của ông thần Rơ Xí có nét giống với thần Trụ trời của người Kinh hay thần Nữ Oa của Trung Quốc, điều đó chứng tỏ motip chống trời là motip rất quen thuộc, trở thành một nếp nghĩ chung của con người thủa sơ khai. Motip trên một lần nữa khẳng định sức tưởng tượng phong phú của con người, khát vọng cháy bỏng của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. Ngay từ những ngày đầu tách mình khỏi thiên nhiên, con người đã có ý thức mong muốn làm chủ thế giới, chính mong muốn ấy đã giúp cho con người không ngừng sáng tạo và khẳng định khả năng vô hạn của con người trong cuộc sống, lao động, khám phá và kiếm tìm.
3.1.2.2 Môtip bắn mặt trời, mặt trăng
Môtip này chúng ta có thể bắt gặp trong hầu hết thần thoại của các dân tộc. Đó là chuyện về người khổng lồ mang tên Che Pé A Lòng của người Hà Nhì: Trước tình cảnh thế gian bị thiêu đốt do chính những mặt trăng và mặt trời do mình làm ra, A Lòng bèn "chặt cây to làm cung tên bắn hạ, chỉ còn một mặt trăng và một mặt trời như ngày nay".
Người H'
Mông trong tang ca Kruôc cê, cho rằng vũ trụ ban đầu có tới chín mặt trời và tám mặt trăng, khiến cho đất đai nứt nẻ, cây cối chết khô. Lúc đó có cặp trai gái là Giàng Dự và Giàng Dua đã chống trời, đập vỡ cánh cửa nhà trời, chặt cây cổ thụ vườn trời, làm nỏ bắn mặt trời, mặt trăng, tìm lại sự sống cho muôn loài:
Mặt trời thò ra chín cái bắn tất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Người Chăm có nhiều truyện xây dựng motip bắn mặt trời, mặt trăng, đó là các truyện: Sự tích gà gáy sáng; Nữ thần Pônagar. Truyện Nữ thần
Pônagar kể lại rằng "May có thần Nomaisabaicadong giương cung bắn tan các
mặt trời. Vũ trụ trở nên tối tăm, u ám. Đó là thời mạt thế. Đến ngày thứ hai mồng 6 tháng năm, năm con Chuột, ông thụ sắc của bà Átmưhêcắt, từ trong cõi u tối ra đời. Sau mười năm tu luyện, ông làm cho trời đất sáng sủa" [24; tr. 145].
Có thể thấy rằng motip bắn hạ mặt trời, mặt trăng thường có trong thần thoại của các cư dân sống ở những nơi thường xuyên có nhiệt độ cao, do đó họ mong muốn nhiệt độ hạ thấp để cuộc sống của mình thuận lợi hơn. Và một điều nữa có thể thấy rất rõ, đó là đa phần mặt trăng, mặt trời đều được bắn hạ bởi cung tên, điều đó giúp chúng ta có thể phỏng đoán về thời gian ra đời của