- Nghiên cứu phát triển những kênh bán hàng mới như bán hàng qua hệ thống đại lý, bán hàng trực tuyến trên Internet, telemarketing.
2.3.4.2 Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai sản phẩm
Sản phẩm nào mới ra đời cũng gặp ít nhiều các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, thẻ tín dụng quốc tế của BIDV cũng không phải là ngoại lệ, cụ thể :
* Tâm lý chuộng tiền mặt và ngại vay vẫn còn phổ biến trong người dân Việt Nam nói chung và thành phốĐà Nẵng nói riêng
Một trong những khó khăn lớn trong việc phát triển thị trường thẻ là tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong tiêu dùng từ lâu đã bén rễ trong thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. Trong những công sở Nhà nước, những doanh nghiệp sản xuất, thương mại, hình thức trả lương vẫn là bằng tiền mặt. Chính vì thế người Việt Nam hiện tại rất hiếm khi nghĩ đến một hình thức thanh toán khác.
Thêm nữa, trình độ dân trí và hiểu biết của người dân Việt Nam về các thành tựu khoa học công nghệ không được cao. Trong tâm lý người dân, đến ngân hàng chỉ có các doanh nghiệp và giao dịch phải hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ không thể chỉ là vài triệu nên đa phần xa lạ với các dịch vụ ngân hàng.
Sự nhận thức và hiểu biết của đông đảo người dân Đà Nẵng về thẻ và các tiện ích của thẻ chưa cao. Người dân còn xa lạ với việc giao dịch với ngân hàng và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Thêm nữa, thu nhập bình quân đầu người của người dân Đà Nẵng còn khá thấp so với các thành phố lớn trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Đa phần người dân quan niệm thẻ là sản phẩm công nghệ cao, dành cho khách hàng có thu nhập cao. Điều này gây ra không ít khó khăn cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và BIDV chi nhánh Đà Nẵng nói riêng khi phát triển dịch vụ thẻ.
* Khó khăn trong việc phát triển mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ
Số lượng các cơ sở chấp nhận thẻ tuy có nhưng về mặt bản chất, các sơ sở chấp nhận thẻ vẫn đa phần là các cơ sở tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên như: hàng không, khách sạn, siêu thị, nhà hàng lớn... Với cơ cấu như vậy, BIDV không thể đưa thẻ vào sử dụng đại chúng ở Việt Nam.
Ngoài ra, cách tính chiết khấu từ 2 – 3 % đối với các cơ sở chấp nhận thẻ là giảm hứng thú của họ đối với việc chấp nhận thẻ do thấy trước mắt lợi nhuận bị giảm. Thêm nữa, BIDV Đà Nẵng gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong việc mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thanh toán.
* Vốn đầu tư vào công nghệ quá cao đối với một chi nhánh như BIDV Đà Nẵng
Từ công đoạn sản xuất thẻ cho đến các nghiệp vụ thanh toán thẻ đều đòi hỏi ngân hàng phải có các trang thiết bị hiện đại. Đối với một chi nhánh như BIDV Đà Nẵng, việc sản xuất thẻ trắng để làm thẻ là điều không thể, chính vì thế việc nhập thẻ trắng làm tăng chi phí sử dụng thẻ lên bình quân 3 - 4 USD / thẻ.
Ngoài ra, các loại máy đọc thẻ, máy ATM phần lớn đều phải nhập cho đến tận phụ tùng thay thế. Điều này đòi hỏi một khối lượng vốn tương đối lớn nằm ngoài khả năng của BIDV Đà Nẵng. Chính vì vậy, việc có những hỗ trợ từ BIDV Việt
Nam là các chính sách trong nhập khẩu thiết bị thẻ của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng cho dịch vụ thẻ tại BIDV Đà Nẵng.
* Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện
Phát triển dịch vụ thẻ, BIDV phải chấp nhận những khó khăn và rủi ro do hành lang pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ chưa hoàn thiện. Mặc dầu thẻ đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ những năm 1990 nhưng tới mãi đến tận 19/10/1999 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ tín dụng và chỉ là tạm thời. Hiện nay, tại nước ta chỉ có Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng là hai văn bản pháp lý cao nhất quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và vẫn còn đang trong giai đoạn bổ sung và hoàn thiện.
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG TẠI BIDV - ĐÀ NẴNG